Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Các chuyên gia trên Thế giới đang chạy đua với thời gian để chế tạo vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (2019-nCoV). Trong thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng 2019-nCoV thì các biện pháp phòng chống virus nCoV hiện đang được áp dụng triệt để.
Chỉ mới hơn 1 tháng, số ca nhiễm virus Corona (2019-nCoV) đã tăng vọt với tốc độ chóng mặt với hơn 24.000 ca mắc, trong đó đã có 493 người tử vong – tính đến ngày 5/2/2020. Số quốc gia xác nhận có ca nhiễm bệnh đã cán mốc 28. Cho đến ngày 5/2/2020, Việt Nam đã ghi nhận 10 trường hợp mắc nCoV. Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi); 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó
Ngày 31/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch virus Corona (2019-nCoV) là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU, nhưng dịch bệnh với tình hình diễn biến phức tạp, con số thương vong gây ra do virus Corona vẫn liên tục tăng cao qua từng giờ, tạo áp lực lên việc kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia có người dương tính với virus.
Virus Corona bắt nguồn từ động vật nhưng lại có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người trong vòng 15 phút nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh, hoặc sinh hoạt trong một không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ. Chỉ cần một cú hắt hơi, ho, bắt tay, hoặc chạm vật mà người bệnh từng chạm vào đưa lên miệng, mũi, mắt đều có thể bị phơi nhiễm bệnh nhanh chóng. Hiện nay, cộng đồng đang rất kỳ vọng vào việc chế tạo thành công vắc xin, chủ động ngăn ngừa và chặn đứng virus Corona (2019-nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Cho đến nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, các nhà khoa học vẫn đang chạy đua với thời gian để nghiên cứu và chế tạo ra vắc xin phòng bệnh. Theo một nguồn tin, các nhà khoa học ở Úc vào hôm 29/1/2020 cho biết họ đã phát triển thành công mẫu virus Corona trong phòng thí nghiệm. Đây có thể được coi là bước đột phá có thể giúp các nhà nghiên cứu làm việc để ngăn chặn sự lan rộng và bùng phát của virus Corona. Tuy nhiên, các chuyên gia về vắc xin cho biết sẽ phải mất hơn một năm để nghiên cứu ra một loại vắc xin chống lại virus corona (2019-nCoV), ngăn ngừa dịch bệnh này.
ThS.BS Bùi Ngọc An Pha chia sẻ trong chương trình giao lưu trực tuyến “Thông tin về virus Corona, các bệnh hô hấp – cách phòng ngừa và điều trị” do VNVC phối hợp cùng đài truyền hình Việt Nam tổ chức vào 20h ngày 31/1/2020 vừa qua: “Các nhà khoa học đang đang làm việc hết công suất để nghiên cứu tìm hiểu kỹ các con virus, cấu trúc của virus để sản xuất vắc xin. VNVC sẵn sàng tiếp cận với công ty nào có điều kiện sản xuất vắc xin phòng được bệnh do virus corona để mang vắc xin phòng bệnh về cho người dân một cách sớm nhất có thể. Tuy nhiên, việc sản xuất vắc xin tính theo đơn vị sản xuất bằng tháng nên không thể một sớm một chiều mà có. Vì vậy điều quan trọng nhất người dân có thể làm để bảo vệ chính mình và gia đình, người thân cũng như cộng đồng trong lúc này là chủ động phòng bệnh”.
ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn chia sẻ về việc phòng dịch bệnh do virus Corona
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: trong điều kiện nhiệt độ cao (trên 25 độ C), thông thoáng, có ánh nắng thì khả năng lây nhiễm sẽ giảm đi do virus Corona (2019-nCoV) sẽ suy yếu, ngược lại nếu nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, trời lạnh là lúc virus này dễ dàng phát triển và lây lan nhanh. Để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng khẩu trang 3 lớp, rửa tay thường xuyên.
“Mọi người cần phải bình tĩnh. Nếu như virus lây với tốc độ như hiện nay thì khả năng sẽ không quá ác tính (độc lực mạnh). Đối với những người có cơ địa đặc biệt, bệnh lý nền, nguy cơ nguy hiểm sẽ cao hơn. Xét về đặc tính của corona không lây mạnh như cúm”, bác sĩ Khanh chia sẻ thêm.
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (2019-nCoV) gây ra. Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo các phương pháp phòng chống dịch bệnh trong môi trường cộng đồng:
– Vệ sinh cá nhân:
– Đeo khẩu trang đúng cách và đến ngay các cơ sở Y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp.
– Vệ sinh môi trường:
Để có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mỗi người cần phải chủ động tìm hiểu và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình cũng như cho cộng đồng.
Xem thêm: Cách phòng chống virus Corona mới nhất của Bộ Y tế
6 bước rửa tay đúng cách theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo
Trong khi tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (2019-nCoV) đang trở thành tâm điểm nóng hiện nay thì các bệnh về đường hô hấp cũng đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Sau Tết Nguyên đán là thời điểm thuận lợi cho các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản… tiến triển tấn công trẻ em và cả người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có sức đề kháng yếu.
Các chuyên gia giải thích: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vắc xin là rất cần thiết, vì nó mang lại nhiều lợi ích: Thứ nhất, tiêm vắc xin giúp chúng ta không bị nhiễm các bệnh khác (ngoài nCoV) để không nhầm lẫn giữa các triệu chứng và không gây lo lắng cho cộng đồng. Ví dụ, một số bệnh có triệu chứng rất giống với nhiễm nCoV như cúm, các bệnh đường hô hấp… Nếu thời điểm này bị ho hay sốt, chúng ta sẽ rất bối rối không biết triệu chứng này là do nCoV hay do bệnh khác.
Thứ hai, tiêm vắc xin sẽ phòng đúng bệnh, tránh trường hợp không may bị nhiễm cả 2 bệnh cùng lúc sẽ rất nguy hiểm và khó điều trị.
“Ví dụ, mặc dù thực tế cúm và viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, vắc xin cúm không thể phòng được bệnh do Corona virus gây ra, tuy nhiên, khi tiêm vắc xin cúm sẽ có nhiều điểm lợi. Thứ nhất, nếu không tiêm ngừa cúm mà vô tình bị cúm thì người bệnh sẽ sốt, mà sốt (do cúm chứ không phải virus Corona) trong thời điểm này là rất nguy hiểm. Thứ hai, nếu chúng ta không may bị hai bệnh cùng một lúc thì biến chứng càng nguy hiểm hơn. Do đó, việc tiêm nhắc vắc xin cúm mùa định kỳ mỗi năm chính là một trong những cách tối ưu phòng bệnh với hiệu quả chủng ngừa sau khi tiêm vắc xin lên đến 97%”, Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC phân tích.
Ngoài vắc xin phòng bệnh cúm, người lớn và trẻ em cũng nên tiêm vắc xin Synflorix và Prevenar 13 phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết và các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, phế cầu là một tác nhân vi khuẩn khá nguy hiểm hiện nay, khu trú vùng tai-mũi-họng ở người khỏe mạnh, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai và rất nặng là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng. Biện pháp thụ động như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, tăng sức đề kháng cơ thể chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vẫn là chủ động tiêm vắc xin, tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn giúp bảo vệ từ sớm.
Hiện tại, Việt Nam đã có tới hơn 40 loại vắc xin để phòng tránh gần 30 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chết người có thể dự phòng bằng vắc xin; trong đó có rất nhiều vắc xin có thể phòng được các bệnh hô hấp cho trẻ em và người lớn. Quan trọng nhất là các vắc xin phòng bệnh cúm như: vắc xin Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm mùa chủng mới nhất; và các vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh do phế cầu khuẩn…
Bên cạnh đó, còn có những vắc xin khác phòng các bệnh hô hấp như: vắc xin 3 trong 1 Adacel phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván; vắc xin 4 trong 1 Tetraxim phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp)…
Hiện tại VNVC là đơn vị tiêm chủng có đầy đủ các loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Những vắc xin dành cho trẻ em ngoài những mũi tiêm thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia thì có hơn 20 bệnh khác VNVC cũng có đầy đủ vắc xin phòng bệnh. Ví dụ như vắc xin phòng quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, các loại vắc xin phế cầu, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung…
Với người lớn, chúng ta cũng có rất nhiều vắc xin được sử dụng, như cúm, phế cầu, sởi-quai bị-rubella… Muốn biết chi tiết hơn, Anh Chị có thể tìm đến trang web của VNVC là www.vnvc.vn, vào trang fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, hoặc gọi hotline 028.7300.6595 để được tư vấn chi tiết.
Xem clip Các loại vắc xin cần thiết phòng bệnh mùa Đông Xuân:
Tại Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, công tác sát khuẩn, khử trùng toàn bộ trung tâm tăng cường tần suất lên nhiều lần trong ngày, đồng thời VNVC trang bị dung dịch sát khuẩn ở nơi thuận tiện cho khách hàng và nhân viên cũng như thực hiện nghiêm túc. Việc đeo khẩu trang y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế cho tất cả các bộ phận có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khách hàng an tâm đi tiêm chủng.
Nhằm mang đến cho người dân cơ hội tiêm phòng thuận tiện và đúng lịch, Trung tâm VNVC làm việc cả cuối tuần, xuyên trưa không nghỉ, cùng với nhiều ưu đãi cho người dân như giảm 5% cho tất cả gói vắc xin, chương trình mua gói vắc xin trả góp không lãi suất trong vòng 6 tháng, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu khách hàng, tổ chức tiêm chủng lưu động cho các cơ quan, doanh nghiệp…
Nhằm kịp thời mang đến cho cộng đồng những thông tin chính xác, khoa học về virus Corona (2019-nCoV) gây bệnh viêm phổi cấp, đồng thời chia sẻ kiến thức phòng và điều trị các bệnh hô hấp thường gặp sau Tết Nguyên đán Canh Tý, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VTV tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “THÔNG TIN VỀ VIRUS CORONA, CÁC BỆNH HÔ HẤP – CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ”. Bạn đọc có thể XEM LẠI CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY và TIẾP TỤC gửi câu hỏi bằng cách inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, comment trực tiếp trong livestream để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.
Vắc xin phế cầu Prevenar 13 tạo miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid-19, chống viêm phổi xâm lấn, bảo vệ lá phổi tối ưu cho...
Xem ThêmTiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi cần chú ý các vấn đề chăm sóc trước, trong và sau tiêm, đảm bảo an toàn tiêm chủng, buổi...
Xem ThêmDi chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Nhiều bệnh nhân thậm chí phải tái nhập viện để...
Xem ThêmVirus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không ngừng biến đổi tạo ra những biến thể mới nhằm phá hủy hàng rào phòng vệ là hệ miễn dịch của...
Xem ThêmEvusheld là thuốc kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 đầu tiên của AstraZeneca đã được FDA cấp phép phê duyệt khẩn cấp. Evusheld có thể tạo...
Xem ThêmKháng thể đơn dòng được xem là loại “vắc xin tức thì” đưa kháng thể được tạo sẵn vào cơ thể và sản sinh kháng thể chỉ...
Xem Thêm