Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ngày 19 và 20 tháng 10 vừa qua tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Khoa học toàn quốc và Triển lãm Y học dự phòng với chủ đề “Y Học Dự Phòng Việt Nam đồng hành vì sức khỏe cộng đồng” – nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Hội y học dự phòng Việt Nam. Hội nghị có sự tham gia của hơn 400 đại biểu là các bác sĩ, nhà nghiên cứu khoa học và các chuyên viên y tế đến từ Bộ Y tế, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Y học dự phòng Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng như các doanh nghiệp liên quan đến mảng y tế dự phòng trong cả nước.
Đại diện của Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) đã có bài báo cáo tại Hội nghị về bệnh cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa. Bài báo cáo đã nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn, thể hiện sự quan tâm và chung tay của VNVC trong việc thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng là “làm giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng sống”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5 – 10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó có khoảng 3 – 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 – 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 triệu – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm.
Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bên cạnh khả năng gây ra dịch bệnh và hậu quả sức khỏe nặng nề trên diện rộng, bệnh cúm còn dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng khác như nghỉ học, nghỉ làm hàng loạt, giảm năng suất lao động và gây tổn thất lớn về mặt kinh tế, xã hội cũng như làm gia tăng quá tải các cơ sở chăm sóc y tế. Những con số ước tính về thời gian và tiền bạc tiêu hao cho những đợt dịch cúm hằng năm lên đến 1,5 triệu ngày làm việc và tiêu tốn khoảng 85 triệu USD cho chăm sóc y tế.
Trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, tiểu đường là những đối tượng nguy cơ cao khi phơi nhiễm với cúm. Trẻ em được xem là nhóm truyền bệnh cúm quan trọng cho cộng đồng: Các nghiên cứu cho thấy trẻ ở lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, và học sinh cấp 1 bị nhiễm cúm là 15 – 42% và làm tăng thêm 30% tỉ lệ sử dụng kháng sinh do những biến chứng ở trẻ nhỏ trong suốt mùa cúm.
Khác với cảm thông thường, virus cúm mùa có tính chất dễ biến đổi chủng nên mỗi năm thường xuất hiện các chủng cúm vi rút mới, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của hệ thống miễn dịch của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nặng và tử vong. Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm hay các hậu quả nghiêm trọng của bệnh cúm là tiêm vắc xin cúm. Vắc xin cúm đã được sử dụng từ hơn 60 năm và đã có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy an toàn và hiệu quả trong dự phòng bệnh cúm. Theo WHO, việc tiêm phòng vắc xin đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%.
Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virút cúm cần được khuyến cáo tiêm ngừa bao gồm: Phụ nữ mang thai, trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), người mắc bệnh mạn tính; nhân viên y tế, và người đi du lịch giữa các nước và các vùng trong một nước.
Những trẻ nhỏ dưới 9 tuổi trước đây chưa tiêm nên được tiêm hai liều, tiêm cách nhau ít nhất một tháng. Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn khỏe mạnh chỉ cần tiêm một liều Vắc xin phòng cúm mùa an toàn và có hiệu lực bảo vệ rất cao đến 80-90%, tuy nhiên hiệu lực bảo vệ ngắn chỉ khoảng một năm do virút cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên. Vì lý do chủng cúm biến đổi liên tục nên vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc lại hàng năm nhằm bảo đảm sự tương đồng giữa chủng virút cúm có trong vắc xin và chủng virút cúm hiện đang lưu hành.
Đặc biệt Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng quan trọng nhất cần tiêm ngừa cúm. Thai phụ dễ bị mắc bệnh cúm trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Việc suy giảm hệ miễn dịch qua trung gian tế bào kèm với sự thay đổi sinh lý khi mang thai làm tăng nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh cúm. Thai phụ nhiễm cúm có thể gặp biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí gây tử vong. Nhiều vấn đề nguy hiểm cho thai nhi của thi phụ nhiễm cúm cũng được cảnh báo như sẩy thai, suy thai, sinh non và nhẹ cân khi sinh, các dị tật thần kinh và tâm thần.
Đại diện Trung tâm tiêm chủng VNVC: Phụ nữ có thai là những người “dễ bị tổn thương” trước sự tấn công của các loại bệnh tật nguy hiểm trong đó có bệnh cúm mùa nên cần được ưu tiên dự phòng chủ động với vắc xin. Việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa giúp bảo vệ sức khoẻ, giảm sự lo lắng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Xét về phương diện miễn dịch, kháng thể hình thành bởi vắc xin cúm mùa trong giai đoạn thai kỳ có khả năng bảo vệ cho cả mẹ và con. Thời gian tồn tại của kháng thể “mẹ truyền cho con” có thể kéo dài tới 9-12 tháng. Vì vậy vắc xin cúm mùa không những giảm nguy cơ bệnh lý ở thai nhi mà còn bảo vệ cho trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ dưới 6 tháng chưa được tiêm vắc xin cúm mùa. Phụ nữ chưa tiêm vắc xin cúm mùa trong thời gian mang thai cũng nên tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Vì người mẹ là người trực tiếp chăm sóc con trẻ nên việc mẹ nhiễm vi rút cúm mùa có thể là nguồn lây nhiễm cho con.
Về tính an toàn của vắc xin cúm mùa, các chuyên gia y tế và các nhà sản xuất vắc xin đều đồng thuận rằng vắc xin ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Vắc xin cúm dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú là dạng vắc xin đơn liều chứa vi rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh. Chưa có nghiên cứu nào cho đến nay ghi nhận vắc xin ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.
Cứ nghĩ mình “miễn nhiễm” với thủy đậu, chị Hoa (Bình Dương) bất ngờ bị lây từ đứa cháu đang là sinh viên ở chung nhà. Khi...
Xem ThêmĐược chứng minh có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm do phế cầu như viêm phổi, viêm màng não, viêm...
Xem ThêmNgày 6/12/2017, Công ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam khai trương trung tâm tiêm chủng tại địa chỉ 198 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. Đây là...
Xem ThêmCHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CHO KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ MUA INFANRIX HEXA 6in1, GIỮ VẮC XIN MIỄN PHÍ LÊN ĐẾN 2 NĂM Infanrix Hexa 6in1...
Xem ThêmNếu như ở thời điểm 2 năm trước, các bậc cha mẹ phải vô cùng vất vả trong việc tìm vắc xin Pentaxim cho con thì năm...
Xem ThêmTheo một cuộc khảo sát tại Úc, các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn gây...
Xem Thêm