Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết hiện tại trung tâm đã nhập về loại vắc xin cúm mùa mới đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân sau một thời gian chờ đợi nhà sản xuất cập nhật chủng virus mới. Bác sĩ Chính cho biết thêm: để phòng bệnh cúm mùa, tiêm ngừa là biện pháp hiệu quả và an toàn.
Anh B.V.Ch. (47 tuổi, Thái Thụy, Thái Bình) bị sốt, ho, sổ mũi, tưởng là cảm cúm thông thường nên đã mua thuốc tự điều trị tại nhà. Khi thấy sức khỏe không tiến triển, thậm chí ngày càng bất ổn, anh Ch. đi khám tại Trung tâm y tế huyện, được chẩn đoán rối loạn nhịp tim, sốc tim nên được chuyển khẩn cấp lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, anh Ch. nhập viện trong tình trạng vô cùng nguy kịch: đau tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập chỉ còn 30-40 nhịp/phút, huyết áp 70/50mmHg. Bác sĩ kiểm tra cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp, biến chứng nặng gây sốc tim, block nhĩ thất cấp III, rối loạn nhịp tim, tiên lượng bệnh rất nặng, cấp tính, đe dọa tử vong cao.
May mắn, anh nhập viện kịp thời nên được chỉ định xử trí thuốc vận mạch, đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu, cho thở máy không xâm nhập và sử dụng kháng sinh phối hợp, sức khỏe được cải thiện, thoát khỏi cửa tử.
Bệnh nhân B.V.Ch nguy cấp vì bệnh cúm gây biến chứng nặng
(Thông tin bệnh nhân và ảnh: VTC)
Bệnh cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên những người nhiễm vi rút cúm có thể diễn tiến nặng hơn, thậm chí tử vong vì những biến chứng của bệnh cúm
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
Các biến chứng của cúm có thể do bản thân vi-rút cúm gây ra hoặc do bội nhiễm khi sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm khuẩn, gọi là nhiễm khuẩn thứ phát (bội nhiễm). Cúm gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm lên bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là lao, phổi, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tim mạch và tiểu đường. Bệnh cúm làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai. Bệnh cúm cũng gây nguy hiểm với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi – là những nhóm đối tượng hệ miễn dịch yếu nên rất nhạy cảm với vi rút cúm
Người ta không chết vì bệnh Cúm nhưng sẽ chết vì những biến chứng của nó, đặc biệt nguy hiểm vì căn bệnh này hay gặp ở người trẻ tuổi nên rất dễ bị chủ quan, coi nhẹ. Bằng chứng là bệnh cúm đã gây tử vong cho khoảng 500,000 người mỗi năm trên thế giới, tương đương với 1 ca tử vong mỗi phút vì bệnh cúm (theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
Với người khỏe mạnh:
Tiêm vắc xin cúm mùa mới là cách bảo vệ hiệu quả nhất.
Vi rút cúm có khả năng biến đổi kháng nguyên lớn. Sự thay đổi kháng nguyên bề mặt của vi rút cúm tạo ra rất nhiều loại vi rút cúm khác nhau. Nên vắc xin ngừa cúm phải thay đổi hàng năm để phù hợp với loại cúm đang lưu hành, do đó người dân cần tiêm ngừa hàng năm để phòng bệnh cúm.
Một nguyên nhân khác khiến chúng ta cần tiêm phòng cúm mỗi năm, đó là tính sinh miễn dịch của vắc xin: kháng thể tạo bởi vắc xin cúm sau tiêm ngừa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, từ 6 tháng đến 1 năm. Do đó, vắc xin cần được tiêm nhắc hàng năm để đảm bảo nồng độ kháng thể trong cơ thể đạt mức có khả năng bảo vệ trước bệnh cúm.
Thời tiết sắp chuyển vào mùa nắng nóng ở phía Bắc kèm mưa lớn ở phương Nam, là điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển. Chưa kể thời gian hè học sinh nghỉ, khách du lịch nhiều nên tiêm phòng là điều cần thiết để tránh bệnh cúm.
Ngoài tiêm vắc xin cúm mùa mới, để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Tiêm vắc xin cúm mùa mới cho trẻ em tại VNVC
Với người nghi ngờ/bị bệnh cúm:
Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo cho cơ quan y tế dự phòng và xử lý theo mức độ bệnh:
Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ, đặc biệt ở những người có mắc bệnh mãn tính: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Hiện tại Vắc xin cúm mùa mới (Vaxigrip 0,25ml) đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và người lớn VNVC, hãy cố gắng để cả gia đình cùng được chủng ngừa để phòng tránh lây nhiễm cúm sang nhau.
Phụ nữ mang thai, trẻ em và người già là đối tượng dễ bị nhiễm cúm nhất do sức đề kháng kém nên được tiêm phòng sớm và đủ liều. Đặc biệt, tiêm vắc xin cúm mùa mới cho phụ nữ mang thai có thể giúp bảo vệ em bé trong vài tháng sau sinh vì bé có thể nhận được một số kháng thể từ mẹ trong suốt thời gian mẹ mang thai, và nếu cơ thể mẹ miễn nhiễm, trẻ sơ sinh cũng ít bị phơi nhiễm với cúm. Đặc biệt quan trọng là trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc bệnh cúm nhưng không thể chủng ngừa cho đến khi trẻ đạt ít nhất 6 tháng tuổi.
Tư vấn và đặt lịch tiêm: 028.7102.6595
VNVC HCM: 198 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận,
TP.HCMVNVC Hà Nội: 180 Trường Chinh,Q. Đống Đa, Hà Nội
MINH KHÔI
Ngày 28/7/2018, Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cùng lúc khai trương thêm 2 Trung tâm tiêm chủng vắc xin với quy mô lớn tại...
Xem ThêmVNVC là đơn vị đầu tiên chính thức sử dụng vắc xin Hexaxim, thêm sự lựa chọn cho hàng triệu gia đình Việt Nam, không còn lo...
Xem ThêmĐược sản xuất bởi Sanofi Pasteur, Pháp - nhà sản xuất có kinh nghiệm lâu năm về vắc xin phối hợp, vắc xin Hexaxim được đánh giá...
Xem ThêmThông tin gây sốc này vừa được các chuyên gia trình bày tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và...
Xem ThêmMột nghịch lý đáng buồn là dù trong vòng 20 năm, nguy cơ tử vong của người bệnh uốn ván trên thế giới giảm từ 50% xuống...
Xem ThêmMiền Nam bắt đầu vào mùa cao điểm cũng là mùa… bệnh dại, hàng trăm bệnh nhân bị động vật cắn lo lắng lục tung cả thành...
Xem Thêm