virus corona 2019 virus corona 2019
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về Công ty Vacxin Việt Nam
      • Tầm nhìn
      • Sứ mệnh
      • Cam kết
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Tuyển dụng
  • TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM
    • Lịch tiêm chủng cho trẻ em
    • Những điều cần biết trước khi tiêm
    • Những điều cần biết sau khi tiêm
    • Các loại vắc xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho trẻ tiền học đường
    • Quy trình tiêm chủng tại VNVC
    • Bảng giá vắc xin
  • TIÊM CHỦNG CHO NGƯỜI LỚN
    • Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin
    • Lịch tiêm chủng cho tuổi vị thành niên và người lớn
    • Những điều cần biết trước khi tiêm
    • Những điều cần biết sau khi tiêm
    • Các loại vắc xin cho người lớn
    • Gói vắc xin cho trẻ vị thành niên và thanh niên
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai
    • Quy trình tiêm chủng
  • GÓI TIÊM
    • Tiêm chủng trọn gói
      • Gói vắc xin cho trẻ em
      • Gói vắc xin cho trẻ tiền học đường
      • Gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên
      • Gói vắc xin cho người trưởng thành
      • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai
    • Tiêm chủng theo yêu cầu
    • TRẢ GÓP 0% KHI MUA GÓI VẮC XIN
  • CẨM NANG
    • Lịch tiêm chủng
    • Thông tin sản phẩm vắc xin
    • Những điều cần biết trước khi tiêm chủng
    • Quy trình tiêm chủng tại VNVC
    • Những điều cần biết sau khi tiêm chủng
    • Tiêm chủng trước khi đi nước ngoài
    • Download cẩm nang
    • Câu hỏi thường gặp
    • Trực Tuyến
  • TRA CỨU LỊCH SỬ TIÊM CHỦNG
  • BẢNG GIÁ
  • BỆNH HỌC
  • TIN TỨC
  • ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG
  • TÌM TRUNG TÂM
  • ĐẶT MUA VẮC XIN
  • .
  • Câu hỏi tư vấn
  • Trực Tuyến
  • NUTRIHOME.VN
  • Tiếng Việt
  • English
Logo
Hotline: 028 7300 6595

Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *

  • Tìm trung tâm
  • Đăng ký tiêm
  • ĐẶT MUA VẮC XIN
  • Trực Tuyến
  • .
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về Công ty Vacxin Việt Nam
      • Tầm nhìn
      • Sứ mệnh
      • Cam kết
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Tuyển dụng
  • TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM
    • Lịch tiêm chủng cho trẻ em
    • Những điều cần biết trước khi tiêm
    • Những điều cần biết sau khi tiêm
    • Các loại vắc xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho trẻ em
    • Gói vắc xin cho trẻ tiền học đường
    • Quy trình tiêm chủng tại VNVC
    • Bảng giá vắc xin
  • TIÊM CHỦNG CHO NGƯỜI LỚN
    • Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin
    • Lịch tiêm chủng cho tuổi vị thành niên và người lớn
    • Những điều cần biết trước khi tiêm
    • Những điều cần biết sau khi tiêm
    • Các loại vắc xin cho người lớn
    • Gói vắc xin cho trẻ vị thành niên và thanh niên
    • Gói vắc xin cho người trưởng thành
    • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai
    • Quy trình tiêm chủng
  • GÓI TIÊM
    • Tiêm chủng trọn gói
      • Gói vắc xin cho trẻ em
      • Gói vắc xin cho trẻ tiền học đường
      • Gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên
      • Gói vắc xin cho người trưởng thành
      • Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai
    • Tiêm chủng theo yêu cầu
    • TRẢ GÓP 0% KHI MUA GÓI VẮC XIN
  • CẨM NANG
    • Lịch tiêm chủng
    • Thông tin sản phẩm vắc xin
    • Những điều cần biết trước khi tiêm chủng
    • Quy trình tiêm chủng tại VNVC
    • Những điều cần biết sau khi tiêm chủng
    • Tiêm chủng trước khi đi nước ngoài
    • Download cẩm nang
    • Câu hỏi thường gặp
    • Trực Tuyến
  • TRA CỨU LỊCH SỬ TIÊM CHỦNG
  • BẢNG GIÁ
  • BỆNH HỌC
  • TIN TỨC
  • ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG
  • TÌM TRUNG TÂM
  • ĐẶT MUA VẮC XIN
  • .
  • Câu hỏi tư vấn
  • Trực Tuyến
  • NUTRIHOME.VN
  • Tiếng Việt
  • English
Logo

Trang chủ » Thông Tin Bệnh Học » Truyền nhiễm » Dịch cúm A đang diễn biến nguy hiểm, đừng chết vì coi thường bệnh cúm

Dịch cúm A đang diễn biến nguy hiểm, đừng chết vì coi thường bệnh cúm

Đăng bởiDương Thương
13:11 18/02/2020

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) liên tục có diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cho biết, các chủng cúm A nguy hiểm (cúm A/H1N1, A/H5N1, cúm A/H5N6) đã xuất hiện trở lại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặt Việt Nam vào tình huống khẩn cấp phòng ngừa.

Mục lục

  1. Cúm A đang có xu hướng gia tăng
  2. Dịch cúm A là gì?
  3. Dịch cúm A khác gì so với cúm B, cúm C và cúm D?
  4. Vì sao dịch cúm A dễ bùng phát?
  5. Bệnh cúm A nguy hiểm như thế nào?
  6. Vì sao cần đi tiêm phòng bệnh cúm A càng sớm càng tốt?
  7. Tiêm vắc xin gì phòng bệnh cúm?

Cúm A đang có xu hướng gia tăng

Trung Quốc vừa phát hiện sự xuất hiện của cúm A/H5N1 nguy hiểm ở tỉnh Hồ Nam, giáp phía nam tỉnh Hồ Bắc – “tâm chấn” của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) đang gây rúng động toàn thế giới. Báo cáo của bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 2/2/2020, cúm A/H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết và hơn 17.828 gia cầm bị tiêu hủy.

Virus cúm A/H5N1 gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở gia cầm và có khả năng lây nhiễm sang người. Theo WHO, cúm A/H5N1 là một trong những chủng cúm nguy hiểm, lây lan nhanh ở người và có thể giết chết gần 60% người nhiễm bệnh. Thế giới từng chứng kiến hai đợt bùng phát cúm A/H5N1 nghiêm trọng vào năm 2019 – 2010 và 2013 – 2014.

Trong khi Trung Quốc đang gồng mình khống chế đồng thời cùng lúc 2 dịch bệnh nguy hiểm, thì tại Đài Loan, dịch cúm A/H1N1 đang thể hiện mức độ nghiêm trọng. Theo South China Morning Post (tờ báo lớn và uy tín của Hong Kong), sau 3 tháng kể từ khi công bố dịch cúm A/H1N1, Đài Loan đã có gần 900 người mắc cúm A/H1N1, trong đó có ít nhất 61 người tử vong.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Đài Loan cho biết, cúm A/H1N1 đang đặt ra mối đe dọa lớn cho người dân tại đây. Chính phủ Đài Loan đang nỗ lực kêu gọi người dân tiêm vắc xin cúm mùa để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn. “Không một ai trong số những người chết do biến chứng của cúm A/H1N1 đã tiêm vắc xin phòng ngừa cúm mùa” – CDC Đài Loan khẳng định.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo, tỉnh Tứ Xuyên đã bộc phát ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao – cúm A/H5N6. Tại Việt Nam, tính đến ngày 10/2/2020, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh thành gồm TP Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.

Trong thời điểm dịch cúm A có những diễn biến phức tạp và đe dọa nghiêm trọng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ lập tức ban hành công văn kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch cúm A trên gia cầm và ở người, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan.

Dịch cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, cúm A/H5N1 và A/H7N9 là một loại huyết thanh của virus cúm A nhưng chủ yếu thường lưu hành ở các loài gia cầm và, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Cúm A thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt, các loại cúm A có chủng độc lực cao có thể khiến người bệnh tử vong nhanh, tiềm ẩn cao nguy cơ gây đại dịch do đó cần được theo dõi chặt chẽ.

Dịch cúm A khác gì so với cúm B, cúm C và cúm D?

Khác với bệnh cúm do virus loại A gây ra, cúm B do virus lành tính gây ra cảm cúm thông thường ở người, lây qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng, ít khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày và diễn biến bệnh từ 3-5 ngày. Đối tượng nhiễm bệnh là tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác. Đa phần người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Virus loại B không gây ra đại dịch.

Cúm C gây ra bởi virus loại C, thường rất ít gặp và gây bệnh nhẹ hơn các trường hợp do virus nhóm A, B . Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không điển hình và chúng cũng không gây dịch.

Các trường hợp nhiễm virus loại D rất hiếm so với loại A, B và C. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và có vẻ không lây nhiễm cho người.

Trong 4 loại virus cúm, cúm A là loại phổ biến nhất, nguy hiểm nhất và rất dễ lây lan.

Vì sao dịch cúm A dễ bùng phát?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng I, TP.HCM, thời tiết thay đổi thất thường cộng với nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng trong dịp Tết Nguyên đán khiến virus cúm A có nguy cơ bùng phát thành đại dịch, đặc biệt là khi chủng độc lực cao làm tăng khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người. Ngoài ra, các ổ dịch cúm A xảy ra tại Trung Quốc cũng đe dọa nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam thông qua các cửa khẩu. Do đó, việc phòng chống cúm A hiện nay đang là vấn đề rất cấp thiết.

Virus cúm A, nhất là cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống đến 48h trên bề mặt các vật dụng thông thường như tay nắm cửa, bề mặt tủ, bàn ghế… tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, virus cúm A có thể sống đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.

Bệnh cúm A nguy hiểm như thế nào?

Bệnh cúm A có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và khác nhau tùy theo từng người.

Các triệu chứng phổ biến của cúm A bao gồm: mệt mỏi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, sốt, nôn hoặc tiêu chảy, thường gặp ở trẻ em.

Một số người gặp các triệu chứng nghiêm trọng, có thể bao gồm: tức ngực, khó thở, đau nhiều, yếu nhiều, sốt cao, co giật, chóng mặt…

Đa phần người mắc sẽ tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện các triệu chứng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu nếu mắc bệnh cúm sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác, hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng nặng nhất của cúm A chính là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu…  dẫn đến viêm phổi cấp tính, thiếu oxi và tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Video đề xuất:

Vì sao cần đi tiêm phòng bệnh cúm A càng sớm càng tốt?

Bệnh cúm A do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, do đó tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Vắc xin cúm giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ lên đến 97% trước sự tấn công của virus cúm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người đã tiêm cúm nếu không may mắc phải chủng cúm khác, thì nguy cơ các biến chứng nặng do cúm cũng nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2017, vắc xin có thể làm giảm nguy cơ tử vong tại bệnh viện do cúm, ngăn ngừa nguy cơ phải vào khoa hồi sức tích cực và giảm thời gian nằm viện.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Các chuyên gia khuyến cáo: phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt, người lớn và trẻ em nên tiêm nhắc cúm hàng năm để phòng bệnh dịch.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều biến đổi, suy giảm hệ miễn dịch. Nếu nhiễm cúm B, người mẹ có khả năng sinh non hoặc sảy thai, do đó phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm vắc xin ngừa cúm để bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh, giúp giảm nguy cơ bệnh lý ở thai nhi, bảo vệ sức khỏe trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng cúm.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Từ đầu năm 2020 đến nay, các điểm tiêm chủng của VNVC tại 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đón trung bình mỗi ngày khoảng hơn 3.000 lượt khách đến tiêm chủng, hơn một nửa trong số đó là tiêm vắc xin cúm. Sự thay đổi khí hậu theo mùa cùng với diễn biến phức tạp của dịch cúm trong thời điểm hiện tại đã khiến nhiều người dân quan tâm nhiều đến công tác tiêm chủng phòng bệnh cho cả gia đình. Đây là một tín hiệu rất khả quan”.

Tiêm vắc xin gì phòng bệnh cúm?

Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có vắc xin cúm phòng các chủng cúm A với nguồn vắc xin dồi dào, nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất vắc xin uy tín hàng đầu trên Thế giới.

  • Cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi: vắc xin Vaxigrip 0.25ml (Pháp),
  • Cho trẻ em 3 tuổi trở lên và người lớn: vắc xin Influvac 0.5ml (Hà Lan), GC Flu 0,5ml (Hàn Quốc), Vaxigrip 0.5ml (Pháp),
  • Cho người lớn trên 18 tuổi: vắc xin Ivacflu-S 0,5ml (Việt Nam).

Hệ thống VNVC cũng đang triển khai quyết liệt công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) bằng cách tuân thủ việc đeo khẩu trang với toàn bộ cán bộ, nhân viên, tăng cường tần suất sát khuẩn, khử trùng toàn bộ trung tâm nhiều lần trong ngày, lưu thông không khí, giữ môi trường thông thoáng, trang bị dung dịch sát khuẩn nhanh ở khắp nơi… đảm bảo Bố Mẹ và Bé yêu an tâm đến tiêm phòng trên toàn hệ thống.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin ngừa cúm, Quý Khách có thể gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.

Chủ đề: #cúm
Cập nhật lần cuối: 16:34 22/12/2022
Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

tin tuc

Bệnh cúm có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh cúm

Bệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...

Xem Thêm
tin tuc

Xét nghiệm cúm A bằng cách nào? Quy trình test cúm A, B ra sao?

Xét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...

Xem Thêm
tin tuc

11 cách phòng cúm A cho trẻ hiệu quả bố mẹ cần lưu tâm ngay

Ai cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...

Xem Thêm
tin tuc

Cúm A (H5) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Cúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...

Xem Thêm
tin tuc

Điều trị cúm A cho trẻ: 4 bước mẹ cần biết để trẻ mau hết bệnh

Điều trị cúm A cho trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế...

Xem Thêm
tin tuc

Cúm A ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và chẩn đoán

Cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Cúm A ở...

Xem Thêm
Logo
LIÊN HỆ
TÌM TRUNG TÂM
Hotline: 028 7300 6595
*Thời gian làm việc: 7h30-17h, cả thứ 7, chủ nhật, xuyên trưa. Một số trung tâm có giờ làm việc riêng.
Hệ thống Miền Bắc
  • Bắc Giang
  • Bắc Ninh
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Hưng Yên
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Phú Thọ
  • Quảng Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Tuyên Quang
Hệ thống Miền Trung
  • Bình Định
  • Bình Thuận
  • Đà Nẵng
  • Đắk Lắk
  • Gia Lai
  • Hà Tĩnh
  • Khánh Hòa
  • Lâm Đồng
  • Nghệ An
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Đăng ký mua đặt giữ Gardasil
  • Lớp học tiền sản MIỄN PHÍ tại Hệ thống tiêm chủng VNVC
Hệ thống Miền Nam
  • An Giang
  • Bà Rịa-Vũng Tàu
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hồ Chí Minh
  • Kiên Giang
  • Long An
  • Tây Ninh
  • Long Khánh
  • Tiền Giang
  • Vĩnh Long
  • Hậu Giang
CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0107631488 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 11/11/2016
Địa chỉ: 180 Trường Chinh, P. Khương Thượng, Q. Đống Đa,Tp. Hà Nội
Mail: cskh@vnvc.vn
Mail: info2@vnvc.vn
Bản quyền © 2016 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN VACXIN VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
KHẢO SÁT TIÊM CHỦNG
Chung nhan Tin Nhiem Mang DMCA.com Protection Status

Hotline: 028 7300 6595
›