Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch sởi sắp trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, bệnh có thể lan rộng trong nhiều khu vực và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim…
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan rất cao, hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) cao hơn cả Covid-19, khi 1 người mắc sởi có thể lây cho 20 người lành. Virus sởi Polinosa morbillarum có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền virus trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, số ca nhiễm sởi đã tăng khoảng 80% trong 1 năm. Tại Việt Nam, sởi đe dọa nguy cơ quay trở lại theo chu kỳ bùng phát 4 năm 1 lần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mẹ bầu, người trưởng thành, đến người lớn tuổi, song bệnh đã hoàn toàn phòng ngừa được bằng vắc xin. Tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cần thiết để ngăn chặn sởi lây truyền trong cộng đồng là 95%.
Tuy nhiên, trong hai năm đại dịch Covid-19 bùng phát, chương trình tiêm phòng bệnh sởi ở nhiều khu vực đã bị đình trệ, hoạt động kiểm soát căn bệnh sởi vì thế suy giảm nghiêm trọng. Ước tính trong năm 2021, có khoảng 9 triệu ca mắc và 128.000 ca tử vong do sởi trên toàn thế giới. 20 quốc gia trải qua đợt bùng phát dịch sởi lớn, gây đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, gián đoạn cuộc sống người dân.
Cũng trong năm 2021, gần 61 triệu liều vắc xin sởi bị trì hoãn hoặc bỏ lỡ do các chiến dịch tiêm chủng đình trệ ở 18 quốc gia. Trong đó có 25 triệu trẻ em bỏ lỡ liều vắc xin sởi đầu tiên, 14,7 triệu trẻ bỏ lỡ liều vắc xin thứ hai. Sự suy giảm tỷ lệ tiêm chủng là một trở ngại đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh sởi trên toàn cầu.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Nghịch lý của đại dịch là vắc xin Covid-19 được phát triển trong thời gian kỷ lục, triển khai trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Trong khi đó, các chương trình tiêm chủng thông thường bị hạn chế nghiêm trọng, hàng triệu trẻ em đã bỏ lỡ cơ hội được tiêm vắc xin ngăn ngừa các căn bệnh chết người”.
Bệnh sởi, dù ở bất cứ đâu cũng có thể trở thành mối đe dọa toàn cầu chỉ trong một thời gian ngắn, vì virus có thể nhanh chóng lây lan xuyên biên giới. Hiện chưa quốc gia thành viên nào của WHO đạt được mục tiêu loại bỏ bệnh sởi. Kể từ năm 2016, 10 nước trước đó từng tiêu diệt được mầm bệnh đã tái ghi nhận các cụm dịch.
Theo ông ông Patrick O’Connor, Giám đốc kiểm soát dịch sởi của WHO cho biết: Dù số ca nhiễm sởi chưa tăng đột biến so với những năm trước, các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài và tính chất chu kỳ của bệnh sởi khiến số ca nhiễm chưa bùng nổ vào cuối 2021 và đầu 2022, tuy nhiên, do bản chất lây lan mạnh mẽ của virus, số ca mắc mới dự kiến sẽ nhanh chóng tăng cao hơn nữa. Trong 12 đến 24 tháng tới sẽ là thời điểm cực kỳ thách thức, nguy cơ dịch sởi lan rộng hơn trong nhiều khu vực, tăng sốc ca bệnh và diễn tiến bệnh nặng. Do đó cần lường trước và dự phòng bằng phương pháp đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi. Dù không còn sớm nhưng đây là thời gian để ngăn chặn mầm bệnh sởi hữu hiệu.
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người có bệnh lý nền nếu mắc sởi dễ trở nặng hơn. Hiện nay, các bệnh hô hấp cũng đang tăng cao, nếu dịch sởi bùng phát mạnh thì nguy cơ dịch chồng dịch khiến các triệu chứng dễ nhầm lẫn hơn. Khi có các triệu chứng sốt, phát ban, nhiều người chỉ nghĩ đến nguyên nhân nóng sốt thông thường và uống thuốc hạ sốt tại nhà khiến tình trạng trở nặng mới đến bệnh viện.
Sởi có thể gây tử vong hoặc để lại các biến chứng thần kinh nguy hiểm như: viêm não – màng não – tủy cấp; biến chứng trên tai – mũi – họng như viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm; biến chứng do suy giảm miễn dịch như trẻ dễ mắc thêm các bệnh khác là lao, ho gà, bạch hầu; các biến chứng khác như viêm cơ tim, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đặc biệt là suy dinh dưỡng còi cọc ở trẻ em. Phụ nữ mang thai có thể bị sẩy thai và dị tật thai nhi nếu mắc sởi.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi. Do đó tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Việt Nam đang triển khai tiêm vắc xin phối hợp sởi – rubella – quai bị cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn, có thể tiêm 1 trong 2 loại vắc xin Priorix hoặc MMR II. Người lớn cũng cần tiêm vắc xin phòng sởi, phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng để đạt miễn dịch tốt nhất cho mẹ và bé trong những tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh. Đối với vắc xin sởi đơn MVVac, được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên với lịch tiêm 1 mũi và nên tiêm nhắc lại 1-2 liều vắc xin phối hợp có thành phần vắc xin sởi.
Lịch tiêm cụ thể của các loại vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ em và người lớn
Tên vắc xin | MVVAC (Việt Nam) | MMR II (Mỹ) | Priorix (Bỉ) |
Phòng bệnh | Sởi | Sởi – Quai bị – Rubella | Sởi – Quai bị – Rubella |
Bản chất | Vắc xin sống giảm độc lực | ||
Đối tượng | Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn | Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn |
Lịch tiêm | Lịch tiêm 2 mũi theo tiêm chủng mở rộng: – Khi trẻ 9 tháng tuổi. – Tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. | Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi:
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn:
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. | Lịch tiêm 3 mũi cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II):
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi:
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn:
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 ít nhất 1 tháng. |
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm tiêm chủng trên cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin cho người dân, trong đó có vắc xin phòng sởi. Tất cả vắc xin được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng vắc xin và dược phẩm uy tín hàng đầu trên thế giới và trong nước. Vắc xin được bảo quản bằng hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn Quốc tế GSP đảm bảo chất lượng, hiệu quả vắc xin tối ưu và an toàn cho người sử dụng với giá thành bình ổn thậm chí ưu đãi giá lớn trong thời điểm cuối năm. VNVC sẵn sàng phục vụ cả gia đình Qúy Khách hàng đến tiêm phòng tất cả các ngày trong tuần, xuyên trưa không nghỉ.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmHệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính toàn vẹn...
Xem ThêmCúm, viêm phổi do phế cầu, ho gà,... đang có nhiều diễn biến nguy hiểm vào dịp cuối năm. Đã có nhiều ca bệnh nặng, phải thở...
Xem ThêmCúm và viêm phổi do phế cầu khi mang thai là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính...
Xem ThêmKhông chỉ bảo vệ bản thân người mẹ, tiêm vắc xin trước và trong mang thai mang lại sự bảo vệ sớm cho con khi chào đời....
Xem Thêm