Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chào chị,
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố từ trực khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani gây ra. Bệnh cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao (có thể lên đến 90%). Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị uốn ván trong lúc sinh con, còn trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị uốn ván rốn trong quá trình cắt dây rốn nếu dụng cụ y tế không được tiệt trùng với quy định nghiêm ngặt. Cách phòng ngừa uốn ván hiệu quả là tiêm phòng vắc xin uốn ván.
Xem thêm: Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, phụ nữ mang thai lần đầu cần sớm tiêm phòng uốn ván ngay khi biết tin có thai. Tuy nhiên do 3 tháng đầu mang thai, bào thai chưa ổn định và có nguy cơ gặp rủi ro trong thai kỳ cao hơn các tháng sau nên tại các cơ sở tiêm phòng thường khuyên mẹ bầu tiêm vắc xin uốn ván trong 3 tháng giữa thai kỳ. Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng.
Trường hợp chị dự định tiêm vắc xin uốn ván vào thời điểm thai nhi được 14, 15 tuần – tức là ở tháng thứ 4 của thai kỳ – thì hoàn toàn có thể yên tâm là tiêm được.
Mọi không gian tại VNVC đều thoáng đãng, tiện nghi nhằm đem lại cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng khi đến tiêm phòng
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC luôn có sẵn vắc xin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu. Hiện VNVC có 2 Trung tâm tiêm chủng, địa chỉ:
– Tại Hà Nội: 180 Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa
– Tại Tp.HCM: 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Để tiết kiệm thời gian, chị có thể gọi đến tổng đài đặt lịch tiêm 028.7102.6595 hay điền thông tin tại đây (nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ lại ngay khi hệ thống hiển thị thông tin đăng ký của khách hàng gửi về).
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh!
Trung tâm Tiêm chủng VNVC
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Có đến 20% tỷ lệ trẻ tử vong do viêm...
Xem ThêmĐịa điểm và giá tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung Đã quan hệ có tiêm phòng HPV được không? Bị nhiễm HPV có tiêm phòng...
Xem ThêmUốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm...
Xem ThêmNguồn gốc Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược nổi tiếng thế giới AstraZeneca (Vương...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem ThêmTôi có kế hoạch mang thai vào năm 2023 để tuổi con hợp tuổi hai vợ chồng, vậy tôi nên bắt đầu tiêm phòng các loại vắc xin từ lúc nào là hợp lý? Đăng ký…
XEM THÊMThưa bác sĩ, sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì có thể mang thai? Sau khi tiêm vắc xin chưa được 1 tháng (tính từ thời điểm tiêm phòng) em lỡ có thai thì có…
XEM THÊMThưa bác sĩ, bệnh sùi mào gà gây ra hậu quả gì? Em đang mang thai, mắc sùi mào gà thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai nhi? Mong bác sĩ giải…
XEM THÊMMục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?
XEM THÊMThưa bác sĩ, tôi vừa tiến hành phương pháp Pap để tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện, tuy nhiên khi có kết quả, tôi thấy kết quả có điều bất thường? Tôi…
XEM THÊMThưa bác sĩ, em thường nghe về khái niệm xét nghiệm Pap nhưng chưa rõ nó có vai trò gì ạ? Nếu một người có kết quả xét nghiệm PAP là bất thường thì có nghĩa…
XEM THÊMThưa bác sĩ, quan hệ bằng miệng thì có khả năng mắc sùi mào gà không? Người bị sùi mào gà có nên đặt vòng tránh thai không? Tôi đã tiêm phòng HPV tại sao tôi…
XEM THÊMKhám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không? (Độc giả ẩn danh)
XEM THÊM