Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên trì hoãn tiêm chủng. Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất giúp cơ thể tạo kháng thể tự nhiên, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giảm di chứng nặng nề hoặc tử vong. 100 ngày giãn cách mới đi tiêm vắc xin là quá trễ.
Thông tin được chia sẻ từ các chuyên gia trong chương trình tư vấn trực tuyến “Chích ngừa vắc xin trở lại sau 100 ngày giãn cách” do Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với báo điện tử VTV, báo điện thử Vnexpress, báo điện tử Zingnews và báo điện tử Thanh niên tổ chức, diễn ra vào ngày 24/9/2021.
Đại dịch Covid-19 đang khiến hệ thống y tế căng mình ứng phó và gây đứt gãy tiến trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia. Hơn 200 triệu dân trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin như sởi, bại liệt, thủy đậu, cúm,… vì trì hoãn tiêm chủng. Tính riêng tại VNVC, tỷ lệ người được tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn người lớn. Chỉ cần tiếp xúc với mầm bệnh là trẻ đã có thể bị lây nhiễm. Khi mắc bệnh, nguy cơ diễn tiến nặng của trẻ cũng nặng nề hơn. Chủng ngừa là quyền lợi và may mắn mà trẻ có quyền được hưởng.
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, phòng bệnh chủ động bao giờ cũng lợi hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, chi phí nằm viện và di chứng nặng nề do bệnh mang lại không thể nào đong đếm được về mặt kinh tế. Tổn thất cho sức khỏe và tinh thần của bản thân đứa trẻ là một cái giá rất đắt. Chính vì thế, chủng ngừa là quyền lợi và may mắn mà mỗi đứa trẻ nên được hưởng. Không nên trì hoãn tiêm chủng với bất cứ lý do gì.
Sau hơn 140 phút phát sóng, chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề: “Chích ngừa vắc xin trở lại sau 100 ngày giãn cách” đã thu hút gần 130.000 người, hàng nghìn thắc mắc được gửi về đã được ba chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêm chủng, Y tế dự phòng và Nhi khoa giải đáp.
Mời bạn xem lại chương trình tư vấn trực tuyến
“Chích ngừa vắc xin trở lại sau 100 ngày giãn cách” tại đây
Trong suốt chương trình, nhiều độc giả đã bày tỏ lo ngại về việc tiêm trễ lịch ở trẻ. Độc giả Bé Võ gửi đến Fanpage trungtamtiemchungvnvc câu hỏi: “Thưa bác sĩ, con em gần 5 tháng, từ khi sinh đến giờ mới chích 2 mũi thôi, liệu giờ chích mấy mũi trễ thì có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ hay không?”.
Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết: “Khi mới sinh ra, trẻ sẽ được chích 2 mũi viêm gan B sơ sinh và Lao tại bệnh viện khoa Sản. Sau đó, từ 6 tuần – 2 tháng trở lên mới bắt đầu chích những mũi quan trọng tiếp theo. Ở trường hợp em bé mới tiêm 2 mũi, sau đó giãn cách nên trì hoãn vắc xin, ngay lúc này phụ huynh cần nhanh chóng tiếp cận thật sớm vắc xin để tiêm bù cho trẻ. Chúng ta biết rằng những bệnh căn bản như phế cầu khuẩn, 6 trong 1, Rotavirus,… cực kỳ nguy hiểm. Sau khi chủng ngừa các vắc xin đó, bạn cũng cần lên kế hoạch tiêm những mũi vắc xin tiếp theo, đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng và 9 tháng đầu đời. Nếu còn tiếp tục trì hoãn, khi hết giãn cách trẻ sẽ đối mặt với rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm”.
Trẻ nhỏ cần tiêm tất cả bao nhiêu loại vắc xin? BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu nói về vắc xin phòng bệnh thì hiện nay thế giới có hơn 40 loại vắc xin phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam, hiện nay trẻ em cần được tiêm trên 10 loại vắc xin, nhưng mạng lưới vắc xin dịch vụ như VNVC có đầy đủ các vắc xin phòng bệnh trên thế giới.
Ví dụ vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, nếu trong chương trình TCMR chỉ tiêm cho trẻ từ 2 – 3 – 4 tháng tuổi và từ 18 – 24 tháng tuổi, thì hệ thống tiêm chủng vắc xin dịch vụ có vắc xin tiêm cho trẻ 4-6 tuổi và 9 – 15 tuổi sẽ cần phải tiêm nhắc mũi Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván để duy trì và tăng cường miễn dịch; và ngay cả người lớn, người già cũng có vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván. Do vậy, những vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR là những loại vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, còn rất nhiều dịch bệnh đã và đang tiềm ẩn mối nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ em mà phụ huynh cần phải tự bỏ ra chi phí đi tiêm dịch vụ mới có thể bảo vệ sức khỏe.
Nếu vì lo sợ Covid-19 mà trì hoãn tiêm chủng thì phụ huynh có thể đánh mất cơ hội phòng bệnh bằng vắc xin duy nhất trong cuộc đời của trẻ, như trường hợp của độc giả Bạch Phương Phan: “Thưa bác sĩ, cho em hỏi con em 16 tháng tuổi rồi mà mới chích hai mũi vắc xin 6 trong 1 và một mũi sởi, do dịch em không đưa bé đi chích được. Giờ em muốn cho bé đi chích các mũi đã bỏ lỡ cũng như uống vắc xin Rotavirus được không?”.
BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, lứa tuổi của bé hiện nay không thể uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus được nữa vì độ tuổi tối đa có thể uống được vắc xin theo quy định là 8 tháng tuổi. Bé đã lỡ mất cơ hội này. Hiện nay bé chỉ mới chích được hai mũi vắc xin 6 trong 1, do đó bé sẽ có lịch tiêm đuổi để kịp thời bổ sung đầy đủ các mũi cần thiết. Ngoài ra, bé còn rất nhiều vắc xin cần chích và có thể tiêm được nhiều mũi cùng lúc. Phụ huynh nên thu xếp đến trung tâm tiêm chủng VNVC sớm, mang đầy đủ sổ tiêm để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn lịch tiêm để bé có thể đuổi kịp lịch tiêm vắc xin sớm nhất, phòng bệnh hiệu quả.
Chia sẻ về vấn đề tiêm vắc xin ở người lớn, người cao tuổi, BS Trương Hữu Khanh cho rằng, bệnh truyền nhiễm thì ai cũng có thể mắc, vắc xin không chỉ cần thiết cho trẻ em mà còn rất quan trọng với cho người lớn. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch như hiện nay, nhiều người chỉ tập trung chú ý đi tiêm vắc xin Covid-19 mà quên mất rằng có nhiều bệnh cũng nguy hiểm như cúm… chúng ta có thể tiêm cúm, phế cầu, bạch hầu – ho gà – uốn ván… để bảo vệ lá phổi tránh đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc. Vì vậy ai đã tiêm hoặc chưa tiêm vắc xin Covid-19 thì vẫn nên tiêm vắc xin cúm, vắc xin phế cầu, vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván để tăng cường bảo vệ “đề kháng hô hấp”.
Nhiều độc giả quan tâm đến việc trễ lịch tiêm vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung khi cho rằng vắc xin này phải được tiêm trước độ tuổi 26, chia sẻ về vấn đề này ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho rằng, ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam, khoảng 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Đối với vắc xin thì có 1 nguyên tắc là không tiêm sớm hơn khoảng cách tối thiểu, những trường hợp tiêm trễ thì người ta vẫn tiếp tục tính theo mũi tiêm gần nhất, và hiệu quả bảo vệ cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, vắc xin phòng UTCTC nên tiêm sớm nhất có thể. Khi bạn tiêm vắc xin UTCTC, vẫn phải tiêm đúng lịch mũi 2, 3 như bạn đã trễ và khả năng bảo vệ vẫn như vậy. Nhưng bạn đừng nên trễ quá, vì trong những nghiên cứu không có xác định là kéo dài trong bao lâu, nhưng có 1 lời khuyên là bắt đầu sớm trong lịch tiêm trễ thì nên bắt đầu sớm nhất.
Sau khi chương trình diễn ra hơn một nửa, rất nhiều độc giả đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên, nhiều người còn bày tỏ lo ngại về tính an toàn của việc đi tiêm trong thời điểm này. Nhiều độc giả bày tỏ: “Chích ngừa cho bé rất quan trọng, nhưng tôi rất lo lắng về Covid-19. Vậy làm sao có thể đi tiêm chủng một cách an toàn cho trẻ trong mùa cao điểm dịch bệnh hiện nay?”.
Theo BS Trương Hữu Khanh, về cơ bản, hiện nước ta đã vượt qua giai đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid-19 và đây chính là thời gian chích ngừa tốt nhất cho người dân. Đặc biệt là những em bé và người thân đã từng bị Covid-19 có thể an tâm đi chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh khác, vì bản thân đã từng mắc bệnh rồi. Tuy nhiên, khi đi chích ngừa người dân cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phòng dịch và nên hẹn giờ chích để tránh tình trạng tập trung đông đúc. Nên tập cho bé thói quen mang khẩu trang và kính che giọt bắn. Khi đi phụ huynh nên tự mang theo chai hoặc ly uống nước riêng hoặc ly sử dụng 1 lần.
Khi đi tiêm vắc xin, người dân chỉ cần tuân thủ việc khai báo y tế và các nguyên tắc phòng dịch. Mặt khác, các nhân viên y tế hiện đã chích đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và tuân thủ việc mang khẩu trang, nên xác suất lây Covid-19 cho khách hàng là rất khó. Nếu chờ đến khi hết dịch Covid-19 mới đi chích ngừa là quá trễ. Đừng nên quá lo lắng về Covid-19 mà đánh mất cơ hội phòng những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Đối với trẻ em, trì hoãn tiêm chủng đồng nghĩa với nguy hiểm. Hiểu được điều đó, Hệ thống tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC với gần 60 trung tâm trên toàn quốc vẫn đang mở cửa đón tiếp nhiều gia đình đến tiêm chủng để không làm gián đoạn việc tiêm chủng vắc xin, chung tay cùng cả nước đẩy lùi nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, công tác phòng dịch được thực hiện rất nghiêm ngặt, tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, như khai báo Y tế, kiểm tra nhiệt độ phân luồng, đảm bảo 100% khách hàng mang khẩu trang đúng quy cách, đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu, mỗi em bé vào tiêm chủng chỉ kèm theo một người nhà, đặt nhiều dung dịch sát khuẩn nhanh tại các vị trí dễ nhìn thấy, tất cả nhân viên y tế đều tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên tắc 5K+5T; bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc khách hàng được đào tạo và hướng dẫn thường xuyên về vấn đề phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, VNVC còn rất chú trọng công tác khử khuẩn, với việc lau chùi những bề mặt tiếp xúc thường xuyên, khử khuẩn định kỳ.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cũng hỗ trợ gửi tin nhắn nhắc lịch tiêm và cuộc gọi miễn phí, là cơ sở giúp Khách hàng lưu thông dễ dàng để đến các VNVC thực hiện chủng ngừa.
“100 ngày giãn cách là 100 ngày bé bị trễ lịch tiêm. Sau giãn cách các dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trở lại. Chúng ta từng chứng kiến những đau thương, mất mát do dịch bệnh truyền nhiễm gây ra trước đây, nên đừng để lịch sử phải lặp lại. Hãy an tâm đi tiêm ngừa ngay những loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm bị trễ lịch, để trẻ có được sự bảo vệ tốt nhất” bác sĩ CKI Bạch Thị Chính chia sẻ.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, tránh tình trạng tập trung đông đúc tại địa điểm tiêm chủng, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC lên kế hoạch đăng ký tiêm online và sắp xếp khung giờ hẹn sẵn. Hệ thống tổng đài sẽ gửi tin nhắn hẹn tiêm cho từng người, tạo điều kiện cho phụ huynh, bé lưu thông dễ dàng.
Ngoài ra, VNVC còn thiết kế các chương trình ưu đãi giá, đặt trước vắc xin không mất phí, ưu đãi khi mua gói vắc xin nhằm hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được tiêm chủng đầy đủ. Liên hệ Hotline 028 7102 6595, nhắn tin cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, truy cập website vnvc.vn để được tư vấn về vắc xin và sắp xếp lịch tiêm phòng.
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmThời tiết chuyển mùa Thu - Đông, dịch sốt xuất huyết lại đến “chu kỳ” bùng phát khi số ca mắc liên tục gia tăng. Bên cạnh...
Xem ThêmTrẻ em, người lớn chưa tiêm vắc xin Covid-19 cần tiêm ngay vắc xin phòng bệnh hô hấp, người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng rất...
Xem ThêmVắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) là vắc xin duy nhất phòng được 4 chủng cúm nguy hiểm nhất hiện nay: chủng A (A/H3N2, A/H1N1),...
Xem ThêmChỉ trong 4 tuần của tháng 09/2021, VNVC đã bàn giao hơn 5 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca cho Bộ Y tế, kịp thời có...
Xem Thêm20h thứ Sáu, ngày 24/9/2021, ba chuyên gia hàng đầu về Y tế dự phòng, bệnh truyền nhiễm và Nhi khoa sẽ trực tiếp tư vấn về...
Xem Thêm