Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trong suốt quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của bà bầu suy yếu, có nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công cao hơn, từ đó dễ mắc các bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể khiến bé sinh ra mắc các dị tật nghiêm trọng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ và giúp thai nhi tránh được các dị tật thai bẩm sinh. Đặc biệt, đối với mẹ bầu từng có vết mổ trên tử cung khi mang thai, việc quản lý tốt thai kỳ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp như vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược. Đây là những vấn đề quan trọng sẽ được các chuyên gia đề cập đến trong Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản tại VNVC.
Lớp tư vấn Sức khỏe Thai Sản số 7 diễn ra lúc 9h00 sáng, thứ Bảy, ngày 22/07/2023 tại VNVC Quận 7 (Phòng số U1&2 tầng trệt, tòa nhà Broadway D, 152 Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM) cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dược phẩm Sanofi với sự tham gia của 2 chuyên gia đón nhận sự quan tâm của đông đảo Mẹ bầu thông qua các khảo sát đã được thực hiện:
1. BS Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC với bài giảng “Các vắc xin phòng ngừa dị tật thai bẩm sinh”. Bác sĩ Bùi Thanh Phong là vị bác sĩ vô cùng tâm huyết và nghiêm túc với nghề, kinh nghiệm dày dặn trong ngành tiêm chủng và y học dự phòng, đặc biệt thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Những tư vấn của BS Thanh Phong sẽ là hành trang quý báu giúp Bố Mẹ trang bị kiến thức vững vàng cho hành trình làm Bố Mẹ.
2. BS.CKII Lê Thanh Hùng, Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh, TPHCM với bài giảng: “Quản lý thai kỳ có vết mổ cũ trên tử cung”. BS.CKII Lê Thanh Hùng là vị bác sĩ tâm huyết với 23 năm kinh nghiệm giảng dạy và tư vấn điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. BS.CKII Lê Thanh Hùng từng phụ trách nhiều ca sinh và mổ khó như song thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật, vết mổ lấy thai nhiều lần… giúp rất nhiều sản phụ vượt qua khó khăn trong suốt quá trình sinh nở.
Lịch học chi tiết của Lớp Tư vấn sức khỏe Thai – Sản số 7:
Thời gian: 8h30 – 11h, thứ Bảy, ngày 22/07/2023
Địa điểm: VNVC Quận 7 (Phòng số U1&2 tầng trệt, tòa nhà Broadway D, 152 Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM)
Mời Ba, Mẹ đăng ký tham gia ngay TẠI ĐÂY
Trong suốt quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch suy yếu, bà bầu có nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công cao hơn. Mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể khiến bé mắc các dị tật nghiêm trọng. Một số trường hợp chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tại Việt Nam, cứ 13 phút lại có một đứa trẻ mắc dị tật bẩm sinh được sinh ra. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm tại nước ta có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 33 trẻ em lại có một bé mắc bệnh (1). Số ca mắc dị tật thai nhi ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh các yếu tố di truyền, ảnh hưởng từ môi trường thì phụ nữ khi mang thai không tiêm phòng đầy đủ vắc xin cũng chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, nếu không tiêm phòng vắc xin cần thiết trong quá trình mang thai và chẳng may mắc một số bệnh nguy hiểm thì bà bầu và thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều di chứng nặng nề suốt đời như:
Có thể nói, nỗi đau của những đứa trẻ sinh ra đã mắc dị tật bẩm sinh là rất lớn. Chúng không chỉ tự gánh chịu những di chứng cả đời, sự đau đớn và thiệt thòi mà còn mang đến gánh nặng lớn cho cả gia đình và toàn xã hội. Đây là điều đáng tiếc vì rất nhiều bệnh nguy hiểm hoàn toàn có thể chủ động loại trừ bằng các biện pháp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh đặc biệt là tiêm các loại vắc xin cần thiết trước và trong thai kỳ đối với thai phụ.
Những mẹ bầu mang thai trên vết mổ cũ ở tử cung rất nguy hiểm cần phải được thăm khám, quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Các chuyên gia cho biết sản phụ có vết mổ tử cung, đặc biệt mổ lấy thai gặp nhiều nguy cơ trong lần chuyển dạ sau như tai biến do gây mê, gây tê, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, tổn thương tiết niệu, phục hồi sức khỏe sau sinh chậm, ảnh hưởng đến sự chăm sóc cho bé và nuôi con bằng sữa mẹ… Về lâu dài, sản phụ thực hiện phương pháp sinh mổ có thể bị tắc ruột, dính ruột, đặc biệt rất dễ ảnh hưởng tương lai sinh sản về sau như tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, nứt sẹo mổ, tăng tỷ lệ sinh mổ lần có thai sau…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tỷ lệ sinh mổ lấy thai nhi chỉ nên giới hạn dưới mức 15% để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, tại nước ta những năm gần đây, tỷ lệ thai phụ sinh mổ đang gia tăng nhanh chóng. Theo kết quả Điều tra đo lường các chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ (SDGCW) 2020-2021 (2), tỷ lệ sinh mổ tại Việt Nam chiếm 34,4% tăng gần 7% so với năm 2014. Tỷ lệ sinh mổ cao hơn ở khu vực thành thị chiếm tới 43,2%, làm dấy lên mối lo ngại lạm dụng phương pháp sinh đẻ này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai trên vết mổ cũ ở tử cung trong thai kỳ cần cảnh giác nếu cơ thể có các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nhói đột ngột vùng hạ vị nhất là vị trí vết sẹo mổ cũ, giảm hoặc không thấy các cơn gò tử cung,… khẩn trương đến bệnh viện để kiểm tra. Đối với thai phụ sinh mổ lần một, thường trong lần sinh tiếp theo nếu được bác sĩ thăm khám và chỉ định sinh mổ chủ động thì có thể tiến hành khi tuổi thai đạt từ 39 tuần. Tuy nhiên, các trường hợp thai phụ có nhau cài răng lược, nhau tiền đạo thường gặp nhiều biến cố nguy hiểm, do đó bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Quý Khách hàng có thể đăng ký Lớp tư vấn miễn phí dễ dàng tại: