Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ngày 10/1, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tây Giang có báo cáo gửi cấp Sở về việc ghi nhận ít nhất có 5 trường hợp có các triệu chứng của bệnh bạch hầu, như sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó và 8 người khác có nguy cơ mắc do tiếp xúc gần với các bệnh nhân.
Đặc biệt, 5 bệnh nhân này đều là học sinh Trường THPT Tây Giang. Hiện 2 trong 5 ca bệnh này đã qua đời.
Trường hợp tử vong đầu tiên là em Bhling Boong (xã A Vương, Tây Giang). Bệnh nhân khởi bệnh từ ngày 24/12/2016. Đến ngày 04/01/2017 bệnh trở nặng, vào TTYT huyện Tây Giang, trong tình trạng khó thở, được đặt nội khí quản và chuyển viện. Bệnh nhân tử vong trên đường chuyển viện.
Bệnh nhân thứ hai là em Zơrâm Sáo (xã A xan). Bệnh nhân khởi bệnh từ ngày 02/01/2017, ngày 07/01/0217 chuyển xuống BV Hoàn Mỹ, rồi qua BVĐK Đà Nẵng. Bệnh nhân tử vong ngày 09/01/2017, có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Hiện có 3 trường hợp nghi nhiễm bệnh bạch hầu đang được điều trị ổn định tại TTYT Tây Giang và TP. Đà Nẵng. Ngoài ra có 21 ca khác là học sinh Trường THPT Tây Giang cũng đang được cách ly theo dõi tại TTYT Tây Giang.
Được biết trong ngày 16/1, Viện Pasteur Nha Trang cũng đã cử đoàn công tác đến trường THPT Tây Giang đễ hỗ trợ khống chế dịch bệnh. Tất cả giáo viên và học sinh ở Trường THPT Tây Giang đã được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Hiện cơ quan chức năng tại Quảng Nam đang tiếp tục theo dõi tình hình ổ bệnh tại Tây Giang. Sở Y tế cho biết từ ngày 11-16/1, trên địa bàn không ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm bệnh.
Bạch hầu – “kẻ treo cổ”
Trước đó, khoảng tháng 7/2016 tại Bình Phước đã phát hiện ổ dịch bạch hầu. Chỉ trong vòng 1 tháng đã cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến 28 người nhập viện cấp cứu.
Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Bảo, Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm. Người có khả năng miễn dịch thấp dễ bị bệnh hơn. Thông thường trẻ em từ một đến 10 tuổi dễ mắc bệnh nhiều nhất do không còn kháng thể từ mẹ truyền sang.
Dịch bạch hầu bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh sẽ lây nhiễm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn phát tán ra xung quanh theo đường không khí và lây bệnh cho người lành. Ngoài ra tiếp xúc qua da khi bị trầy xước cũng dẫn đến lây lan vi khuẩn bạch hầu.
Triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng này lan rộng lấp đầy đường hô hấp khiến bệnh nhân ngạt thở.
Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm nhất là độc tố của vi khuẩn có thể theo máu tác động lên các cơ quan chính của cơ thể làm viêm tim, viêm thận.
Thậm chí vi khuẩn tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói của người bệnh có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.
Khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp ngừa biến chứng do độc tố của vi khuẩn gây ra. Bệnh nhân cần được tiêm ngừa kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tác động lên tim, thận và hệ thần kinh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp để trị dứt điểm.
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm văcxin cho trẻ 3 lần từ khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau một tháng. Sau một năm thì tiêm nhắc lại, sau 5 năm nhắc lại một lần nữa.
Bác sĩ Bảo khuyên bệnh nhân khi bị viêm họng và các triệu chứng trên nên đi khám sớm. Nếu thầy thuốc phát hiện có lớp màng giả màu trắng ở vòm họng nghi ngờ bị bệnh bạch hầu sẽ chỉ định tiêm ngừa kháng độc tố để ngăn ngừa biến chứng.
Ngày 28/09/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) “Takeda” (thuộc Tập đoàn Takeda của Nhật Bản) đã ký kết biên...
Xem ThêmTrước thềm Tết Trung thu 2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đưa thêm trung tâm tiêm chủng mới về thị xã Bến Cát (tỉnh Bình...
Xem ThêmTết Trung thu là nét văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Việt từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Bầu...
Xem ThêmSau hàng chục năm kể từ khi WHO tuyên bố gần như xóa sổ, dịch bạch hầu trỗi dậy trở lại với diễn biến phức tạp và...
Xem ThêmCác Bố Mẹ đều biết tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đối với nhiều bệnh lý, đặc biệt là viêm gan...
Xem ThêmDo nhà nghèo, chủ quan, do không hiểu về viêm não Nhật Bản… và hàng chục lý do khác khiến tình trạng viêm não “đến hẹn lại...
Xem ThêmTheo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các dịch bệnh đang lưu hành ở nước ta như dịch cho...
Xem ThêmKhi mang thai hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm...
Xem ThêmVới hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, các bà mẹ có thể chọn giờ, địa điểm tiêm, đặt lịch hẹn tránh chờ đợi;...
Xem Thêm