Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm phổi, Adenovirus… nguy cơ chồng dịch là rất cao.
Mưa bão là thời điểm tiềm ẩn của dịch bệnh bởi nguy cơ nhiễm khuẩn từ vô số vi khuẩn gây bệnh từ rác, chất thải… có thể hòa vào dòng nước, tạo điều kiện cho nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ đe dọa sức khỏe của trẻ em, mà còn cả người lớn, như các bệnh đường tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy), bệnh do muỗi (sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét), bệnh về mắt (đau mắt đỏ (1)), cúm, nước ăn chân tay…
Theo BS Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TPHCM: “Ai cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm sau mưa lũ nếu không đề phòng. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn vì vệ sinh ăn uống thoải mái hơn, đặc biệt trẻ biết xài tiền, sẽ sử dụng tiền để mua quà vặt và bị nhiễm bệnh như tiêu chảy, thương hàn. Tuy nhiên, nếu người lớn ăn uống không đảm bảo vẫn bị nhiễm bệnh bình thường như trẻ nhỏ. Do vậy, các bệnh truyền nhiễm không phân biệt đối tượng, tuổi tác”.
Bệnh truyền nhiễm mùa mưa, lũ có thể tấn công cả trẻ em và người lớn nếu ta không đề phòng.
Sau mưa bão, người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, tránh tuyệt đối các thực phẩm tái, không ăn rau sống. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống. Người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền… cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm chất khoáng, đạm và các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, tiêm vắc xin đầy đủ chính là cách tăng cường và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất sau mưa bão, BS Chính cho hay.
Theo đó, trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B, lao trong 24 giờ sau sinh. Trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên cần tiêm vắc xin phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib; vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết; vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus; vắc xin phòng cúm; vắc xin phòng viêm não Nhật Bản; vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu; vắc xin phòng thủy đậu; phòng viêm não Nhật Bản; phòng sởi…
Người lớn cần tiêm các loại vắc xin tăng cường đề kháng hô hấp như cúm, phế cầu, ho gà – bạch hầu – uốn ván. Bên cạnh đó, các vắc xin như thuỷ đậu, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản cũng rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.
Phụ nữ có dự định mang thai trong thời gian tới cần chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc xin: thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, ho gà – bạch hầu – uốn ván, phế cầu khuẩn, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu ACYW, viêm não Nhật Bản, cúm, viêm gan A-B. Các vắc xin này giúp phòng bệnh hiệu quả cho phụ nữ và thai nhi, tăng cường miễn dịch bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời khỏi các tác nhân truyền nhiễm.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với gần 100 Trung tâm tiêm chủng trên cả nước, mở cửa cả thứ 7 và chủ nhật sẵn sàng nỗ lực hoạt động trong cả điều kiện thời tiết khó khăn nhằm giúp người dân có cơ hội tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch kịp thời phòng bệnh.
Chuỗi ưu đãi giá hiện đang áp dụng trên toàn Hệ thống tiêm chủng VNVC:
Liên hệ Hotline 028 7102 6595 để được tư vấn và nhận ưu đãi.
Viêm phổi, viêm phế quản, cúm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… dễ trở nặng ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nếu để đồng nhiễm các...
Xem ThêmTiêm vắc xin là nền tảng quan trọng giúp trẻ quay lại trường học an toàn trong bối cảnh đại dịch. 15 loại vắc xin cần thiết...
Xem ThêmBệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ nhập viện lên đến 62% khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong là 15%. Đây...
Xem ThêmVNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmVắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi được thực hiện tiêm chủng “đủ mũi, đúng lịch”, đúng theo độ tuổi và khoảng cách được khuyến cáo....
Xem ThêmCovid-19 chưa qua, mưa lũ xuất hiện liên tục tại các tỉnh miền Tây Nam bộ khiến hàng loạt bệnh truyền nhiễm tăng cao, đe dọa sức...
Xem Thêm