Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sáng ngày 22/7/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản số thứ 7 cùng với sự đồng hành của Tập đoàn dược phẩm hàng đầu Thế giới – Sanofi (Pháp). Lớp học đã mang đến cho nhiều bố mẹ tương lai những thông tin bổ ích, khoa học, chính thống từ các chuyên gia hàng đầu của VNVC và BVĐK Tâm Anh.
Hai chuyên gia đã tư vấn và chia sẻ những kiến thức vô cùng bổ ích về Các vắc xin phòng ngừa dị tật bẩm sinh cũng như Quản lý thai kỳ có vết mổ trên tử cung.
Bác sĩ Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng 3 Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Cơ thể người mẹ vô cùng thiêng liêng, từ giọt máu đầu tiên cho đến lúc em bé cất tiếng khóc chào đời, người mẹ nuôi dưỡng và mang trong mình sự sống. Sức khỏe và miễn dịch của người mẹ là nền tảng quan trọng để truyền cho con sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và khả năng miễn dịch tự nhiên tốt nhất.” |
Bác sĩ Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng 3 khu vực Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, dị tật bẩm sinh là các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng xảy ra trong thời kỳ mang thai và có thể được phát hiện trước khi sinh, trong khi sinh và đôi khi chỉ có thể được phát hiện trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Không phải tất cả các dị tật bẩm sinh đều dễ phát hiện. Dị tật bẩm sinh có thể biểu hiện thông qua những bất thường trầm trọng gây tử vong trước khi sinh.
Theo số liệu của Bộ Y tế và thống kê về đặc điểm dân số vào năm 2017, tại Việt Nam có 41.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, tương đương với tỷ lệ cứ 33 trẻ sinh ra có 1 trẻ dị tật (cứ 13 phút lại có 1 trẻ dị tật ra đời). Đây là một tỷ lệ cao, mang tính chất nguy cơ nghiêm trọng, cảnh báo rằng việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh trước, trong và sau quá trình mang thai của các bà mẹ Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ và đúng cách.
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phần lớn xảy ra trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, cũng có một số dị tật xảy ra trong 6 tháng cuối thai kỳ. Có rất nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau và chúng có nguyên nhân gốc rễ khác nhau. Nguyên nhân chính gây dị tật bẩm sinh bao gồm di truyền, tác động của hành vi hoặc môi trường sống hoặc thậm chí là nguyên nhân kết hợp của cả hai yếu tố trên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không rõ ràng nguyên nhân gây dị tật.
Di truyền là nguyên nhân chiếm 20% trong tổng số nguyên nhân gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh, thường liên quan đến việc một hoặc nhiều người trong gia đình (cha, mẹ, ông, bà,…) mang các gen bệnh và hầu hết trường hợp này không thể được phòng ngừa. Đối với trường hợp bất thường do di truyền có thể gây ra thai lưu, sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến các bệnh như Hội chứng Down (Trisomy 21), Trisomy 18, Trisomy 13 hay Hội chứng Turner.
Bên cạnh di truyền, tác động của hành vi hoặc môi trường sống cũng là các nguyên nhân chính gây ra dị tật bẩm sinh. Rượu bia và các chất gây nghiện như thuốc lá và cafein có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Sử dụng thuốc như isotretinoin, acid valproic, liti và warfarin cũng có thể gây dị tật. Các bệnh lý như béo phì và đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát cũng là nguyên nhân gây dị tật. Tuổi mẹ trên 35 cũng tăng rủi ro dị tật. Thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ, như thiếu i-ốt và acid folic, cũng có thể gây dị tật.
Bác sĩ Phong chia sẻ: “Các bệnh lý nhiễm trùng từ mẹ (bao gồm Rubella, thủy đậu, cúm, zika, giang mai, cytomegalovirus và Toxoplasmosis) là một trong các nguyên nhân gây hậu quả nặng nề trong thai kỳ có thể dẫn đến thai lưu, sảy thai, sinh non, các dị tật bẩm sinh liên quan. Đặc biệt, các bệnh lý nhiễm trùng này hoàn toàn có thể được phòng ngừa trước thai kỳ bằng việc chủng ngừa vắc xin đầy đủ.” |
Rubella trong thai kỳ
Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là một trong những mối nguy hiểm nghiêm trọng gây ra do nhiễm Rubella trong quá trình mang thai. CRS có thể gây ra nhiều hậu quả đáng kể cho sự phát triển của thai nhi. Các biểu hiện của CRS bao gồm điếc, đục thủy tinh thể, các vấn đề tim bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và tổn thương gan lách. Điều đáng lo ngại là không có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho CRS và tác động của nó có thể kéo dài suốt đời.
Do đó, việc tiêm phòng Rubella trước khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Việc tiêm phòng Rubella giúp bảo vệ bà mẹ khỏi nhiễm Rubella và từ đó tránh được nguy cơ mắc CRS khi mang thai.
Thủy đậu trong thai kỳ
Thủy đậu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Biến chứng nghiêm trọng nhất của thủy đậu là viêm phổi, có thể gây tử vong. Thủy đậu là một căn bệnh dễ lây, có thể được lây truyền thông qua các tiếp xúc thông thường với người bị nhiễm. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ thì trẻ sơ sinh phải đối mặt với nguy cơ mắc thủy đậu bẩm sinh từ 0,4 – 2%.
Nếu phụ nữ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước khi sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh, nguy cơ mắc thủy đậu bẩm sinh rất cao và có thể gây tử vong lên đến 30%. Ngoài ra, nguy cơ mắc zona cũng tăng lên đến 15% trong 4 năm đầu đời.
Thủy đậu bẩm sinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể.
Cúm mùa trong thai kỳ
Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và rất dễ lây lan. Đối với phụ nữ mang thai, cúm có khả năng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn so với phụ nữ không mang thai. Nhiễm cúm trong khoảng thời gian mang thai có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sảy thai, thai chết lưu và các dị tật bẩm sinh, bao gồm hở hàm ếch và các vấn đề tật tim bẩm sinh, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ.
Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên tìm sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia y tế để xác định liệu phương pháp điều trị cúm nào là an toàn và hiệu quả trong trường hợp của mình.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, viêm gan siêu vi, viêm màng não mô cầu, viêm phổi, ho gà,… có thể sẽ đối diện với nguy cơ cao sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, các bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trước, trong và sau thai kỳ.
Vắc xin ngừa Rubella trong thai kỳ
Hiện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ 2 loại vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa sởi – quai bị – rubella cho người lớn là MMR II (MSD) và Priorix (GSK) với lịch tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Không tiêm cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ làm tổn thương thai nhi, nên tiêm trước khi dự định có thai từ 1-3 tháng để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa sởi- quai bị – rubella MMR II (MSD) tại đây
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa sởi – quai bị – rubella Priorix (GSK) tại đây
Vắc xin ngừa thủy đậu trong thai kỳ
Vắc xin ngừa thủy đậu là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để đề phòng bệnh thủy đậu, với tỷ lệ hiệu quả lên đến hơn 90%. Hiện tại, VNVC có đầy đủ 3 loại vaccine phòng ngừa thủy đậu với số lượng lớn, là Varivax (MSD), Varilrix (GSK), và Varicella (Green Cross). Theo lịch tiêm phòng được khuyến nghị, người lớn cần tiêm 2 liều với khoảng cách ít nhất là 1 tháng. Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh thủy đậu, phụ nữ nên hoàn thành lịch tiêm trước khi có kế hoạch mang thai, ít nhất từ 1 đến 3 tháng trước khi dự định mang bầu.
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa thủy đậu Varivax (MSD) tại đây
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa thủy đậu Varilrix (GSK) tại đây
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa thủy đậu Varicella (Green Cross) tại đây
Vắc xin ngừa cúm mùa trong thai kỳ
Vắc xin ngừa cúm là biện pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp và nguy cơ nhập viện của phụ nữ mang thai lần lượt là 50% và 40%. Đặc biệt, tiêm vắc xin ngừa cúm cho phụ nữ mang thai giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời khi trẻ chưa được tiêm phòng.
Vắc xin ngừa cúm được xem là an toàn cho cả thai phụ và phụ nữ cho con bú. Các tổ chức uy tín như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Ủy ban Cố vấn về Thực hành Chủng ngừa của Hoa Kỳ (ACIP) đều khuyến nghị phụ nữ mang thai tiêm vắc xin ngừa cúm. Theo lịch tiêm khuyến nghị, chỉ cần tiêm một mũi mỗi năm. Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm vắc xin cúm tốt nhất nên được thực hiện trong khoảng 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ 2 loại vắc xin cúm thế hệ mới nhất với hiệu quả bảo vệ cao là Vaxigrip Tetra (Sanofi) và Influvac Tetra (Hà Lan).
Tìm hiểu ngày về vắc xin ngừa cúm mùa Vaxigrip Tetra (Sanofi Pasteur) tại đây
Tìm hiểu ngay về vắc xin ngừa cúm mùa Influvac Tetra (Abbott) tại đây
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các dị tật bẩm sinh, nhưng có những biện pháp có thể được thực hiện trước hoặc trong thời gian mang thai để tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh:
Tham khảo ngay Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai tại đây
Đa số vết mổ trên tử cung xảy ra trong trường hợp phẫu thuật lấy thai. Đây là quá trình đưa thai nhi ra khỏi buồng tử cung từ tử cung thông qua phẫu thuật mổ. Các trường hợp khác bao gồm mổ cắt hoặc bóc u xơ tử cung, nhân xơ tử cung. Đôi khi, có thể phải thực hiện phẫu thuật mổ để loại bỏ thai ngoài tử cung ở góc, sừng tử cung hoặc trong trường hợp tử cung bị thủng hoặc vỡ và cần khâu lại thông qua phẫu thuật. Đây là vết mổ liên quan đến Sản phụ khoa cần được chăm sóc và quản lý cẩn thận.
Thai kỳ có vết mổ cũ trên tử cung mang đến nhiều nguy cơ
Sản phụ đã trải qua một quá trình sinh mổ, đặc biệt là mổ lấy thai, đối mặt với nhiều nguy cơ. Các nguy cơ này có thể bao gồm tai biến do gây mê hoặc gây tê, chảy máu nhiều, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương đến hệ tiết niệu, thời gian nằm viện kéo dài, phục hồi sức khỏe chậm, tăng chi phí chăm sóc y tế, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ. Trên dài hạn, các sản phụ sinh mổ cũng có nguy cơ bị tắc ruột hoặc dính ruột.
Khi phụ nữ trải qua quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ngang ở đoạn eo tử cung và vết sẹo sẽ hình thành tại vị trí này trên tử cung. Khi mang thai lần sau, túi thai có nguy cơ cấy vào vết sẹo này, gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho mẹ như tổn thương bàng quang, vỡ tử cung, xuất huyết bên trong tử cung, nhiễm trùng, rối loạn đông máu và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong của mẹ.
Đặc biệt, sản phụ sinh mổ dễ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai, bao gồm tăng nguy cơ cho quá trình nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nứt vỡ vết sẹo mổ, vỡ tử cung và tăng tỷ lệ sinh mổ khi mang thai lần sau. Ngoài ra, nếu có sự cách nhau quá ngắn giữa lần sinh mổ trước và lần mang thai sau (dưới 18 tháng), có thể dẫn đến việc sinh non, trẻ nhẹ cân, da vàng, kém phát triển thính giác và trí tuệ, và sự phát triển thể chất kém.
Xử trí khi chuẩn bị mang thai và có vết mổ cũ trên tử cung
Theo BS. CKII Lê Thanh Hùng – Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, khi chuẩn bị mang thai và có vết mổ cũ trên tử cung, phụ nữ cần thực hiện những bước sau:
Có vết mổ trên tử cung sanh ngả âm đạo được không?
Để quyết định sẽ mổ lấy thai cho mẹ bầu hay sanh ngả âm đạo, cần vào các yếu tố như dựa vào lần mổ trước, quá trình khám thai và khi nhập viện/chuyển dạ. Cụ thể:
Dựa vào lần mổ trước, có thể mổ lấy thai ngay khi có u nang tử cung, thai ngoài tử cung ở vị trí cần may vết mổ trên tử cung; mổ lần trước do vấn đề khung chậu, tử cung như hẹp, dị dạng…; mổ dọc thân tử cung; đã mổ lấy thai nhiều hơn 2 lần; thời gian giữa 2 lần mang thai là ít hơn 16-18 tháng; có nhiễm trùng hậu sản với vết mổ độ 3;…
Nếu lần mổ trước không liên quan đến khung chậu, tử cung. Ví dụ: thai suy, ối vỡ, chỉ có ối ít…; mổ ngang ở đoạn dưới hoặc ngang thân tử cung; chỉ có một lần mổ lấy thai; thời gian giữa 2 lần mang thai là hơn 18 tháng và không có nhiễm trùng sau sinh, có thể xem xét sanh ngả âm đạo.
Dựa vào quá trình khám thai, nếu có yếu tố bất thường như ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi mông); thai to (trên 3500g…); thai đa (song thai, tam thai,…); khi cần chấm dứt thai kỳ (do thai quá ngày, thiểu ối, thai chậm tăng trưởng… và có nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ hoặc giục sinh); kết quả giám sát bất thường trên thước đo nhịp tim thai (CTG) cần phải mổ lấy thai ngay.
Có thể xem xét sanh ngả âm đạo cho mẹ bầu khi không có yếu tố bất thường kể trên hoặc có nguy cơ nhưng vẫn muốn theo dõi sanh ngả âm đạo, cần được các bác sĩ Sản Phụ khoa tư vấn, thực hiện ký đồng thuận và chờ đến khi chuyển dạ và sinh con.
Dựa vào quá trình nhập viện/chuyển dạ, khi kết quả giám sát bất thường trên thước đo nhịp tim thai (CTG); vết mổ đau; chuyển dạ kéo dài và người mẹ mệt mỏi; ối vỡ nhưng cổ tử cung không mở thêm hoặc không tiến triển; không đồng ý giúp sinh (kiềm, hút) khi cần thiết, cần mổ lấy thai ngay.
Nếu chấp nhận ký đồng thuận theo dõi sanh ngả âm đạo trên vết mổ cũ sau khi bác sĩ chuyên khoa sản cung cấp thông tin để hiểu rõ nguy cơ có thể có; đồng ý giúp sinh (kiềm hoặc hút) trong trường hợp cần thiết do sản phụ không thể rặn sinh được; chuyển dạ diễn tiến thuận lợi, đảm bảo sức khỏe mẹ và thai tốt, có thể xem xét cho mẹ bầu sanh ngả âm đạo.
Khi khám thai và có vết mổ trên tử cung, có những điểm cần lưu ý sau:
Tóm lại, khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu cần tự bảo vệ mình và thai nhi bằng cách tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Việc này giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế tối đa tình trạng dị tật bẩm sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ, cũng như sau khi sinh ra.Đồng thời, mẹ bầu có vết mổ cũ trên tử cung cần phải khám tiền sản trước 36 tuần dự định mang thai để được các bác sĩ Sản Phụ khoa xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và chỉ định kế hoạch tiền mang thai, mang thai, chuyển dạ và sinh nở thuận lợi.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmNgày 29/7/2023, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, Hệ thống BVĐK Tâm Anh và Bệnh viện Nhi Trung ương đã có buổi ký kết hợp tác chiến lược...
Xem ThêmTiếp tục hưởng ứng chuỗi hoạt động “Năm hành đồng vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin”, góp phần chăm sóc Khách hàng trong...
Xem ThêmGiữa lúc các dịch bệnh nguy hiểm như thủy đậu, tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản tăng cao, nhiều địa phương đang khan...
Xem ThêmTheo ước tính, trong giai đoạn 2010 - 2019, trên toàn thế giới có hơn 175.000.000 trẻ em đã được bảo vệ và 625.000 trẻ đã được...
Xem ThêmNgày 23/07/2023, VNVC Tam Trinh khai trương, đây là cơ sở thứ 16 của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Nội. Chỉ trong buổi...
Xem Thêm