Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sáng ngày 14/10/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản số thứ 12 tại VNVC Nguyễn Duy Trinh 1 (Thủ Đức, TP.HCM) với sự đồng hành của Tập đoàn sinh phẩm y tế hàng đầu thế giới – Sanofi (Pháp).
Lớp tư vấn được tư vấn bởi hai chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, nhi khoa và sản phụ khoa là ThS Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại – Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TPHCM. Hai chuyên gia đã có những chia sẻ vô cùng bổ ích và khoa học cho gần 500 bố mẹ tham gia lớp học ở cả nền tảng online và offline về Tầm quan trọng của vắc xin viêm gan B cho mẹ bầu và thai nhi và Sanh thường hay sanh mổ.
ThS Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Nguy cơ truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi lên tới 90 – 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Do đó, nếu phụ nữ mắc viêm gan B, cần được điều trị cho đến khi virus ở thể không hoạt động và hoàn thành lịch vắc xin viêm gan B trước khi mang thai và tiến hành tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh”. |
Tại Việt Nam, có 8,6 triệu người nhiễm viêm gan B với tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 15%, tương đương 10 – 12 triệu người. Trong đó, tỷ lệ nhiễm mạn tính lên đến 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam. Trung bình cứ 08 người Việt Nam có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Trong khi đó, viêm gan B và C là nguyên nhân của gần 80.000 trường hợp ung thư gan và 40.000 trường hợp tử vong mỗi năm.
Viêm gan B là nguyên nhân của 80% trường hợp ung thư gan nguyên phát. Tại Việt nam, ung thư gan đứng thứ 1 ở nam giới và thường gặp thứ 5 ở nữ giới. Có 10 – 30% (Tb 20 – 25%) trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, ung thư gan. Có 25 – 40% trường hợp tử vong do viêm gan B hoặc do biến chứng của bệnh, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới (sau ung thư phổi và ung thư dạ dày).
Đối với viêm gan B thể cấp tính, khi mắc có thể dẫn tới 1 trong 3 tình huống sau đây:
Viêm gan B được mệnh danh là một trong những “kẻ giết người thầm lặng”, gây ra nhiều ca mắc, biến chứng và tử vong hàng năm bởi người mắc viêm gan B mạn tính thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng cho đến khi có xơ gan, ung thư gan, suy gan hoặc bệnh gan nguy trọng tiến triển.
Bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường như:
Bất kỳ ai chưa có miễn dịch đều có thể mắc viêm gan B. Tuy nhiên, độ tuổi khi nhiễm virus là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bệnh có chuyển thành viêm gan B mạn tính hay không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc virus viêm gan B có nguy cơ tiến triển thành mắc viêm gan B mạn cao nhất. Nếu không được tiêm phòng và điều trị dự phòng, trên 90% trẻ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc viêm gan B mạn tính. Trẻ mắc virus viêm gan B thường không có triệu chứng hoặc rất mờ nhạt.
Trên thế giới, ước tính có khoảng 240 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và hàng năm có hơn 686.000 người chết do biến chứng của bệnh viêm gan B. Trong đó, có khoảng 12% phụ nữ mang thai bị mắc virus viêm gan B, có đến 60.480 trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B, trong đó có 25% trường hợp bị viêm gan hoặc ung thư gan và 15.120 trẻ tử vong do biến chứng của bệnh.
Mẹ bầu có thể bị viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai, có thể gặp các triệu chứng như:
Mẹ bầu bị viêm gan B không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, virus viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ lây nhiễm ở các giai đoạn của thai kỳ là:
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm viêm gan B của mẹ mà tỷ lệ lây truyền virus sang thai nhi sẽ khác nhau. Khi virus viêm gan B đang phát triển và sinh sản mạnh, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai có thể từ 50 – 90%. Khi virus phát triển và sinh sản kém, tỷ lệ lây nhiễm khoảng 30% và khi virus viêm gan B ở dạng không hoạt động, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai vẫn tồn tại ở mức dưới 10%.
Để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus HBV, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai (nếu không bị mắc viêm gan B và không có kháng thể kháng viêm gan B) ít nhất 1 tháng để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh. Hiện tại, tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên khám sàng lọc virus viêm gan B khi đến khám để được chăm sóc trước khi sinh thích hợp.
Phụ nữ tiền mang thai cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá tình trạng nhiễm viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính (chứng tỏ mắc bệnh), không nên tiêm phòng viêm gan B. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính (không mắc bệnh) và không có kháng thể chống viêm gan B (anti HBs âm tính), nên tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính (không mắc bệnh) và đã có kháng thể chống viêm gan B, thì không cần tiêm phòng.
ThS Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Khi được chỉ định nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B, phụ nữ được tiêm với lịch thường quy 3 liều trong vòng 6 tháng (0 – 1 – 6) hoặc lịch nguy cơ cao 4 liều trong vòng 12 tháng (0 – 1 – 2 – 12).” |
Theo sản khoa, tất cả các mẹ bầu cần phải xét nghiệm viêm gan B dù trước đó đã tiêm vắc xin viêm gan B hay chưa.
Trên 90% trẻ sẽ mắc viêm gan B mạn tính, trong đó 25% có nguy cơ dẫn tới xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Do đó, dù mẹ có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, trẻ sơ sinh đều cần được tiêm 01 liều vắc xin viêm gan B duy nhất trong 24 giờ đầu sau sinh, giúp giảm 80% – 95% lây truyền dọc từ mẹ sang con (nếu mẹ bị nhiễm). Đồng thời còn giúp phòng ngừa lây truyền ngang (lây từ người chăm sóc, nhân viên y tế và trang thiết bị y tế…)
Sau khi bước đến độ tuổi từ 6 tuần hoặc 2 tháng tuổi, trẻ được tiêm theo phác đồ của vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 với 4 mũi tiêm vào lúc 2 – 3 – 4 – 18 tháng tuổi. Đối với vắc xin 5 trong 1, trẻ cần bổ sung thêm vắc xin có thành phần viêm gan B để phòng ngừa hiệu quả nhất 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến ở trẻ em như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib.
Vắc xin viêm gan B rất an toàn và hiệu quả, đã được kiểm nghiệm bởi các tổ chức y tế, các nhóm nghiên cứu sinh lĩnh vực y tế dự phòng hàng đầu thế giới. Đã có gần 90 triệu trẻ em Việt Nam được tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong vòng 30 năm qua với hầu hết các trường hợp tiêm đều xuất hiện các phản ứng thông thường như phản ứng tại chỗ, đau tại vị trí tiêm (3 – 9%); các phản ứng toàn thân bao gồm sốt cao khoảng 38 độ (0,4 – 8%); mệt mỏi, nhức đầu, kích thích (8 – 18%). Các phản ứng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn từ 1 – 3 ngày, sau đó biến mất và cơ thể phục hồi hoàn toàn bình thường.
Hiện, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm gan B cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn với số lượng lớn, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu tiêm chủng vắc xin phòng bệnh của người dân. 100% vắc xin tại VNVC được bảo quản trong điều kiện tối ưu của dây chuyền lạnh khép kín (Cold Chain) và chuỗi kho lạnh quy mô lớn, hiện đại, đạt chuẩn GSP Quốc tế tại hàng trăm trung tâm trên toàn quốc, đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, chất lượng và hiệu quả vắc xin ở mức cao nhất khi tiêm cho Khách hàng.
Các vắc xin viêm gan B đơn giá gồm có:
Các vắc xin viêm gan B cộng hợp bao gồm:
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý giúp cổ tử cung ngắn đi và mở ra dần, đồng thời đẩy thai nhi ra ngoài qua đường âm đạo. Một cuộc chuyển dạ gồm có 3 giai đoạn, gồm có:
Sanh thường là phương pháp sinh con qua đường âm đạo của mẹ mà không sử dụng các thiết bị hỗ trợ sinh. Một cuộc vượt cạn sinh thường được tính từ khi mẹ bầu trải qua các dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng, ra huyết hồng, vỡ ối, mở cổ tử cung,… cho đến khi em bé được đưa ra ngoài.
Sanh thường mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cả mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:
Sinh mổ (còn được gọi là đẻ mổ) là phương pháp đưa em bé ra khỏi tử cung của mẹ thông qua một cuộc phẫu thuật. Thường có 02 hình thức sinh mổ, bao gồm: kế hoạch trước khi có cơn đau chuyển dạ (gọi là mổ chủ động) hoặc khi có sự cấp bách trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ phải quyết định thực hiện một cuộc mổ khẩn cấp.
Trên thực tế, có những trường hợp không thể đẻ thường qua đường âm đạo mà phải mổ lấy thai, gồm có:
Phương pháp sanh mổ thường được thực hiện sau khi mẹ được gây tê tại vùng tủy sống. Trong quá trình phẫu thuật, mẹ vẫn có thể nhận biết khi con ra đời nhưng không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định sử dụng phương pháp gây mê toàn thân, trong đó thuốc gây mê có thể đi qua nhau thai, dẫn đến mệt mỏi ở bé sau khi sinh.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào khu vực bụng dưới và mở tử cung để lấy em bé ra khỏi vết mổ. Quá trình đưa em bé ra diễn ra nhanh chóng, thường trong khoảng 5 – 10 phút. Phần lớn thời gian trong quá trình sinh mổ thông thường được dành cho các bước khâu vết mổ trên tử cung và các lớp mô bụng, cơ và da khác nhau, cũng như quá trình làm vết mổ trở nên thẩm mỹ.
Tại đầu cầu VNVC Nguyễn Duy Trinh 1 (Thủ Đức, TP.HCM) với hình thức tham gia lớp học offline, chị Nguyễn Thị Sao Mai (27 tuổi) thắc mắc rằng: “Mẹ bầu có nên chọn mổ lấy thai khi không có chỉ định hay không?”.
“Không nên chọn mổ lấy thai khi không có chỉ định, sanh thường mang đến nhiều lợi ích hơn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mổ lấy thai có nhiều biến chứng cho mẹ hơn so với đẻ thường và tỉ lệ trẻ sơ sinh gặp nhiều “vấn đề hơn” so với trẻ sinh tự nhiên. Các vết mổ đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn và việc phẫu thuật, gây mê cũng có nhiều khả năng gây ra một vài rắc rối cho cả mẹ và bé”, BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại – Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết.
Cũng có mặt ở lớp học tiền thai, sản số 12 tại VNVC Nguyễn Duy Trinh 1, chị Phương Nga (31 tuổi) cùng nhiều bố mẹ tại lớp học thắc mắc rằng “Em sinh thường đứa đầu, đứa thứ 2 sinh mổ do bị cạn nước ối được 1 năm, em muốn sinh tiếp lần 3 nữa. Bác sĩ cho em hỏi sau sinh mổ có thể sinh thường được không? Em có nghe đến tụ dịch vết mổ sau sinh, có cách nào phòng ngừa nó hay không? Em xin cảm ơn.”
BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại – Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM: “Dựa trên tình trạng đã mô tả, lần mang thai này của mẹ cần phải đi khám sớm để đánh giá quá trình phát triển của em bé. Đến khi thai đạt 39 tuần tuổi, cần đánh giá lại một lần nữa về kích thước em bé có to hay không để tiến hành theo dõi và thử thách xem có thể sinh ngả âm đạo được hay không?
Đối với thai phụ đã từng sanh mổ, không đồng nghĩa với việc lần mang thai thứ 2 phải mổ sanh. Bác sĩ cần có thêm thông tin về cân nặng khi sinh lần đầu của thai phụ để tiên lượng về khung chậu của thai phụ. Trong lần sanh thứ 3 này, nếu thai phụ muốn sanh ngả âm đạo, các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ suốt cuộc chuyển dạ cũng như tư vấn cho mẹ bầu về những nguy cơ có thể xảy ra để thử thách sanh ngả âm đạo
Với hình thức tham gia lớp học online thông qua nền tảng zoom, ban tổ chức cũng nhận được rất nhiều những câu hỏi xoay quanh vắc xin phòng viêm gan B và nhiều mong muốn hỗ trợ về sinh thường hay sinh đẻ.
Mẹ Trần Thị Minh Ngọc: “Em có bầu 3 tháng cuối làm xét nghiệm máu và biết là em đã bị viêm gan B. Vậy em bé sau sinh có phải tiêm vắc xin viêm gan B và huyết thanh không ạ? Ở VNVC có vắc xin và huyết thanh không?”
ThS. Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Đây được coi là một cuộc chạy đua về miễn dịch. Bởi tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không cao nhưng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở lại rất cao. Do đó, nếu mẹ bị viêm gan B, em bé sau sinh rất cần phải tiêm kết hợp cả vắc xin và huyết thanh viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền dọc virus viêm gan B từ mẹ sang con.
Hiện tại ở VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn nhưng không có huyết thanh điều trị dự phòng viêm gan B. Tuy nhiên, khi mẹ đã làm xét nghiệm và phát hiện bị mắc viêm gan B thì trong bệnh viện sẽ chuẩn bị sẵn sàng cả vắc xin và huyết thanh để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, khi bé sinh ra và được đánh giá tất cả các chỉ số đều ổn định sẽ bắt đầu tiêm vắc xin và huyết thanh ngay cho bé.”
Mẹ Nguyễn Thị Nhung: “Mẹ mắc viêm gan B, bé sau sinh tiêm cùng lúc vắc xin, huyết thanh viêm gan B và BCG có bị ảnh hưởng gì không ạ?”
ThS. Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Có thể hoàn toàn yên tâm khi mà tiêm phối hợp vắc xin, huyết thanh viêm gan B và BCG. Bé sẽ được phòng bệnh sớm và hoàn toàn an toàn cho bé khi bé được tiêm vắc xin phối hợp như vậy. Tất cả các bà mẹ có thể yên tâm vì có rất nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra những vắc xin được tiêm cho bé đều đã được chứng minh an toàn, hiệu quả, giúp bé phòng ngừa sớm những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.”
Bố Tuần Đoàn: “Mẹ 33 tuổi, làm thai IVF lần đầu thì nên mổ chủ động hay sinh thường ạ?”
BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại – Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM: “Tình trạng hiện tại của mẹ là một trong những yếu tố để cân nhắc rất nhiều trong việc quyết định nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu mẹ muốn sanh thường, thì bác sĩ sẽ đánh giá diễn tiến cuộc sanh có thuận lợi hay không? Nếu khung chậu rộng rãi, em bé có kích thước tương đối,… có thể cân nhắc để sanh ngả âm đạo. Nếu trong quá trình theo dõi sanh ngả âm đạo phát hiện tim thai có vấn đề, tình trạng diễn tiến cuộc sanh không thuận lợi thì bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc, thảo luận cho mẹ sanh mổ.”
Mẹ Dương Thị Minh Thi: “Mức độ đau giữa sinh thường với sinh mổ khác nhau như thế nào ạ? Bị trĩ có sinh thường được không ạ?”
BS.CKII Nguyễn Ngọc Thoại – Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM: “Mức độ đau phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm nhận của mỗi người. Cả sanh thường ngả âm đạo và sanh mổ, y học đều đã có những phương pháp để hỗ trợ giảm đau trong quá trình sanh. Sanh ngả âm đạo đã có phương pháp gây tê ngoài màng cứng, giúp sản phụ không cảm thấy đau trong qua sinh sinh nở. Đối với sanh mổ cũng thế và sau khi hậu phẫu, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc giảm đau thích hợp để mẹ bầu sau mổ có thể sinh hoạt như bình thường.
Đối với bệnh trĩ, mẹ vẫn hoàn toàn có thể sanh ngả âm đạo như bình thường, đây không phải là một trong những yếu tố tác động đến chỉ định mổ sanh của bác sĩ.”
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và phổ biến nhất do vi rút viêm gan B gây ra. Phần lớn mọi người không biết mình bị nhiễm bệnh, họ vô tình lây bệnh cho nhiều người khác. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm từ mẹ trong quá trình sinh đẻ và từ những người xung quanh (gia đình, cán bộ y tế…). Hầu hết (80 – 90%) trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ tiến triển thành bệnh viêm gan mạn tính, gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong. Hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và chi phí điều trị rất tốn kém. Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, được khuyến cáo tiêm cho mọi đối tượng, nhất là người chuẩn bị mang thai và trẻ sơ sinh.
CHÙM HÌNH ẢNH LỚP TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI, SẢN SỐ THỨ 12 TẠI VNVC NGUYỄN DUY TRINH 1 (THỦ ĐỨC, TP.HCM)
Ngày 18/10/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chính thức khởi động Cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”, nơi khơi gợi trí...
Xem ThêmTiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng bệnh không chỉ quan trọng cho trẻ em mà còn rất cần thiết với người lớn. Mặc dù vậy...
Xem ThêmNgày 20/10/2023, Trung tâm tiêm chủng VNVC Văn Giang tọa lạc tại số 555, Khu đô thị mới Văn Giang, Thị Trấn Văn Giang, Huyện Văn Giang,...
Xem ThêmSáng 12/10/2023, VNVC Thanh Trì chính thức khai trương tại địa chỉ ô đất số 5 BT4 khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, Số...
Xem ThêmMẹ bầu ở giai đoạn cuối của thai kỳ thường rất lo lắng không biết mình nên sinh thường hay sinh mổ, phương pháp nào có lợi...
Xem ThêmDù cùng do virus Varicella Zoster gây ra, thủy đậu và zona thần kinh lại cần hai loại vaccine chủng ngừa riêng biệt do tiêm cho hai...
Xem Thêm