Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sáng ngày 28/10/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản số thứ 13 tại VNVC Thủ Đức 2 (TP.HCM) với sự đồng hành của Tập đoàn sinh phẩm y tế hàng đầu thế giới – Sanofi (Pháp).
Gần 500 bố mẹ tham gia lớp học trực tiếp tại VNVC Thủ Đức 2 và hình thức online thông qua nền tảng zoom, hai chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, nhi khoa, sản phụ khoa và dinh dưỡng là BS Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và ThS.BS Trần Thị Hồng Loan – Chuyên gia dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng Nutrihome đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích và khoa học về chủ đề: Các vắc xin quan trọng cho trẻ sơ sinh và Dinh dưỡng giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh trong 1 tháng đầu sau sinh vô cùng non nớt, giai đoạn này trẻ phải tự thích nghi với đời sống ngoài tử cung trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, phụ thuộc hoàn toàn vào miễn dịch được truyền từ mẹ sang từ khi còn trong bào thai, cùng với yếu tố bất lợi của thời tiết, môi trường bên ngoài, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm dẫn tới biến chứng, di chứng và thậm chí tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020, có khoảng 2,4 triệu trẻ sơ sinh tử vong, trong số đó có gần 50% số trẻ tử vong dưới 5 tuổi là trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh bao gồm sinh non, các biến chứng liên quan đến quá trình sinh (như sinh ngạt hoặc ngừng thở khi sinh), các bệnh lý bẩm sinh (như bệnh Rubella bẩm sinh, thủy đậu bẩm sinh, bướu gai hô hấp, hở hàm ếch, tim bẩm sinh) và các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, uốn ván, ho gà, cúm mùa, viêm phổi, thủy đậu, sởi, rubella,…
Trong giai đoạn sơ sinh, có hai nhóm bệnh rất nguy hiểm và phổ biến đối với trẻ ở Việt Nam, đó là viêm gan B sơ sinh và lao sơ sinh. Đây là hai bệnh mà trẻ sơ sinh có nguy cơ tiếp xúc và tỷ lệ tử vong vô cùng cao nếu mắc phải. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa càng sớm càng tốt sau khi sinh là rất quan trọng.
Đối với viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm một liều vắc xin duy nhất trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Sau đó, từ 2 tháng tuổi trở đi, trẻ cần tiếp tục tiêm theo lịch tiêm của vắc xin cộng hợp 6 trong 1 (Hexaxim/Infanrix Hexa) có chứa thành phần viêm gan B với 03 mũi đầu tiên được tiêm vào các tháng thứ 2, 3 và 4 và mũi tiêm cuối cùng hoàn thành phác đồ được tiêm vào lúc trẻ 16 – 18 tháng tuổi.
Đối với lao sơ sinh, trẻ cần được tiêm một liều duy nhất càng sớm càng tốt sau khi sinh nếu trẻ đã trên 34 tuần tuổi và cân nặng trên 2000g. Việc tiêm vắc xin lao sớm cho trẻ giúp phòng ngừa các biến thể nặng của lao như lao màng não, lao kê,…
Ngoài vắc xin phòng viêm gan B sơ sinh và vắc xin lao có thể tiêm được trong giai đoạn sơ sinh, trẻ cần phải chờ đến lúc 2 tháng tuổi mới bắt đầu hành trình tiêm chủng vắc xin trọn đời của mình. Chính vì vậy, để trẻ có đầy đủ kháng thể tự bảo vệ mình cho đến khi đủ tuổi tiêm chủng, trong thời gian mang thai và kể cả trước khi có kế hoạch mang thai, các bà mẹ cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ.phụ nữ mang thai được tiêm chủng các mũi vắc xin cần thiết, cơ thể sẽ sản xuất miễn dịch để bảo vệ cả mẹ và đứa trẻ khỏi các dị tật bẩm sinh và giúp con phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, kháng thể từ mẹ cũng được truyền qua thai nhi và nồng độ kháng thể từ mẹ truyền cho con vượt cao trong tuần từ 34 – 40 của thai kỳ. Quan trọng hơn nữa, trong giai đoạn sau khi sinh, trẻ vẫn nhận được sự bảo vệ từ kháng thể của mẹ thông qua việc kháng thể được truyền thụ động qua tử cung và qua sữa mẹ.
Theo BS Trần Thị Hồng Loan, trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng nên tập trung vào việc cung cấp các hoạt chất kích thích phát triển não bộ, giúp tăng cường khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ. Các hoạt chất này bao gồm DHA, ARA, omega-3, omega-6, Lutein, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, I-ốt, Acid Folic cùng nhiều hoạt chất khác.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, quá trình hình thành cơ quan nội tạng đã bắt đầu, ống thần kinh phát triển từ tuần thứ 3 và não bộ phát triển từ tuần thứ 8 của thai kỳ, tuy nhiên thai nhi chưa tăng trọng đáng kể. Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chú trọng đến chất lượng và sự đa dạng của bữa ăn, đảm bảo ăn 6 nhóm thực phẩm hàng ngày và tăng cường tiếp nạp các thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng và hải sản. Đồng thời, cần ưu tiên ăn nhiều cá hơn thịt và bổ sung rau, củ, quả tươi, đậu đỗ, rong biển, muối I-ốt, bổ sung sữa, sữa chua và phô mai.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, quá trình phát triển hệ xương diễn ra nhanh chóng, thai nhi tăng trọng nhanh hơn. Mẹ bầu cần tiếp tục ăn đa dạng và tăng cường thực phẩm động vật, nên ăn cá ít nhất 3 lần mỗi tuần, bao gồm các loại cá như cá hồi, cá trích và cá mòi, nên ăn cả xương và vỏ của cá tép và tiếp tục sử dụng muối I-ốt. Chú ý bổ sung hạt có dầu như hạt bí, hướng dương và quả óc chó, tăng cường ăn rau, củ, quả tươi và rong tảo biển. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cần tăng số lần và số lượng ăn mỗi lần so với 3 tháng đầu. Đồng thời, nên uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng trọng rất nhanh và não bộ phát triển mạnh mẽ, trẻ có khả năng nghe và ghi nhớ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tăng lượng ăn so với 3 tháng giữa và đảm bảo ăn đủ các thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, kẽm, DHA, I-ốt và các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hãy uống đủ nước mỗi ngày, nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày để cung cấp canxi và chất dinh dưỡng cần thiết.
Như vậy, khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu và tiêm các loại vắc xin phòng bệnh trước và trong thai kỳ đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi, cung cấp kháng thể phòng bệnh cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi sinh ra được tiếp xúc với môi trường ngoài tử cung. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cân đối, tập trung bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng, việc ăn đủ protein, canxi, sắt, acid folic và các vitamin khác là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường phát triển các cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi, ảnh hưởng tích cực đến phản xạ, học tập và trí thông minh của con sau này.
CHÙM ẢNH LỚP TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI, SẢN SỐ THỨ 13 TẠI VNVC THỦ ĐỨC 2
Tiếp tục sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ hàng triệu gia đình Việt trong cao điểm dịch bệnh cuối năm, sáng ngày 01/11/2023,...
Xem ThêmSáng ngày 01/11/2023, VNVC Cái Bè khai trương, cung cấp đầy đủ các vắc xin chất lượng, an toàn, được bảo quản trong kho lạnh đạt chuẩn...
Xem ThêmSáng ngày, 29/10/2023 Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đưa vào hoạt động trung tâm thứ 6 tại tỉnh Tiền Giang, VNVC Tân Hiệp khai trương...
Xem ThêmKết hôn và mang thai là những khoảnh khắc quan trọng của đời người. Trước sự kiện trọng đại này, yếu tố song hành với hạnh phúc...
Xem ThêmTrong những tháng đầu đời, bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu bỏ...
Xem ThêmDù cùng do virus Varicella Zoster gây ra, thủy đậu và zona thần kinh lại cần hai loại vaccine chủng ngừa riêng biệt do tiêm cho hai...
Xem Thêm