Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vào sáng ngày 8/7/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tổ chức lớp tư vấn sức khỏe thai, sản số thứ 6 với sự đồng hành của Tập đoàn dược phẩm Sanofi (Pháp) với sự góp mặt của 2 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế dự phòng, dinh dưỡng là BS. Trần Thị Thiện Mỹ – Bác sĩ trưởng VNVC Lê Đại Hành, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và ThS.BS Trần Thị Hồng Loan – Chuyên gia dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, mang đến cho nhiều bố mẹ tương lai những thông tin bổ ích.
Hai chuyên gia đã tư vấn và chia sẻ những kiến thức vô cùng thiết thực về Sự nguy hiểm của uốn ván thai kỳ và vắc xin phòng ngừa hiệu quả cũng như Dinh dưỡng cho con thông minh trong thai kỳ.
BS Trần Thị Thiện Mỹ – Bác sĩ trưởng VNVC Lê Đại Hành, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, trong quá trình sinh sản, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào vùng cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng rốn sơ sinh, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến nghị trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Bệnh gây ra các triệu chứng như các cơn co cứng cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy, cơ thân, kèm theo cảm giác đau đớn. Triệu chứng điển hình của bệnh gây cứng hàm, bệnh nhân không há được miệng, không thở, không nuốt, co giật toàn thân.
Khi không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, uốn ván có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như gây ngạt đường thở do co thắt hầu họng và thanh quản; dẫn đến ngừng thở, sặc và trào ngược dịch dạ dày vào phổi; gây tình trạng ứ đọng đờm do tăng tiết, khó nuốt và phản xạ ho yếu; gây suy hô hấp do cơn giật kéo dài; gãy xương; suy thận nặng;… với tỷ lệ tử vong lên đến 80%.
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu không có kháng thể phòng uốn ván, nguy cơ cao sẽ mắc uốn ván trong quá trình mang thai. Uốn ván sản khoa là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván xảy ra trong thời kỳ mang thai (thường là do vết thương hoặc từ dụng cụ y tế trong quá trình khám thai) hoặc trong quá trình chuyển dạ và sinh con (có thể có triệu chứng sau sáu tuần tính từ khi sinh). Khi đó, trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục và gây nhiễm trùng uốn ván tử cung.
Nhiễm độc tố từ uốn ván có thể dễ dàng gây tử vong ở bà mẹ mang thai hoặc ảnh hưởng nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe của cả thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở. Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập tại vùng cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng uốn ván rốn, có thể gây các vấn đề như sảy thai và sinh non cho thai nhi trong tử cung.
Theo thống kê các ca uốn ván sơ sinh từ năm 2010 đến nay trên 53 tỉnh thành tại Việt Nam, tỉnh Bình Phước là địa phương có tỷ lệ sản phụ sinh tại nhà lớn nhất cả nước với 67,9% so với các nơi sinh khác như trung tâm y tế hay y tế tư nhân, chiếm khoảng 55% số trường hợp sinh tại nhà của cả nước. Song, Bình Phước cũng là địa phương có tỷ lệ dân số không có tiền sử tiêm ngừa uốn ván hoặc tiêm ngừa chưa đủ liều chiếm đến 88,7%. Qua đó, có thể khẳng định rằng tỷ lệ tiêm ngừa uốn ván trước thai kỳ có liên quan mật thiết đến số ca mắc uốn ván sơ sinh. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng ho gà để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Theo BS Trần Thị Thiện Mỹ, uốn ván sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong cho 1 trẻ sơ sinh sau mỗi 21 phút, vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều cảnh tang thương, chết chóc, tước đoạt đi hàng triệu cơ hội sống khỏe mạnh và phát triển của trẻ. Nhưng điều này hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng việc tiêm phòng vắc xin uốn ván trước thai kỳ. Theo một kết quả thống kê khác, từ năm 1999, 161 triệu phụ nữ đã được tiêm phòng vắc xin phòng uốn ván, 80% các quốc gia có nguy cơ cao vào năm 1999 đã thành công loại bỏ uốn ván sơ sinh. Vì thế, khi một bà bầu tiêm vắc xin phòng uốn ván, kháng thể của người mẹ có thể truyền thụ động cho con trong những tháng đầu đời, bảo vệ đứa bé khỏi bị uốn ván sơ sinh.
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản
2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi)
3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại
Lịch sử tiêm vắc xin có thành phần uốn ván | Gói vắc xin |
Chưa tiêm/không rõ/ (chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản (kiểm tra lịch sử tiêm chủng: Sổ, phiếu tiêm chủng) |
|
Đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản (Khi dưới 1 tuổi) |
|
Đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản (Khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại |
|
Lịch sử tiêm vắc xin có thành phần uốn ván | Gói vắc xin |
Chưa tiêm/không rõ/chưa tiêm đủ 3 mũi |
|
Đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản (Khi dưới 1 tuổi) |
|
Đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản (Khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại |
|
Việc tiêm ngừa uốn ván đầy đủ là vô cùng quan trọng, Mẹ cần phải thực hiện đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm uốn ván, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả mẹ và bé như:
Bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng uốn ván và các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển không chỉ về thể chất mà còn phát triển mạnh mẽ về trí não, giúp con vừa khỏe mạnh, vừa thông minh, nhanh nhẹn.
Theo ThS.BS Trần Thị Hồng Loan – Chuyên gia dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, có 2 giai đoạn vàng phát triển não bộ ở trẻ là giai đoạn còn là bào thai (Não bộ của bé phát triển nhanh từ tháng thứ 2 của thai kỳ) và giai đoạn 3 năm đầu đời (đây là giai đoạn não phát triển nhanh tột đỉnh). Giai đoạn vàng phát triển não bộ này chỉ kéo dài đến năm trẻ 6 tuổi, đây là thời điểm trẻ gần như đạt 100% trọng lượng não bộ của người lớn. Vì thế, ngoài việc tập trung bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh về thể chất, cần cung cấp cho con thêm những hoạt chất giúp con thông minh.
Cũng theo Bác Loan, để con thông minh, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần tập trung vào các hoạt chất kích thích phát triển não bộ, tăng khả năng nhận thức, học hỏi của trẻ như DHA, ARA, omega 3, 6, Lutein, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, I-ốt, Acid Folic, B…
Dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp thai nhi phát triển tối ưu. Mẹ bầu cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để đủ sức vượt cạn, nhanh chóng phục hồi sau sinh và có thể tạo đủ sữa cho con bú. Nếu mẹ bầu không đảm bảo vấn đề dinh dưỡng của bản thân, sẽ gây ra cho thai nhi nhiều tình trạng tiêu cực, cản trở sự phát triển khỏe mạnh của con.
Đối với mẹ ăn kiêng hay ăn đơn điệu, thiếu chất dinh dưỡng, sẽ khiến bản thân dễ bị loãng xương sớm, mệt mỏi, suy kiệt mất sữa. Từ đó, khiến thai nhi chậm phát triển, suy giảm trí tuệ, suy dinh dưỡng bào thai, tạo thành “dấu ấn chuyển hóa”, dễ mắc phải tình trạng béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.
Đối với mẹ ăn uống dư thừa, tăng cân quá mức, sẽ khiến bản thân dễ bị cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị béo phì ngay trong bụng mẹ, không chỉ kìm hãm sự phát triển của con mà còn đe dọa đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai hình thành cơ quan nội tạng, chưa tăng trọng nhiều, ống thần kinh đã phát triển từ tuần 3, não phát triển từ tuần 8 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI bình thường (BMI = 18,5-22,9) trước khi có thai, cần chú ý tăng chất lượng bữa ăn, đảm bảo ăn đa dạng, đủ 6 nhóm thực phẩm mỗi ngày, tăng cường thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng và hải sản. Nên ưu tiên ăn nhiều cá hơn thịt và bổ sung rau, củ, quả tươi, đậu đỗ, và rong biển. Đồng thời, cũng nên sử dụng muối I-ốt và bổ sung sữa, sữa chua và phô mai.
Số lần và lượng thức ăn nên duy trì như trước đây, không cần tăng. Nếu thai phụ gặp nghén, hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng đói. Bạn cũng có thể nhấm nháp vài cái bánh quy, vài lát gừng hoặc ít sữa để giảm triệu chứng. Tránh ăn quá no và không ăn quá nhiều thức ăn béo. Nếu mẹ bầu gặp tình trạng nghén nặng (nôn nhiều, không ăn được gì), hãy gặp bác sĩ sớm để được tư vấn thêm.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi tăng trọng nhanh hơn, phát triển hệ xương nhanh, não phát triển nhanh. Vì thế, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn về cả lượng và chất, tiếp tục ăn đa dạng và tăng cường thực phẩm động vật. Ăn ít nhất 3 lần/tuần các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi… Bổ sung hạt có dầu như hạt bí, hướng dương, quả óc chó và tăng cường ăn rau, củ, quả tươi và rong tảo biển. Nên ăn cả xương và vỏ của cá tép và sử dụng muối I-ốt. Số lần và số lượng ăn mỗi lần cần tăng hơn so với 3 tháng đầu. Ngoài ra, nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng trọng rất nhanh, não phát triển mạnh mẽ, bé có khả năng nghe và ghi nhớ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ trong giai đoạn này, mẹ bầu cần ăn đa dạng nguồn thực phẩm và tăng lượng ăn so với 3 tháng giữa. Chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, kẽm, DHA, I-ốt… và hãy uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, để cung cấp canxi và chất dinh dưỡng cần thiết, nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày. Đặc biệt, tuyệt đối không để bụng đói. Hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhẹ trong ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Trong thai kỳ, khi mẹ bầu cảm thấy đói và muốn chọn các bữa ăn phụ giàu dưỡng chất, dưới đây là một số lựa chọn thích hợp:
Tóm lại, khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch, vừa bảo vệ cơ thể người mẹ, vừa bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho thai nhi khi trong bụng mẹ và ngay cả sau khi vừa ra đời. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển thể chất và trí tuệ của con. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đủ chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, acid folic và các vitamin quan trọng khác sẽ thúc đẩy sự phát triển tổ chức cơ quan và hệ thần kinh của thai nhi, tác động tích cực đến sự phát triển phản xạ, học tập và trí thông minh của con sau này.
CHÙM ẢNH LỚP TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI, SẢN SỐ THỨ 6
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmKỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmBệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rabies gây ra. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có...
Xem ThêmSáng ngày 12/07/2023, VNVC Quận 10 chính thức khai trương, thu hút đông đảo khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng chuẩn quốc tế đầu...
Xem ThêmTiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không là một trong những lo ngại của hầu hết các chị em phụ nữ đang có dự...
Xem ThêmSáng ngày 10/07/2023, tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức tọa...
Xem Thêm