Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sáng ngày 19/08/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản số thứ 9 với sự đồng hành của Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới – Sanofi (Pháp).
Hai chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, sản phụ khoa là BS Trần Huỳnh Tấn – Quản lý Y khoa Vùng Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên – Trung tâm Sản phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có những bài tư vấn và chia sẻ bổ ích và khoa học về Miễn dịch thụ động và những điều kỳ diệu từ vắc xin cho thai nhi và Những điều cần biết về chuyển dạ – chuẩn bị sinh.
BS Trần Huỳnh Tấn – Quản lý Y khoa Vùng Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Trong thai kỳ, hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần được chủng ngừa đầy đủ các loại vắc xin trước và trong thai kỳ để có thể truyền thụ miễn dịch sang thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là các dị tật bẩm sinh trong thai kỳ” |
Trong thời kỳ mang thai, có những thay đổi sinh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của phụ nữ nhằm ngăn chặn việc cơ thể xem những đặc tính mới của thai nhi là một vật thể lạ và tấn công chúng, dẫn đến một số tác động tiêu cực. Lúc này, phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ:
Những thay đổi sinh lý bất lợi của phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng xấu cho thai nhi, có thể gây dị tật, mắc bệnh bẩm sinh, giảm khả năng tự loại bỏ vi khuẩn/virus,… mà còn có thể để lại nhiều hậu quả tiêu cực trong giai đoạn sơ sinh. Đặc biệt là sau sinh, trẻ em vẫn chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện, chưa tiếp xúc với mầm bệnh, chưa đủ trưởng thành để tiếp nhận những kháng thể từ việc chủng ngừa vắc xin,… Vì thế, trẻ sau sinh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiếp xúc với hàng trăm loại virus, vi khuẩn nếu trẻ chưa có miễn dịch thụ động từ mẹ.
Hệ miễn dịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ được truyền qua thai nhi thông qua nhau thai và sữa mẹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, góp phần giúp trẻ có kháng thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động trẻ nhận được từ mẹ sẽ giảm rất nhanh sau 3 tháng đầu, chính vì vậy, việc tiêm đầy đủ vắc xin giúp trẻ tạo kháng thể chủ động là vô cùng quan trọng ngay khi trẻ đến tuổi tiêm ngừa.
BS Trần Huỳnh Tấn – Quản lý Y khoa Vùng Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống và vận động thể lực phù hợp, cùng với việc hỗ trợ miễn dịch bằng cách tiêm phòng đầy đủ vắc xin trước và trong thai kỳ, đồng thời tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh truyền nhiễm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.” |
STT | Phòng bệnh | Tên vắc xin |
1 | Sởi – Quai bị – Rubella | MMR II (3 in 1) (Mỹ) |
Priorix (Bỉ) | ||
MMR (Ấn Độ) | ||
2 | Thủy đậu | Varivax (Mỹ) |
Varilrix (Bỉ) | ||
Varicella (Hàn Quốc) | ||
3 | Cúm mùa | Vaxigrip Tetra (Pháp) |
Influvac Tetra (Hà Lan) | ||
4 | Viêm gan A, B | Twinrix (Bỉ) |
5 | Các bệnh sinh dục sinh dục do HPV | Gardasil (Mỹ) |
Gardasil 9 (Mỹ) | ||
6 | Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà | Adacel (Canada) |
Boostrix (Bỉ) | ||
7 | Viêm màng não do não mô cầu | Menactra (Mỹ) |
8 | Các bệnh do phế cầu khuẩn (nếu cần thiết) | Prevenar 13 (Bỉ) |
Synflorix (Bỉ) |
Tham khảo ngay gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tại đây
STT | Phòng bệnh | Tên vắc xin |
1 | Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà | Adacel (Canada) |
Boostrix (Bỉ) | ||
2 | Cúm mùa | Vaxigrip Tetra (Pháp) |
Influvac Tetra (Hà Lan) |
Chuyển dạ là quá trình sinh lý tự nhiên trong thai kỳ, bao gồm các giai đoạn co thắt cơ tử cung, mở rộng và giãn nở cổ tử cung. Quá trình này giúp đưa thai và phần phụ của thai như màng tử cung và ối ra âm đạo của người mẹ. Co tử cung là hoạt động giúp đẩy thai và các phần còn lại của tử cung xuống và mở cổ tử cung để tiếp tục quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở đủ rộng, thai và phần phụ của thai sẽ được đẩy ra ngoài âm hộ của sản phụ.
Có 3 dấu hiệu chính để nhận biết dấu hiệu chuyển dạ, bao gồm:
Theo BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên – Bác sĩ sản phụ khoa, Trung tâm Sản phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trước khi vào chuyển dạ thật, sản phụ có thể trải qua các giai đoạn chuyển dạ giả. Có thể nhận biết chuyển dạ thật thông qua dấu hiệu của cơn gò chuyển dạ, cụ thể:
Cuộc chuyển dạ của người con so thường kéo dài từ 16 – 24 giờ, trong khi đó con rạ chỉ kéo dài từ 8 – 16 giờ. Quá trình này thường trải qua 3 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn tiềm thời: Thường kéo dài khoảng 8 giờ, từ khi có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi cổ tử cung mở ra khoảng 3cm.
+ Giai đoạn hoạt động: Thường kéo dài khoảng 6 giờ, từ khi cổ tử cung mở 3cm đến khi cổ tử cung hoàn toàn mở rộng.
Bắt đầu từ khi cổ tử cung hoàn toàn mở rộng đến khi thai nhi sổ hoàn toàn ra ngoài. Thời gian này thường khoảng 60 phút.
Bắt đầu từ khi nhau sổ hoàn toàn ra ngoài. Thông thường, giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút.
Có một số vấn đề thường gặp có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, bao gồm:
Vấn đề | Mô tả |
Cơn gò cường tính | Là tình trạng có hơn 5 cơn gò trong mỗi 10 phút, kéo dài trong 30 phút. Tình trạng này có thể gây giảm tuần hoàn và oxy máu cho thai nhi, gây suy thai cấp. |
Chuyển dạ kéo dài | Là tình trạng mà mở cổ tử cung hoặc quá trình xuống của thai nhi chậm bất thường trong quá trình chuyển dạ. Thời gian chuyển dạ trung bình cho người mẹ có con so là khoảng từ 16-24 giờ và từ 8-16 giờ đối với lần sinh sau. Nguyên nhân có thể là do cơn gò tử cung yếu, thai to, ngôi thai bất thường hoặc các vấn đề khác như khung chậu hẹp hoặc tử cung dị dạng. |
Sa dây rốn trong bọc ối | Là tình trạng khi dây rốn nằm ở bên hoặc dưới ngôi thai, nhưng vẫn nằm trong bọc ối. Trong trường hợp nếu bọc ối vỡ, dây rốn có thể sa ra ngoài âm hộ. Đây là tình trạng ngôi thai bất thường và cần được theo dõi kỹ càng. |
Suy thai cấp | Là tình trạng khi thai nhi gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong quá trình chuyển dạ. Điều này có thể là do thiếu oxy máu hoặc sự suy giảm chức năng của cơ thể. |
Vỡ tử cung | Là tình trạng hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm, phần đầu của thai nhi trườn lên trên phía tử cung, theo cơn rặn của thai phụ, đầu thai nhi sẽ gây vỡ tử cung và lọt vào ổ bụng. |
Chấn thương thai nhi | Có thể xảy ra khi thai nhi quá lớn (ước lượng cân nặng > 3500 gram) và gặp phải khó khăn trong quá trình sinh. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sản khoa có thể sử dụng forcep (kìm trợ) hoặc ventouse (máy hút) để giúp thai phụ trong quá trình sanh. |
Nhau bong non | Là tình trạng khi tử cung mở và nhau bong ra trước khi sổ thai. Điều này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và cần sự can thiệp y tế kịp thời. |
Tiền sản giật (sản giật) | Là biến chứng trong thai kỳ, được đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao và có thể gây tổn thương cho các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra từ tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm gặp. |
Thuyên tắc ối | Là tình trạng khi dịch ối xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của người mẹ, gây tắc mạch và hoạt hóa hệ thống đông máu trong cơ thể. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong cao cho cả mẹ và thai nhi. Thuyên tắc ối là một biến chứng không thể đoán trước, không thể dự phòng và trong hầu hết các trường hợp không thể điều trị. |
Băng huyết sau sinh | Là tình trạng máu chảy ra ngay sau khi sổ thai, với lượng máu mất trên 500ml hoặc ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của người mẹ. Nguyên nhân thông thường có thể là do tử cung không co bóp đúng cách, chấn thương đường sinh dục, các vấn đề về bong rau, sổ rau hoặc rối loạn đông máu. |
Sau sinh, trẻ thường được thực hiện các quy trình như da kề da, cắt rốn muộn và bú mẹ tại bàn sanh nhằm đảm bảo sự an toàn và phòng ngừa các vấn đề sau sinh.
Tóm lại, việc chăm sóc toàn diện và củng cố chức năng của hệ miễn dịch là rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, khám thai định kỳ đúng lịch hẹn, duy trì vệ sinh thân thể và không gian sống sạch sẽ, tập luyện phù hợp, xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học và đặc biệt cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, thai phụ và những người chăm sóc cần nắm được những thông tin cần thiết về quá trình chuyển dạ để có thể chủ động trong việc ứng phó với những trường hợp xấu có thể xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị sinh.
CHÙM ẢNH LỚP TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI, SẢN SỐ THỨ 9
Tiếp tục sứ mệnh mang nguồn vắc xin chất lượng cao, an toàn đến khắp mọi miền Tổ quốc, sáng ngày 24/08/2023, VNVC Phố Nối chính thức...
Xem ThêmThứ năm ngày 24/8/2023, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC chính thức khai trương Trung tâm tiêm chủng VNVC Phạm Hùng tại địa chỉ Gian số...
Xem ThêmMùa tựu trường cũng là thời điểm giao mùa, thời tiết biến đổi thất thường, khí hậu ẩm thấp và khô hanh, tạo điều kiện thuận lợi...
Xem ThêmKỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmNhằm mang đến cơ hội phòng ngừa các bệnh ung thư do virus HPV trong bối cảnh số ca nhiễm HPV đang tăng cao trong giới trẻ,...
Xem ThêmTừ ngày 15/08/2023, VNVC Trảng Bom (Đồng Nai) chính thức nhận đặt giữ miễn phí toàn bộ các loại vắc xin hot, vắc xin quan trọng, vắc...
Xem Thêm