Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Với nhiều loại vắc xin, việc trễ hẹn hoặc bỏ qua lịch tiêm chủng có thể khiến trẻ mất cơ hội chủng ngừa duy nhất một lần trong đời, đối mặt với các bệnh nguy hiểm.
Cuối tháng 4/2021, Unicef cảnh báo có hơn 1/3 quốc gia trên thế giới bị gián đoạn dịch vụ tiêm chủng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sự gián đoạn này đe dọa thành tựu tiêm chủng mà chúng ta đã nỗ lực duy trì và đạt được bằng vắc xin như thanh toán bại liệt, loại trừ sởi. Theo ước tính có hơn 80 triệu trẻ em dưới 1 tuổi tại 68 quốc gia bị ảnh hưởng bởi gián đoạn và có nguy cơ mắc các bệnh bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib, phế cầu và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Đại dịch Covid-19 đang làm “đứt gãy” lịch tiêm chủng của nhiều trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Do lo sợ bị lây Covid-19 cho bản thân và các bé, không ít gia đình có tâm lý e ngại ra khỏi nhà để đi tiêm chủng phòng ngừa các bệnh khác.
Theo Bác sĩ CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, tỷ lệ trẻ em đi tiêm chủng các loại vắc xin giảm rõ rệt. Tình trạng bỏ mũi, trễ lịch diễn ra ở khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nơi có diễn biến dịch phức tạp.
“Điều này là dễ hiểu, tuy nhiên rất đáng tiếc vì nhiều loại vắc xin chỉ có cơ hội chủng ngừa duy nhất một lần trong đời, nếu quá tuổi sẽ không đạt hiệu quả tối ưu hoặc không có tác dụng, như: vắc xin lao, viêm gan B sơ sinh, tiêu chảy cấp do Rotavirus, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1, vắc xin phế cầu…”, bác sĩ Bạch Thị Chính cho hay.
Các loại vắc xin quan trọng, trẻ em chỉ có thể tiêm vào một thời điểm, độ tuổi trong đời:
STT | Loại vắc xin | Giới hạn tuổi tiêm vắc xin |
1 | Lao | Tiêm trong 1 tháng đầu sau sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất. |
2 | Viêm gan B sơ sinh | Có hiệu quả bảo vệ tối ưu trong 24h đầu sau sinh. |
3 | Ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus | Rotarix, Rotavin: hoàn tất trước 6 tháng tuổi. Rotateq: hoàn tất trước 8 tháng tuổi. |
4 | 5 trong 1 (Phòng 5 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do Hib). | Pentaxim: hoàn tất trước 24 tháng tuổi. Infanrix IPV+Hib: hoàn tất trước 5 tuổi. |
5 | 6 trong 1 (Phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt) | Hoàn tất trước 24 tháng tuổi. |
6 | Phế cầu Synflorix | Hoàn tất trước 5 tuổi. |
Chị Nguyễn Thanh Bình (Quận Phú Nhuận, TP. HCM) rơm rớm nước mắt bế con gái 8,5 tháng tuổi đến Trung tâm Tiêm chủng VNVC Hoàng Văn Thụ, TP. HCM, để uống vắc xin phòng Rotavirus. Tuy nhiên, bác sĩ tư vấn rằng hiện bé đã quá tuổi sử dụng vắc xin này hiệu quả. Nếu chỉ định sử dụng bây giờ sẽ không còn hiệu lực phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota. Đây là một loại bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của 600.000 trẻ em trên thế giới mỗi năm, đồng thời gây ra nhiều nguy cơ suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nếu nhiễm bệnh nhiều lần.
Đây không phải là trường hợp cá biệt trễ lịch tiêm, uống vắc xin. Ghi nhận tại các trung tâm Tiêm chủng VNVC tại TP. HCM và HN, mỗi ngày có hàng trăm trẻ em không được chỉ định các vắc xin quan trọng vì lý do đã quá lịch tiêm phù hợp. Phần lớn các trường hợp trễ là do bố mẹ lo ngại dịch bệnh Covid-19 nên không cho trẻ đi tiêm chủng. Nhiều phụ huynh suy nghĩ đơn giản rằng chưa tiêm tháng này thì có thể tháng sau đi tiêm, hoặc có thể không tiêm vắc xin cũng không sao.
Anh Nguyễn Sơn (Mỹ Đình, Hà Nội), đưa 2 con 14 tháng và 6 tuổi đến tiêm tại VNVC Mỹ Đình, Hà Nội tâm sự, nhiều cha mẹ nhận được tin nhắn của VNVC nhắc lịch tiêm chủng nhưng cũng bỏ qua chưa đưa con đi tiêm, vì chủ quan một phần, một phần chưa hiểu tầm quan trọng của vắc xin. Việc từng phải chăm bé lớn (năm nay 6 tuổi) nhiều đợt ở bệnh viện do các bệnh như sởi, tiêu chảy… khiến anh và vợ rất ân hận vì lần đầu làm cha mẹ chưa hiểu biết về vắc xin và không cho con tiêm theo lịch khuyến cáo, khiến bây giờ con cũng còi cọc chậm lớn hơn so với các bạn và hay ốm vặt, phải nghỉ học nhiều. Chính vì thế nên với bé thứ 2 này, anh chị đưa con đi tiêm rất đầy đủ và có thể tiêm bù loại vắc xin nào cho bé lớn, anh chị đều cố gắng thực hiện.
Theo anh Nguyễn Sơn, ai cũng lo sợ dịch bệnh, nhưng nếu chọn được Trung tâm Tiêm chủng an toàn như VNVC, có không gian rộng rãi, giãn cách đầy đủ và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh thì cũng yên tâm rất nhiều. Kinh nghiệm của anh Nguyễn Sơn là đi đến nơi về đến chốn, khi đưa con đi tiêm thì nên đeo khẩu trang, tấm che giọt bắn, hạn chế tiếp xúc nói chuyện với mọi người xung quanh để hạn chế tối đa nguy cơ.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC: Covid-19 rất nguy hiểm nhưng nếu vì lo sợ dịch bệnh mà bỏ, hoãn lịch tiêm vắc xin cho trẻ thì hậu quả là rất lớn. Nhiều loại chỉ được chỉ định ở những thời gian nhất định. Bên cạnh Covid-19 thì còn hàng chục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang rình rập tấn công trẻ em. Những bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tỷ lệ tử vong ở trẻ em rất cao hoặc để lại di chứng nặng nề suốt đời.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), trong năm 2020, có 20 triệu trẻ em trên thế giới đã bỏ lỡ tiêm chủng cả 3 liều vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà hoặc DTP3. Tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam cũng bắt đầu sụt giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, ghi nhận tại Hệ thống VNVC, cho thấy tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo sự chủ quan, chậm trễ tiêm chủng theo lịch có thể khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm. Việc sụt giảm tỷ lệ tiêm vắc xin nhiều bệnh do dịch Covid-19 có thể dẫn đến các đợt bùng phát của những dịch bệnh khác đe dọa đến tính mạng nhiều người.
“Trong bất kỳ điều kiện nào, gia đình cũng nên cố gắng duy trì đúng lịch tiêm chủng cho trẻ. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 18 tháng, tiêm chủng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh hiệu quả, lên đến 95%. Tiêm chủng giúp cơ thể được tạo kháng thể miễn dịch tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giảm các di chứng nặng nề ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe và trí não, thậm chí giảm được tình trạng tử vong”, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo.
Cũng theo bác sĩ Bạch Thị Chính, vắc xin còn có chức năng cực kỳ quan trọng là tạo miễn dịch cộng đồng. Nhiều cá nhân miễn dịch sẽ tạo nên một cộng đồng miễn dịch. Chi phí cho việc tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị nếu trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, trong đại dịch, tiêm chủng còn giúp hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn triệu chứng giữa Covid-19 với cúm mùa và một số bệnh hô hấp khác. Do đó, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng nên tiêm chủng tối đa các loại vắc xin trong điều kiện của mình để phòng ngừa nhiều bệnh.
Cha mẹ cũng nên chủ động đặt lịch hẹn trước để không phải chờ đợi lâu và tuân thủ các thao tác 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế như khai báo y tế đầy đủ, đeo khẩu trang đúng cách, chú ý giãn cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, các phụ huynh hãy luôn cập nhật thông tin về các dịch bệnh của trẻ em, người lớn chứ không nên quá chú tâm về dịch Covid-19 mà bỏ qua các thông tin quan trọng về dịch bệnh khác. Kinh nghiệm năm 2020, TP HCM và nhiều tỉnh ở Tây nguyên đã phải chịu “dịch chồng dịch” khi bệnh bạch hầu lan nhanh và gây tử vong cho nhiều trường hợp; dịch viêm màng não cũng gây ra các trường hợp tử vong và nhập viện ở Nghệ An…
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, việc tiêm chủng cần đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Trong những trường hợp bất khả kháng khiến trẻ trễ tiêm (như trẻ không đủ sức khỏe, quên lịch tiêm nhắc), bố mẹ cần đưa trẻ đến tiêm chủng càng sớm càng tốt và thông báo cho bác sĩ để có chỉ định tiêm chủng bổ sung.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, VNVC cũng nỗ lực chia sẻ khó khăn với người dân trong dịch bệnh, bằng nhiều chương trình hỗ trợ giá, miễn giảm, cho vay trả góp không lãi suất trong thời gian dài…, hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ vượt qua các rào cản để không trì hoãn việc tiêm chủng cho trẻ em.
VNVC cũng tăng cường truyền thông đến cộng đồng các thông tin khoa học về những vắc xin được khuyến khích tiêm trong mùa dịch, ngăn chặn nguy cơ “dịch chồng dịch” như: vắc xin cúm; bạch hầu – ho gà – uốn ván; vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn mô cầu và vi khuẩn phế cầu; vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella; vắc xin phòng thủy đậu; Viêm não Nhật Bản; Ung thư cổ tử cung và các bệnh lây lan qua đường tình dục do virus HPV; Viêm gan A-B…
Ngoài ra, phụ huynh cần luôn cập nhật thông tin về các dịch bệnh của trẻ em, người lớn chứ không nên quá chú tâm về dịch Covid-19 mà bỏ qua các thông tin quan trọng về dịch bệnh khác.
Để tránh việc bố mẹ lo chống dịch quên lịch tiêm chủng của con, VNVC thực hiện nhắn tin nhắc lịch tiêm miễn phí cho tất cả khách hàng và gọi điện thoại nhắc lại trong trường hợp bố mẹ đã nhận tin nhắn mà chưa đến tiêm.
Để đảm bảo phòng dịch Covid-19 tại các trung tâm tiêm chủng, VNVC thực hiện nghiêm ngặt quy tắc 5K, nhân viên y tế đeo khẩu trang và nón chống giọt bắn, giữ khoảng cách an toàn; tất cả khách hàng khai báo y tế, đo thân nhiệt ngay trước khi vào trung tâm; tăng cường khử trùng toàn bộ trung tâm nhiều lần trong ngày, giữ môi trường thông thoáng, đặt nhiều dung dịch sát khuẩn nhanh tại các vị trí dễ nhìn. Đặc biệt, VNVC yêu cầu chỉ 1 người nhà theo bé vào trung tâm. 100% y bác sĩ tại đây đều được tiêm ngừa vắc xin Covid-19.
Khách hàng hãy cùng VNVC chống dịch bằng cách, khai báo y tế trung thực, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và hợp tác với công tác sàng lọc trước khi vào trung tâm; khai báo đầy đủ thông tin y tế; chủ động không đến nơi công cộng nếu có nguy cơ nhiễm bệnh như có biểu hiện ho sốt, sổ mũi, khó thở, mệt mỏi…; hoặc đến/ở/trở về từ vùng có dịch, hay là tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bệnh.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC với gần 60 Trung tâm trên cả nước vẫn mở cửa hoạt động xuyên trưa từ 7h30 đến 17h tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. VNVC phục vụ tiêm chủng với quy trình phòng dịch Covid-19.
Để được tư vấn về việc tiêm vắc xin, các bậc phụ huynh có thể đăng ký tại đây, liên hệ hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmNgười lớn tuổi, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, ung thư… nên tiêm...
Xem ThêmChỉ 3 ngày sau lô thứ 10 & 11, VNVC đã khẩn trương đưa thêm 2.016.460 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca về đến TP.HCM, nâng tổng...
Xem ThêmNhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Quý khách hàng sắp xếp thời gian phù hợp và chủ động cho kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh, tất...
Xem ThêmVới những đóng góp đặc biệt, nỗ lực ký kết thành công và là đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc xin...
Xem Thêm