Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vì sao người lớn cần phải tiêm vắc xin? Những loại vắc xin nào cần thiết cho người lớn? Giả thuyết tiêm vắc xin BCG ngừa lao, vắc xin phòng bệnh sởi, thủy đậu, bại liệt… kích thích hệ miễn dịch, cho tác dụng miễn dịch chéo với Covid-19 được các chuyên gia về y tế dự phòng nhìn nhận ra sao? Tất cả những vấn đề trên sẽ được các bác sĩ giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến “Vắc xin cho người lớn và giả thuyết về miễn dịch chéo trong bối cảnh đại dịch” do Báo điện tử VTV phối hợp cùng Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC thực hiện vào 20h thứ ba, ngày 12/5/2020.
Chương trình TƯ VẤN TRỰC TUYẾN – “VẮC XIN CHO NGƯỜI LỚN & GIẢ THUYẾT MIỄN DỊCH CHÉO TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH” đang được phát trực tiếp trên Báo điện tử VTV, www.laodong.vn, website https://vnvc.vn/ và livestream trên các trang fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV, VTV8 – Tin nóng miền Trung, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, và tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress và fanpage Báo Lao động của báo điện tử Lao động; với sự tham gia của các chuyên gia:
ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY
Đại dịch Covid-19 vẫn đang là vấn đề sức khỏe cấp bách hàng đầu thế giới, tính đến 7h ngày 8/5/2020 có hơn 3.900.000 ca nhiễm bệnh toàn cầu và hơn 270.000 người đã tử vong.
22 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, 17 trường hợp nhiễm bệnh từ nước ngoài được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng; đây chính là kết quả của sự nỗ lực cả nước phòng chống bệnh dịch của Việt Nam. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam là 288 trường hợp, trong đó có 233 người đã được công bố khỏi bệnh.
Nhiều giả thuyết khoa học lý giải việc Việt Nam và nhiều quốc gia khác có tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 thấp và có diễn biến nhẹ là do được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh lao. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy 80% ca nhiễm và tử vong do Covid-19 là người trưởng thành, đặc biệt là người lớn tuổi, người có bệnh nền và người có hệ miễn dịch yếu; do đó việc tiêm chủng cho người lớn trong lúc này là việc rất quan trọng để kích hoạt hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Một số nghiên cứu đã và đang chỉ ra rằng: các loại vắc xin sống giảm độc lực như vắc xin phòng Lao, Bại liệt, Sởi-Quai bị-Rubella có thể kích hoạt hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng Việt Nam – Bộ Y tế: “Thành quả lớn của y học chính là phát minh ra các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, thế giới và Việt Nam đã có hơn 40 loại vắc xin lưu hành, trong đó có những vắc xin được chủng ngừa sớm cho trẻ như bạch hầu – uốn ván – ho gà, sởi… Nhiều người lúc nhỏ chưa có cơ hội chủng ngừa thì bây giờ đã có vắc xin dành riêng cho người lớn, những bệnh trước kia chưa có vắc xin thì bây giờ đã có. Lứa tuổi nào cũng có vắc xin phòng bệnh, với người lớn, người già, người có bệnh mãn tính, việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp tránh nguy cơ biến chứng hoặc tử vong khi mắc bệnh“.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, người lớn nên đặc biệt ưu tiên 6 loại vắc xin sau: vắc xin phòng bệnh cúm mùa; vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) do phế cầu khuẩn; vắc xin phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm khớp, viêm mũi họng… do não mô cầu khuẩn; vắc xin phòng bệnh thủy đậu; vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – ho gà – uốn ván; và vắc xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella.
Không chỉ là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh Covid-19, người trưởng thành – đặc biệt là phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD, suy giảm miễn dịch, tim mạch, tiểu đường, huyết áp…), những người có hệ miễn dịch kém (ung thư, HIV), người có sức khỏe yếu… còn là đối tượng bị đe dọa sức khỏe và tính mạng bởi nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có đến 1,5 triệu người tử vong vì những căn bệnh truyền nhiễm. Trong đó, 80% ca tử vong xảy ra ở người trưởng thành vì các bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vắc xin.
Lý giải về vấn đề người lớn dễ bị tấn công bởi dịch bệnh, BS.Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, TP.HCM, cho biết: “Ở người lớn, người có cơ địa đặc biệt, sức đề kháng rất kém, do đó khi virus tấn công, khả năng của bạch cầu và kháng thể có sẵn sẽ không đủ sức để ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể. Một cơ chế ở những người có bệnh lý mạn tính là đường hô hấp có tế bào lông chuyển rất yếu. Ở người bình thường, khi virus tấn công vào cơ thể, các tế bào lông chuyển có nhiệm vụ đưa virus lên phía trên vùng hầu họng, từ đó gây ra các bệnh về viêm mũi họng.
Còn với người lớn, người có hệ miễn dịch suy yếu, khi các tế bào lông chuyển yếu đi sẽ không thể giữ virus ở phía hầu họng. Sau khi tiếp xúc cơ thể, virus có xu hướng di chuyển xuống vùng phổi, tấn công các tế bào của phế nang, sinh sôi nảy nở thì dễ bị bệnh viêm phổi do virus, vi khuẩn hơn so với những người khỏe mạnh”.
Mặc dù người trưởng thành là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên ý thức tiêm phòng cho người lớn chưa cao do quan niệm sai lầm về việc tiêm vắc xin chỉ dành cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Thực tế, tiêm chủng vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: “Phòng bệnh cho người lớn cũng là phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Khi một cá nhân được chủng ngừa sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng, điều kiện phát triển của mầm bệnh cũng sẽ giảm đi”.
Nhằm giải đáp những thắc mắc về vắc xin cho người lớn, những vấn đề về tiêm phòng cho người lớn như: Lịch tiêm chủng người lớn, những vắc xin cần thiết cho người lớn, lợi ích của việc tiêm nhắc vắc xin ở tuổi trưởng thành, lưu ý khi tiêm vắc xin và giả thuyết về miễn dịch chéo với Covid-19, Báo điện tử VTV phối hợp với Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và người lớn VNVC tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến “Vắc xin cho người lớn và giả thuyết về miễn dịch chéo trong bối cảnh đại dịch” vào lúc 20h ngày 12/5/2020.
Ngay bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về hộp thư suckhoe@vtv.vn hoặc inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được các chuyên gia tư vấn trong chương trình.
Ngày 23/5/2020 VNVC Ninh Bình chính thức nhận đặt giữ vắc xin các mũi tiêm lẻ và các gói tiêm chủng với giá ưu đãi kèm theo...
Xem ThêmNgày 14/5/2020, Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam khai trương cùng lúc 2 trung tâm tiêm chủng cao cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc và Long...
Xem ThêmĐừng mạo hiểm phá hỏng chuyến đi vì những căn bệnh bất ngờ ở đất nước sở tại. Theo quy định của nhiều quốc gia, người nước...
Xem ThêmTừ nay, cơ hội bình đẳng với các thành phố lớn về quyền hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, an toàn, được mua vắc xin với...
Xem ThêmNgày 4/5/2020, Trung tâm tiêm chủng VNVC Tân An (Long An) và VNVC Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chính thức nhận đặt giữ nhiều loại vắc xin quan...
Xem ThêmTừ ngày 28/04/2020, người dân tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn... đã có thể thoải mái...
Xem Thêm