Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ nhiễm bệnh cao, người bệnh dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến các cơ quan nội tạng, tứ chi, mắt…
Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân, một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
Vắc xin được hoạt động trên cơ chế: khi đưa vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vắc xin là một vật thể lạ nên hủy diệt và ghi nhớ chúng. Lần sau, khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận ra ngay lập tức và nhanh chóng tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó, giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh.
Để đạt được hiệu quả tiêm phòng cao, vắc xin cần được bảo quản lạnh trong khoảng nhiệt độ từ 2-8 độ C
Có thể phân loại vắc xin dựa trên nguồn gốc cấu thành hoặc hiệu lực miễn dịch (số bệnh mà 1 vắc xin có thể chủng ngừa). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phân loại vắc xin dựa trên thành phần cấu thành, bao gồm:
Là vắc xin được sản xuất từ virus, vi khuẩn còn sống nhưng đã được làm cho yếu đi, không có khả năng gây bệnh. Các loại vắc xin sống điển hình bao gồm vắc xin phòng lao (BCG), vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR), vắc xin phòng thủy đậu… Vắc xin sống mang lại khả năng miễn dịch lâu dài, ít phải tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, hạn chế là không phải ai cũng có thể tiêm được vắc xin sống, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai…
Là vắc xin được sản xuất từ các vi sinh vật bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví dụ như vắc xin phòng cúm, tả, viêm gan siêu vi A… Vắc xin bất hoạt ổn định và an toàn hơn vắc xin sống, tiêm được nhiều đối tượng, song cần phải tiêm nhiều mũi hoặc tiêm nhiều lần mới đảm bảo đủ kháng thể phòng bệnh.
Là vắc xin chỉ tách lấy một phần vỏ chứa kháng nguyên của vi khuẩn hoặc vi rút. Điển hình là các loại vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, phòng não mô cầu…
Là vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, ví dụ như vắc xin viêm gan B tái tổ hợp.
Nếu dựa trên hiệu lực miễn dịch, vắc xin có thể được chia thành vắc xin đơn giá (vắc xin phòng 1 bệnh) hoặc vắc xin đa giá (vắc xin phòng được nhiều bệnh trong 1 mũi, như vắc xin sởi – quai bị – rubella, 5in1, 6in1…)
Vắc xin được xem là một phát minh vĩ đại trong lịch sử Y học thế giới. Tiêm chủng vắc xin là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Khách hàng đến chích ngừa tại Trung tâm tiêm chủng VNVC được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí
Nhiều người cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể đã đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, không cần thiết phải tiêm vắc xin. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trẻ em và người lớn cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo phác đồ chủng ngừa vì những lý do dưới đây:
Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt quanh năm nên tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, rất dễ phát sinh bệnh dịch.
Hệ thống miễn dịch của nhiều đối tượng thường chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng với bệnh cũng kém nên dễ nhiễm bệnh, ví dụ như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch…
Video đề xuất:
Bệnh truyền nhiễm rất dễ lây trong không gian đông người qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường máu, đường quan hệ tình dục, đường từ mẹ sang con.
Một số bệnh lý một khi đã mắc thì không thể hoặc rất khó điều trị dứt điểm (như bệnh viêm gan B), do đó tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
Trong trường hợp tiêm vắc xin mà vẫn bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều và ít/không có biến chứng. Trước khi có vắc xin, hàng triệu trẻ em bị tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bại liệt, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm não…
Từ khi vắc xin xuất hiện, nước ta đã bảo vệ được hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ có thai hằng năm khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm; thanh toán được bệnh thủy đậu từ năm 1979, bệnh bại liệt từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005; tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí chăm sóc y tế. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả trẻ em và người lớn nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch chủng ngừa để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và toàn xã hội.
Viêm phế quản phổi là một trong những bệnh hô hấp phổ biến nhất trong mùa lạnh. Do đối tượng bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, sức...
Xem Thêm“Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng quan trọng nhất cần tiêm phòng cúm” – Đây cũng chính là khuyến cáo của Bộ Y...
Xem ThêmCác chuyên gia y tế cảnh báo nếu không tiêm phòng, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh và dễ bị di chứng trầm trọng khi...
Xem ThêmKhách hàng có thể dễ dàng đăng ký dịch vụ tiêm chủng trọn gói hoặc đăng ký tiêm mũi lẻ trực tuyến qua website của VNVC, qua...
Xem ThêmVi khuẩn HIB gây bệnh viêm phổi và viêm não mủ là loại vi khuẩn rất dễ lây truyền dù chỉ là qua những giọt dịch tiết...
Xem ThêmNgày 19 và 20 tháng 10 vừa qua tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Khoa học toàn quốc và Triển lãm Y học dự phòng...
Xem Thêm