Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Não mô cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi ở trẻ em và người lớn. Người nhiễm não mô cầu khuẩn, đặc biệt là trẻ em và người có bệnh nền, sức đề kháng kém… có khả năng tử vong trong 24h ngay cả khi có sự can thiệp kịp thời của y tế. Những trường hợp may mắn sống sót cũng phải chịu di chứng suốt đời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có ít nhất 1,2 triệu ca mắc bệnh do não mô cầu khuẩn trên toàn cầu, trong đó có hơn 135.000 người thiệt mạng. Tại Việt Nam, thống kê có hơn 600 trường hợp mắc viêm màng não do vi khuẩn hằng năm, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%.
Đánh giá mức độ nguy hiểm của các ca bệnh do vi khuẩn não mô cầu gây ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi đồng I TP.HCM cho biết, tại Việt Nam, não mô cầu khuẩn tồn tại nhiều chủng nguy hiểm gây nên bệnh cảnh trầm trọng. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi triệu chứng khởi phát của các bệnh do não mô cầu khuẩn rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Nhiều ca phát hiện và đưa vào viện muộn đã tử vong trong 24 giờ sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm vi khuẩn não mô cầu, đáng ngại hơn, loại vi khuẩn “giết người” này đang có xu hướng tấn công mạnh mẽ, tiến triển cực kỳ nhanh, thậm chí giết chết một người khỏe mạnh chỉ trong vài giờ.
Vi khuẩn não mô cầu có tên Neisseria meningitidis (hay còn gọi meningococcus) là một loại vi khuẩn gram âm, gây bệnh bằng nội độc tố. Vi khuẩn não mô cầu khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiều bệnh như viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ, tổn thương ở nhiều cơ quan… Ở mỗi thể khác nhau, triệu chứng của bệnh cũng biểu hiện khác nhau, trong đó thể nguy hiểm nhất của nhiễm não mô cầu khuẩn trong lâm sàng là viêm màng não (50%), nhiễm khuẩn huyết (38%) và viêm phổi (9%).
Có tới 12 nhóm huyết thanh của Neisseria meningitidis được xác định là thủ phạm gây các bệnh do não mô cầu khuẩn, 6 trong số này (tuýp A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch. Tại Việt Nam, não mô cầu khuẩn nhóm A, B và C là thường hay gặp nhất. Tuy vậy, báo cáo của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới mới đây cho thấy, vi khuẩn não mô cầu tuýp Y và tuýp W-135 trước đây chỉ xuất hiện nhỏ lẻ tại vành đai châu Phi thì hiện nay, hai chủng này đang có dấu hiệu lưu hành tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Theo các nhà khoa học, có khoảng 10-20% dân số thế giới mang vi khuẩn Neisseria meningitidis trong cổ họng vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Theo một số tài liệu, khoảng 5 – 10% người nhiễm não mô cầu khuẩn không có triệu chứng, con số này thậm chí lên đến 20% tại khu vực có dịch. Cho đến nay, các bệnh do não mô cầu khuẩn đang trở thành thách thức lớn đối với ngành y học bởi tỷ lệ tử vong vẫn chưa được khống chế, thêm vào đó, gánh nặng bệnh tật do não mô cầu khuẩn gây ra rất nặng nề.
Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng cứng cổ, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, hôn mê, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, bại tứ chi (thể nhẹ), co giật, xuất hiện nốt ban đỏ… trong đó cứng cổ là biểu hiện bệnh đặc trưng nhất. Viêm màng não do não mô cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện cùng lúc với bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết.
Viêm màng não do não mô cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng áp lực nội sọ, phù não, áp xe não gây nhiễm trùng huyết và tử vong. Những trường hợp may mắn sống sót vẫn có thể mang những di chứng vĩnh viễn như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý…
Xem thêm Trẻ dễ bị tật nguyền, tử vong vì viêm màng não do não mô cầu
Theo y văn kinh điển, mọi đối tượng đều có thể mắc viêm màng não do não mô cầu khuẩn, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, qua nước bọt, dịch tiết mũi, họng của người mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi, nhất là nơi đông người. Tại Việt Nam, bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu chủ yếu gây ra bởi tuýp A, B và C.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có ít nhất 1,7 triệu người Mỹ bị nhiễm trùng huyết, gần 270.000 người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này. Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng vi khuẩn xâm nhập trực tiếp từ máu, từ các ổ nhiễm khuẩn ở các mô tế bào hoặc từ các cơ quan khác, gây ra phản ứng dây chuyền khắp cơ thể. Bệnh thường có hoặc không kèm theo tình trạng viêm màng não cùng nhóm huyết thanh.
Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết khá đa dạng, bao gồm suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong lên đến 50%; trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện trầm trọng nhất của bệnh nhiễm trùng huyết gây ra do não mô cầu khuẩn.
Nhiễm khuẩn huyết gây ra do não mô cầu khuẩn có ba thể gồm: tối cấp, cấp và mạn tính. Ở thể tối cấp, bệnh được tiên lượng nặng ngay từ đầu với triệu chứng trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt do rối loạn vi tuần hoàn kết hợp với hội chứng đông máu rải rác nội mạch, khi xuất hiện dấu hiệu này, bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao ngay trong những ngày đầu.
Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu khuẩn, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính và người bị suy giảm miễn dịch.
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Mỗi năm, viêm phổi đang cướp đi mạng sống của gần một triệu trẻ em, nghĩa là cứ khoảng 35 giây lại có một trẻ tử vong vì viêm phổi. Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh tật cao nhất do viêm phổi.
Hiện nay, viêm phổi do não mô cầu khuẩn đang chiếm đến 9% trong tổng số các ca viêm phổi do nhiều nguyên nhân. Viêm phổi do não mô cầu khuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì có thể gây các biến chứng nặng nề, thường khởi phát nhanh và đột ngột. Các triệu chứng thông thường của bệnh gồm: sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, suy kiệt vì ăn uống không được. Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do đó viêm phổi do não mô cầu khuẩn thường không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào phổi qua đường thở, đường máu hoặc thông qua các cơ quan khác của cơ thể khi bị nhiễm bệnh. Bệnh viêm phổi do não mô cầu khuẩn có thể xảy ra với mọi đối tượng, nhất là trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.
Hiện nay, chủng ngừa bằng vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi do não mô cầu khuẩn gây ra. Trước đây, Việt Nam có hai loại vắc xin phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn tuýp A + C và B+C.
Tuy vậy, năm 2018, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu Polysaccharide Meningococcal A+C đã ngưng sản xuất và ngưng sử dụng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, bên cạnh vắc xin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn tuýp B+C – Mengoc BC (CuBa) – thì nhu cầu chủng ngừa vắc xin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn tuýp A+C rất cao, điều này khiến người dân mong chờ một loại vắc xin mới – thay thế vắc xin Polysaccharide Meningococcal A+C với hiệu quả phòng bệnh tốt hơn, đồng thời cho trẻ nhỏ có cơ hội chủng ngừa từ sớm hơn.
Đó là lý do ngay khi vắc xin Menactra (Sanofi Pasteur) phòng các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi… do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135 (có bổ sung thêm 2 tuýp Y và W-135 so với Polysaccharide Meningococcal A+C) có mặt tại Việt Nam, hàng nghìn gia đình đã tìm đến Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC đặt giữ loại vắc xin này.
“Ngoài vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp B, C – Mengoc BC (CuBa), người dân đã có cơ hội tiêm vắc xin phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi… do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135 – Menactra (sản xuất tại Mỹ). Đây là vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Sanofi Pasteur, hãng sản xuất vắc xin và sinh phẩm hàng đầu thế giới, được chứng minh hiệu quả phòng bệnh lý tưởng; phòng nhiều chủng não mô cầu khuẩn hơn, tạo miễn dịch sớm hơn, đồng thời hạn chế được nhiều tác dụng phụ”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết.
Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, vắc xin Menactra dành cho trẻ từ 2 tuổi đến người lớn 55 tuổi, có tác dụng phòng bệnh trọn đời chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Với trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi, cần tiêm 2 mũi Menactra cách nhau ít nhất 3 tháng. Trẻ đã tiêm vắc xin phòng não mô cầu khuẩn tuýp B, C vẫn nên tiêm thêm vắc xin Menactra để phòng ngừa vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135.
Viêm màng não mô cầu là một bệnh nguy hiểm, diễn tiến rất nhanh. Trẻ em mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong trong...
Xem ThêmCovid-19 đang gây bệnh cho hàng ngàn người trên toàn cầu, và trong đó, ít nhất 15 người ở Mỹ - đang khiến cho các quốc gia...
Xem ThêmTất cả những thắc mắc về vắc xin mới phòng các bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do vi khuẩn não mô cầu và...
Xem ThêmTừ ngày 22/2/2020, lần đầu tiên tại Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ triển khai tiêm Menactra - vắc xin mới phòng các bệnh viêm...
Xem Thêm“Bệnh tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi...
Xem ThêmNhững năm gần đây, bệnh viêm não - viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra liên tục được ghi nhận ở nhiều địa...
Xem Thêm