TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người phụ nữ. Mặc dù bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 trở đi nhưng tổn thương tiền ung thư thường đã tồn tại hơn 10 năm trước mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Về ung thư cổ tử cung

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?

Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, do các tế bào niêm mạc ở cổ tử cung phát triển bất thường và hình thành các khối u, chúng nhân lên ngoài tầm kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY NHIỄM

Thủ phạm chính gây bệnh là virus HPV - nguyên nhân gây ra phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 99.7% trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Người nhiễm virus HPV không có triệu chứng nên không thể phát hiện bệnh sớm. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và liệu pháp điều trị nào cho loại virus này.

Các loại virus HPV

Virus HPV có 140 type với khoảng 15 type được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là các type 16 và 18 (nguyên nhân của hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới), tiếp đến là type 31 và 45.

Nguy cơ lây nhiễm

80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%. Các chuyên gia y tế cho biết, ngoài nguyên nhân chính là virus HPV, còn có những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung như sau:

- Quan hệ tình dục sớm và với nhiều bạn tình
- Sinh con sớm, sinh nhiều con
- Vệ sinh sinh dục không đúng cách
- Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn qua đường tình dục
- Điều kiện dinh dưỡng kém
- Hút thuốc lá, rượu bia, bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch…
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Suy yếu hệ miễn dịch
- Stress kéo dài...

Dấu hiệu

ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì triệu chứng không rõ ràng, dấu hiệu có thể gần giống với một số bệnh khác như nhiễm trùng âm đạo, tử cung gây nhầm lẫn dẫn đến tâm lý chủ quan. Nhận biết các biểu hiện phổ biến dưới đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh.


Ngoài ra, những triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn trễ gồm có cảm giác yếu hay mệt mỏi, chán ăn gây sụt cân, đau vùng chậu hay đau lưng, tiêu tiểu không kiểm soát và gãy xương…

CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Giai đoạn 0

Còn gọi là giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ, bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường nhưng chỉ ở trong lớp lót cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể, có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai.

Giai đoạn I

Ở giai đoạn này, virus HPV chỉ vừa mới xâm nhập vào cơ thể, ở bên trong cổ tử cung. Các tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung nhưng vẫn chưa khu trú sang các cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh lúc này chưa có biểu hiện gì bất thường.

Giai đoạn II

Ung thư đã bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu (thành khung xương) hoặc phần dưới của âm đạo (1/3 dưới âm đạo). Giai đoạn này được chia thành IIA và IIB, tùy mức độ xâm lấn.

Giai đoạn III

Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Các tế bào ung thư đã xâm lấn ra xa hơn, tấn công vào phần dưới của âm đạo và khắp vùng trong khung chậu. Người bệnh đã có triệu chứng, dấu hiệu bệnh rõ rệt, nhưng chưa di căn.

Giai đoạn IV

Là giai đoạn cuối của bệnh, khối u đã di căn đến nhiều bộ phận như: vùng chậu, bàng quang, trực tràng…, ảnh hưởng trực tiếp đến gan, phổi. Người bệnh suy giảm sức khỏe nhanh chóng, ít có cơ hội chữa khỏi bệnh.

CÁC CON SỐ GIẬT MÌNH

PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG VẮC XIN

Biện pháp dự phòng tốt nhất
Tiêm phòng ngừa HPV là cách chủ động tốt nhất, bởi vắc xin sẽ tạo kháng thể chống lại virus HPV. Khi cơ thể tiếp xúc với các loại virus HPV, kháng thể sẽ liên kết với virus, ngăn chặn virus lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.
Hiệu quả trên 90%
Vắc xin phòng HPV cho hiệu quả tới trên 90% trong phòng ngừa ảnh hưởng của 4 loại HPV nguy cơ cao bao gồm: Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ (chủng 16, 18), mụn sinh dục, hậu môn (chủng 6, 11).
Miễn dịch đến 30 năm
Vắc xin không chỉ cho thấy tính an toàn và hiệu quả cao, bền vững, miễn dịch bảo vệ có thể kéo dài lên đến 30 năm.

SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV chỉ xảy ra đối với người đã có gia đình hoặc đã quan hệ tình dục?

Nguy cơ nhiễm HPV xuất hiện sớm ở trẻ em gái thậm chí không cần quan hệ tình dục cũng có thể bị nhiễm HPV.

Trong âm đạo của người phụ nữ chưa từng quan hệ lần nào cũng có thể tồn tại loại virus HPV. Những chủng virus HPV gây ung thư xâm nhập, phá hủy làm tổn thương các tế bào biểu mô của cổ tử cung gây ra ung thư cổ tử cung. Trẻ em gái nhỏ tuổi chưa đi khám phụ khoa, do đó, bố mẹ cần ý thức được việc phòng bệnh sớm cho con từ lúc con được 9 tuổi sẽ giúp bé phòng bệnh ung thư cổ tử cung tốt hơn.

Đối với các bé gái đã từng quan hệ tình dục cũng nên đi khám phụ khoa để kiểm tra xem bản thân có nhiễm HPV hay không, cổ tử cung có bị tổn thương gì không vì nếu bị cả hai yếu tố này thì nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung rất cao.


Ung thư cổ tử cung có tính di truyền không? Làm thế nào để kiểm soát?

Bệnh ung thư cổ tử cung không có tính chất di truyền.

HPV chiếm gần như 90% các trường hợp gây ung thư cổ tử cung, nhưng rất may mắn là y học đã tìm ra vắc xin để phòng ngừa HPV. Theo WHO và CDC, chủng ngừa HPV là chìa khóa đầu tiên giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, chìa khóa thứ 2 là đi sàng lọc, khám phụ khoa định kỳ, tùy theo độ tuổi sẽ có lịch khám phù hợp, chìa khóa thứ 3 là phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Trong 3 biện pháp trên, thì phòng ngừa và tầm soát là bộ đôi chìa khóa vàng.

Với tầm phát triển của y học hiện nay luôn đẩy mạnh y học cộng đồng và phòng ngừa phụ nữ từ 9-26 tuổi nên đến các trung tâm tiêm chủng hoặc gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn về việc tiêm vắc xin phòng HPV.


Quá 26 tuổi, đã sinh con có tiêm vắc xin phòng HPV được không?

Vắc xin Gardasil (Mỹ) được chỉ định cho nữ giới từ 9-26 tuổi. Nhưng nếu như bạn có nhu cầu tiêm phòng, bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ để được các bác sĩ tư vấn.

Tại nước Mỹ, vắc xin Gardasil phòng virus HPV được khuyến cáo tiêm cho cả nam giới và phụ nữ từ 27 tuổi đến 45 tuổi. Trong thời gian không xa, chúng ta sẽ có vắc xin phòng HPV cho cả nam giới và phụ nữ đến 45 tuổi.

HPV có thể theo chúng ta dai dẳng và tái nhiễm nhiều lần, nó có thể kéo dài 10-20 năm mới có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng là rất quan trọng bảo vệ cho bạn từ thời điểm tiêm trở về sau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những người tiêm vắc xin phòng HPV thì có kết quả xét nghiệm tổn thương tiền ung thư giảm đi một nửa so với những người không tiêm phòng.


Cứ nhiễm HPV là sẽ mắc ung thư cổ tử cung? Cứ bị ung thư cổ tử cung là phải cắt bỏ tử cung?

Nhiễm HPV không đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư cổ tử cung. Khoảng 90% trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể có thể thải nhiễm virus, chỉ 10% nhiễm dai dẳng và gây ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung chia làm 4 giai đoạn, nhưng chỉ duy nhất ở giai đoạn I - giai đoạn rất sớm của bệnh ung thư cổ tử cung - bệnh nhân mới có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn chức năng sinh sản, giữ lại phần tử cung. Các giai đoạn sau, các bác sĩ phải thực hiện phương pháp hóa trị kết hợp xạ trị.

Xạ trị là phương pháp dùng máy có tia năng lượng cao hơn tia X của X-quang. Khi chiếu tia vào các vùng tử cung và cổ tử cung, gần như phần mạch máu của tử cung không còn hoạt động, đồng nghĩa với việc bệnh nhân đó không còn thực hiện được chức năng sinh sản.


Ung thư cổ tử cung không thể mang thai, sinh con?

Không phải khi bị ung thư cổ tử cung, con đường sinh sản của người phụ nữ sẽ bị cắt đứt hoàn toàn. Để có thể đem lại kết quả điều trị tốt nhất, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Khi điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm bằng phương pháp cắt bỏ tử cung, các bác sĩ sẽ bảo tồn buồng trứng cho người bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp IVF ở BVĐK Tâm Anh. Đối với những bệnh nhân đã cắt tử cung, nhà nước có thể xem xét trường hợp họ hàng mang thai hộ.

Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật cần xạ trị, sau khi đã điều trị khỏi, có thể thực hiện phương pháp IVF, nhờ người mang thai hộ, hoặc trữ đông mô buồng trứng trước khi phẫu thuật, trước khi xạ trị để thực hiện phương pháp IVF. Ở giai đoạn 3, 4, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn và có thể gây tổn thương bàng quang, ruột, hoặc nếu dùng hóa chất có thể gây suy tủy...


Đã dương tính với HPV rồi thì có phải tiêm vắc xin nữa hay không?

Khi nhiễm HPV, ngay trong những trường hợp phải điều trị, phải tầm soát, phải khoét chóp hay làm những phẫu thuật thì vẫn nên tiêm vắc xin phòng HPV bởi vì HPV không chỉ gây ra ung thư cổ tử cung, nó còn có thể gây ra ung thư âm hộ, âm đạo,...

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trường hợp cắt bỏ tử cung thì hiệu quả của vắc xin vẫn được chứng minh trong phòng ngừa những bệnh liên quan đến đường tình dục, như nấm, sùi mào gà trong phổi, mào gà sinh dục, mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, thậm chí ung thư hầu họng,... Do đó, chúng ta nên tiêm phòng và tiếp tục kết hợp vừa tiêm phòng vừa tầm soát để kết quả cuộc sống chất lượng hơn.

Bạn có thể thảo luận cùng bác sĩ điều trị của mình, hoặc những bác sĩ ở nơi tiêm chủng để phân tích những hiệu quả và lợi ích để xem xét có được tiêm chủng hay không.

5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM PHÒNG VẮC XIN HPV

1. Ai nên tiêm vắc xin HPV?

Bé gái từ 9 tuổi đến phụ nữ 26 tuổi, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa, nên tiêm vắc xin phòng HPV ngay hôm nay để bảo vệ bản thân khỏi ung thư cổ tử cung.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêm ngừa vắc xin cho hiệu quả tốt nhất khi được tiêm phòng sớm cho trẻ từ 9-14 tuổi. Đặc biệt vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu trên những trẻ chưa bị phơi nhiễm hoặc chưa bị nhiễm virus HPV.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu tiêm vắc xin ở “thời điểm vàng”, hiệu quả phòng bệnh sẽ cao hơn, nhưng sau độ tuổi đó thì hiệu quả phòng ngừa vẫn ổn định. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo đối tượng trên 26 tuổi vẫn nên tiêm phòng HPV, ngăn ngừa Ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm do HPV gây ra.

2. Phác đồ tiêm vắc xin HPV gồm bao nhiêu mũi?

Lịch tiêm vắc xin phòng ngừa HPV gồm 3 mũi

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên
  • Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.
3. Loại vắc xin HPV nào tốt nhất?

Vắc xin Gardasil sản xuất bởi Công ty hàng đầu thế giới về dược phẩm và sinh học Merck Sharp and Dohm (Mỹ), được chỉ định cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi để phòng ngừa virus HPV gây ra những bệnh lây truyền qua đường tình dục như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

4. Giá vắc xin HPV có đắt không?

Vắc xin phòng HPV có nhiều loại và nhiều mức giá. Tại VNVC, vắc xin có nguồn gốc uy tín, được nhập khẩu từ các hãng vắc xin lớn trên thế giới. Khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm, và các tiện ích miễn phí khác. Ngoài chi phí vắc xin, khách hàng sẽ không phải trả thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào khác.

5. Tiêm phòng vắc xin HPV ở đâu?

An toàn tiêm chủng là một tiêu chí cực kỳ quan trọng khi lựa chọn một địa chỉ tiêm chủng dịch vụ uy tín. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, nhiều khách hàng đã lựa chọn tiêm ở VNVC bởi vắc xin tại VNVC có nguồn gốc uy tín, được nhập khẩu từ các hãng vắc xin lớn trên thế giới. Khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm, và các tiện ích miễn phí khác. Ngoài chi phí vắc xin, khách hàng sẽ không phải trả thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào khác.

Hiện tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có gần 60 trung tâm trên cả nước, làm việc suốt thứ 2 đến chủ nhật, từ 7h30 - 17h00 (không nghỉ trưa). Để được tư vấn về vắc xin và đặt lịch tiêm, Quý khách vui lòng gọi hotline 028 7300 6595, fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM & NGƯỜI LỚN VNVC

Điểm đến lý tưởng để tiêm phòng cho gia đình bạn!

TÌM TRUNG TÂM

Đẩy lùi Ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng càng sớm – hiệu quả càng cao

Hướng dẫn của Bộ Y tế về vấn đề phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC) tại Việt Nam và thông tin kê toa của vắc xin phòng HPV Gardasil (Mỹ) chỉ ra, vắc xin phòng UTCTC và các bệnh do HPV được chỉ định tiêm cho người từ 9-26 tuổi. Trong đó, hiệu quả tiêm phòng vắc xin ngừa HPV cho bé gái từ 9-14 tuổi cao gấp đôi so với độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 45,5% bé gái chưa quan hệ tình dục có sự hiện diện của virus HPV trong âm đạo.
Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin luôn được khuyến cáo càng sớm càng tốt. Hãy cùng VNVC đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm chết người này bằng vắc xin ngay từ hôm nay.


Tiêm phòng hôm nay để bảo vệ bạn và những người thân yêu!


Đăng ký tiêm Đặt mua vắc xin

Chuyên gia nói gì về
hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin?

Bài viết liên quan

Số ca tử vong do ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng lên 443.000 người trên toàn cầu và trở thành loại ung thư nguy hiểm, cao thứ 2 sau ung thư vú.

Xem thêm...
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Gardasil được chỉ định cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV.

Xem thêm ...

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu.

Xem thêm...

Ung thư cổ tử cung là “sát thủ thầm lặng” gây tử vong thứ 2 ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú, 90% phụ nữ nhiễm HPV và các tổn thương tiền ung thư sẽ tự khỏi bệnh trong vòng 2 năm mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.

Xem thêm...

Việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là việc thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm để có biện pháp theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh.

Xem thêm...
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin phòng HPV sớm và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ đang là thông điệp được hàng triệu phụ nữ Việt Nam lan tỏa. Chương trình giao lưu trực tuyến về ung thư cổ tử cung do Hệ thống tiêm chủng VNVC tổ chức đã truyền nhiều cảm hứng tích cực đến cộng đồng.

Xem thêm ...
Top