Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển ngày càng cao và trẻ hóa, trong đó có Việt Nam. 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phòng ngừa và phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung đã và đang trở thành mối quan tâm “nóng” của chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh đáng báo động này. Trang bị ngay những kiến thức cần thiết về ung thư cổ tử cung có thể giúp bạn nói “không” với căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, do các tế bào niêm mạc ở cổ tử cung phát triển bất thường và hình thành các khối u, chúng nhân lên ngoài tầm kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus Human Papillomavirus (HPV). Trong đó virus HPV type 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh ra nhiều nhiều biến chứng đáng sợ như:phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ, suy thận, ung thư di căn đến phổi, gan,… thậm chí gây tử vong ở giai đoạn cuối.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có trên 500.000 ca mắc mới và khoảng 250.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Riêng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cứ mỗi 2 phút lại có một phụ nữ qua đời vì căn bệnh này. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có đến 5000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng một nửa số ca gây tử vong. Trung bình mỗi ngày, có 7 phụ nữ tử vong và 14 ca mắc mới vì căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung là “sát thủ thầm lặng” gây tử vong thứ 2 ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú, 90% phụ nữ nhiễm HPV và các tổn thương tiền ung thư sẽ tự khỏi bệnh trong vòng 2 năm mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào. Chỉ một số ít người có chủng HPV gây ung thư phát triển thành bệnh ác tính. Song nếu tiền ung thư tiến thành UTCTC và di căn đến các bộ phận khác ở giai đoạn muộn thì rất khó chữa.
Đáng lo nhất, UTCTC thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài và hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nên phần lớn chị em thường chủ quan trong việc nhận biết bệnh. Ở phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường thì mất khoảng 15-20 năm để ung thư cổ tử cung phát triển. Nhưng ở những phụ nữ có hệ miễn dịch kém (chẳng hạn như những người nhiễm HIV) thì có nhiều khả năng nhiễm HPV dai dẳng và tiến triển nhanh thành ung thư, chỉ mất 5-10 năm. Đồng thời các trường hợp này cũng dễ nhiễm các tác nhân lây truyền qua đường tình dục khác như virus gây mụn rộp, chlamydia và bệnh lậu…
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với sự phát triển của y học hiện đại, phụ nữ trong độ tuổi 21 – 65 nên đi khám tầm soát UTCTC ít nhất 3 năm/lần. Các chuyên gia ung thư từ Viện nghiên cứu City of Hope (California, Mỹ) cho biết, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung trong 4 thập kỷ qua đã giảm 50% nhờ tầm soát sớm. Phát hiện sớm UTCTC sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chi phí cho mỗi lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền người bệnh phải bỏ ra để điều trị lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy phụ nữ mắc bệnh không cần phải lo lắng về việc lây lan bệnh. Tuy nhiên, HPV – “thủ phạm” gây ra khoảng 99% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung – là virus truyền nhiễm. Tức là, ung thư cổ tử cung không lây truyền khi đã mắc bệnh, nhưng HPV có thể lây lan sang người khác ngay cả khi người bệnh không hề có dấu hiệu hay triệu chứng gì. HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do da tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm bệnh.
Quan hệ tình dục không phải là con đường lây lan duy nhất của virus HPV. HPV còn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp chẳng hạn như: tiếp xúc với quần áo cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót… của người bị nhiễm bệnh. HPV không lây nhiễm qua các con đường như: từ bồn cầu, ôm hay nắm tay, ăn chung hoặc dùng chung bát đũa, bơi chung hồ bơi hay bồn tắm với người mắc bệnh.
Tùy theo từng type virus HPV mà người nhiễm bệnh có nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung hay không. Đồng thời, khả năng hình thành ung thư lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, quan trọng nhất là hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền, đến nay vẫn các nghiên cứu chưa xác định được yếu tố di truyền trong bệnh. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh này, thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của những người còn lại sẽ cao hơn người bình thường.
Ung thư cổ tử cung không chừa một ai. Theo thống kê, ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi 30 – 65, bệnh ít phổ biến hơn ở độ tuổi 20 – 30, trong đó phụ nữ ở độ tuổi 35 – 55 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất với 60%, tiếp đó 20% ở độ tuổi 55 – 65 và khoảng 8% xuất hiện ở độ tuổi 65 – 75.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, thông tin bé gái 14 tuổi mới có kinh nguyệt, chưa từng quan hệ tình dục mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối đã khiến nhiều người bàng hoàng, lo lắng. Khi nhập viện, khối bướu lớn trong cổ tử cung của bệnh nhi đã ăn lên thân tử cung, xâm lấn lan ra ngoài những cơ quan vùng chậu, xâm lấn trực tràng, hậu môn, niệu quản, thận ứ nước, nhiều khối hạch dọc theo diễn tiến đường đi của ung thư cổ tử cung nên không thể phẫu thuật được. Điều này cho thấy bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kể việc đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục hay chưa.
Thực tế cho thấy, mầm mống gây bệnh là virus HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ lâu. Nhưng chính tâm lý chủ quan cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc phát hiện và chữa trị bệnh muộn. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, vì 99% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm các type HPV nguy cơ cao dai dẳng kéo dài. Trong khi đó, cứ 10 phụ nữ thì có đến 8 người nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời.
Mặc dù, ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào để tìm ra nguyên nhân của tình trạng trẻ hóa căn bệnh ung thư, nhưng các nhà khoa học trong nước đã chỉ ra một số yếu tố như: Thói quen quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, có hệ miễn dịch yếu, hút thuốc lá, ít vận động, vệ sinh cá nhân kém, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên,… Về lâu dài những yếu tố này có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, phát sinh tế bào ung thư.
Tiền ung thư cổ tử cung hay còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn này, các tế bào biểu mô bất thường mới bắt đầu xuất hiện trong lớp lót cổ tử cung mà chưa xâm lấn sâu xuống mô chính, chưa lan sang các bộ phận khác.
Tân sản nội biểu mô cổ tử cung hay nghịch sản cổ tử cung là một trong những bất thường tế bào biểu mô thường gặp của niêm mạc của cổ tử cung, có nguy cơ ác tính nhưng chưa có sự xâm nhập các tầng mô đệm của tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát tầng với biểu mô tuyến hay còn gọi là biểu mô trụ của cổ tử cung.
Tân sản nội biểu mô cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 – 50, là một trong những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do có thể tiến triển thành ung thư tại chỗ dẫn tới xâm lấn cổ tử cung. Tổn thương này được hình thành ở biểu mô lát tầng cổ tử cung do sự xâm nhiễm của ít nhất 1 type HPV nguy cơ cao. Đó là tiền đề của ung thư xâm lấn cổ tử cung. Do đó, việc phát hiện sớm các tổn thương này có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán sớm bệnh.
Ngày nay, để tiện hơn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh, người ta phân tổn thương tiền ung thư cổ tử cung thành 2 loại là tổn thương biểu mô lát độ thấp (LSIL) và tổn thương trong biểu mô lát độ cao (HSIL) để tương đồng với kết quả xét nghiệm tế bào học.
Hiện nay, với nền y khoa ngày càng hiện đại và tiến bộ, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi lên đến 90% nếu được phát hiện sớm. Càng được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) và khả năng bảo vệ quyền làm mẹ càng cao. Còn nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn thì việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà khả năng điều trị thành công sẽ thay đổi, cụ thể như sau:
Ung thư cổ tử cung đã và đang tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Năm 2012, tổng gánh nặng trực tiếp của UTCTC khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% tổng GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.
Như vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng HPV (dự phòng cấp 1) và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (dự phòng cấp 2) để phát hiện và chữa trị ung thư cổ tử cung kịp thời với các phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Rụng tóc là một tác dụng phụ thường thấy của hóa trị liệu ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung cũng không ngoại lệ. Đây là một mối lo ngại thực sự đối với nhiều bệnh nhân ung thư. Nhìn chung các loại thuốc hóa trị không thể nhận biết đâu là tế bào lành, đâu là tế bào ung thư nên thuốc tiêu diệt hiệu quả tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, do đó tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Theo BS.Trần Vương Thảo Nghi, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh cho biết, hóa trị là cách dùng thuốc đặc trị cho từng loại ung thư – phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh. Theo dòng máu, thuốc có thể tới mọi cơ quan trong cơ thể có tế bào ung thư ẩn nấp. Hóa trị có nhiều tác dụng khiến bệnh nhân lo lắng, đặc biệt là rụng tóc.
Theo bác sĩ Nghi, mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có bệnh nhân sẽ ít rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài ra, thuốc còn gây tình trạng tóc bị mỏng hoặc dễ gãy hơn. Sau 3 tháng, việc rụng tóc sẽ kết thúc. Tóc mọc lại trong vòng 1 đến 3 tháng sau khi trị liệu kết thúc.
Nhiều người cho rằng nếu quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su đồng nghĩa không có khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bao cao su chỉ che được một phần bộ phận sinh dục của nam giới. Do đó, virus HPV có thể lây truyền từ nam sang nữ ở những tổ chức không được bao cao su che phủ. Ngoài ra, virus HPV vẫn có thể lây nhiễm trong quá trình một số cặp đôi quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ai mắc ung thư cổ tử cung chắc chắn bị nhiễm HPV. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, nhưng điều đáng mừng là: ung thư cổ tử cung có thể chủ động ngăn ngừa đơn giản và hiệu quả bằng vắc xin. Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng HPV càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.
Tại Việt Nam vắc xin ngừa virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Đến nay đã có hơn một triệu liều vắc xin được sử dụng trong 10 năm qua. Thống kê của WHO, 270 triệu liều vắc xin ngừa virus HPV đã được sử dụng trên 120 nước.
Vắc xin ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định ba liều, hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16, 18 cũng như các mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật,…
Đồng thời, Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).
Theo thống kê của tạp chí y học Lancet Oncology, nếu không được sàng lọc và tiêm phòng vắc xin HPV, trên 44 triệu phụ nữ có nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này trong 50 năm tới. Trong đó, ước tính có khoảng 70% số trường hợp mắc ung thư cổ tử cung với 15 triệu ca tử vong xảy ra tại các nước có thu nhập ở mức trung bình và thấp.
Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra việc triển khai nhanh chóng dự án sàng lọc và tiêm phòng vaccine HPV từ năm 2020 có thể giúp ngăn chặn trên 13 triệu ca ung thư cổ tử cung tính đến giữa thế kỷ này, qua đó giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh xuống còn 1/25.000 phụ nữ.
Vắc xin phòng ngừa HPV có hiệu quả cao, được ghi nhận an toàn bởi các cơ quan uy tín của Mỹ như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Tiêm vắc xin HPV càng sớm vì sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, phụ nữ đã quan hệ tình dục, từng nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm phòng.
Phản ứng sau tiêm chủng là một hiện tượng đáp ứng miễn dịch rất bình thường. Nhiều người có thể tiêm ngừa HPV mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:
Do đó, sau khi tiêm, người được tiêm nên ở lại nơi trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi kịp thời các phản ứng các phản ứng. Trước khi ra về, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách theo dõi sát sao các phản ứng tại nhà. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn không nên tiêm vắc xin phòng HPV nếu:
Mặt khác, trước khi tiến hành tiêm chủng bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về trường hợp cụ thể của mình để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Ung thư cổ tử cung không chừa bất kỳ người phụ nữ nào và ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, mọi người cần có một lối sống lành mạnh, cân bằng để giảm bớt nguy cơ bị ung thư. Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cũng cần trang bị kiến thức cho mình về việc phòng ngừa, chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh ung thư phụ khoa; cần chích ngừa HPV. Khám tầm soát định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động… để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.
Với 40 trung tâm trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và dịch vụ tiêm chủng an toàn, cao cấp với giá thành bình ổn, hợp lý, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt.
VNVC có đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước, vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C.
Hiện nay, VNVC đang có vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn do 4 chủng HPV 16,18,6,11. Phác đồ tiêm chủng dành cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi gồm 3 mũi như sau:
Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại VNVC, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm.
Để đặt lịch tiêm phòng HPV, khách hàng có thể điền thông tin tại đây hoặc gọi đến tổng đài: 028.7300.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin phòng bệnh lây qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung.
Nhằm cung cấp những thông tin và giải đáp chi tiết các thắc mắc, băn khoăn của chị em phụ nữ xoay quanh bệnh lý ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ”.
Chương trình được phát trực tiếp vào lúc 20h ngày 19/11/2020 trên Báo Điện tử https://vtv.vn/, https://thanhnien.vn/, website tamanhhospital.vn, website vnvc.vn/ và livestream trên các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, tiếp sóng trên fanpage Báo Thanh Niên và fanpage VnExpress.net của Báo Điện tử VnExpress với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành:
– ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê – Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh.
– Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
– Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi – Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây, hoặc qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm