Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trước đó, 6 đợt vắc xin COVID-19 của AstraZeneca với gần 3.8 triệu liều trong hợp đồng lịch sử 30 triệu liều đã được VNVC đưa về Việt Nam.
Như vậy, chỉ 7 ngày sau lô vắc xin thứ 6, VNVC tiếp tục đưa thêm 592.100 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về đến TP.HCM. Đây là lô vắc xin thứ 7 theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vắc xin COVID-19 giữa VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Đến nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa về Việt Nam tổng cộng là 4.387.100 liều vắc xin COVID-19. Trước đó, ngày 24/2 VNVC nhập khẩu lô vắc xin COVID-19 đầu tiên với 117.600 liều, đợt hai về tối 25/5 với 287.600 liều. Sau đó vắc xin về đều đặn hơn, mỗi tuần một lô, trong đó đợt 3 về ngày 9/7 với 580.000 liều, đợt 4 ngày 15/7 với 921.400 liều, đợt 5 ngày 23/7 với 1.228.500 liều và đợt 6 ngày 29/7 gồm 659.900 liều. Tất cả các lô vắc xin này đều về sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC, sau đó VNVC sẽ chuyển giao cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận, với giá vắc xin bằng đúng giá VNVC mua của AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, vận chuyển, bảo quản vắc xin sẽ do VNVC tự chi trả.
Không chỉ nỗ lực đưa vắc xin COVID-19 về cho nhân dân phòng dịch, VNVC còn là đơn vị có đóng góp chủ lực sức người, sức của cho các chiến dịch tiêm chủng. Hiện đang có 300 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế của VNVC đang trực tiếp tiêm những liều vắc xin COVID-19 quý giá cho khoảng 50.000 công nhân và người dân tại tỉnh Bình Dương, đây là chiến đi tiêm chủng vắc xin COVID-19 lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
Lô vắc xin COVID-19 thứ 7 về lần này có ý nghĩa cấp thiết hơn khi diễn biến dịch COVID-19 nóng hơn bao giờ hết tại các tỉnh thành như: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai,… với số ca mắc và tử vong tăng cao, nhu cầu tiêm chủng của người dân hiện đang rất lớn. Chính những lô vắc xin COVID-19 của AstraZeneca do VNVC đưa về và số vắc xin do COVAX tài trợ sẽ là “vũ khí” giúp Việt Nam mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm ưu tiên, đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 hơn 70% dân số đến cuối quý 1 năm 2022, sớm đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới.
“Sắp tới, hàng chục triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sẽ được VNVC mang về Việt Nam và tiếp tục chuyển giao cho Chính phủ theo nguyên tắc phi lợi nhuận để kịp thời triển khai tiêm chủng cho người dân, đặc biệt là các vùng dịch. Không dừng lại ở đó, VNVC sẽ tiếp tục cố gắng tìm kiếm những nguồn vắc xin chất lượng cao, kịp thời mang về cho đất nước và nhân dân, góp phần đẩy lùi đại dịch.”, Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết.
Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 6/8, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó tiêm một mũi là 7.241.093 người, tiêm mũi hai là 820.023 người.
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Hiện, Bắc Ninh là tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao nhất, tiếp đến là các tỉnh thành khác: TP.HCM, Hà Nội,…
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã cứu sống hàng chục nghìn người kể từ đầu năm nay, được chứng minh là dung nạp tốt và có hiệu quả lên đến 89% và chống lại tất cả các mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các thử nghiệm lâm sàng và môi trường đời thực. Dữ liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) chứng minh, hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và cho thấy không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hồ sơ an toàn giữa vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và các loại vắc xin mRNA là tương đồng và tích cực. Các rối loạn đông máu rất hiếm gặp (thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu) được ghi nhận có ở cả hai loại vắc xin, nhưng các tần suất này tương đương với tần suất thường thấy trong dân số chung, và thậm chí thấp hơn so với ở những người nhiễm COVID-19.
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại hơn 181 quốc gia và và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 980 triệu liều. Ngày 01/02/2021, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt có điều kiện vắc xin này cho nhu cầu cấp bách trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Để có được 30 triệu liều vắc xin COVID-19 quý giá từ nhà sản xuất AstraZeneca và Đại học Oxford danh tiếng, tháng 11/2020, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã đầu tư mạo hiểm ngay từ khi vắc xin này còn đang được nghiên cứu ở giai đoạn 2. VNVC đã đặt cọc 30 triệu đô la để được quyền mua vắc xin với cơ chế chấp nhận rủi ro. Điều này có nghĩa VNVC sẽ không được hoàn trả số tiền này nếu vắc xin không thành công, thậm chí phải tiếp tục đóng góp tiền đầu tư cho quá trình nghiên cứu tiếp theo; nếu vắc xin thành công VNVC sẽ được ưu tiên mua 30 triệu liều với giá ưu đãi.
Chùm ảnh VNVC đưa thêm 592.100 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmGánh nặng gây ra cho phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 cao gấp trăm lần so với người bình thường. Phụ nữ có thai, phụ nữ...
Xem ThêmPhát huy hiệu quả trong đợt 1 của chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng tại tỉnh Bình Dương, VNVC tiếp tục tham gia đợt 2 với...
Xem ThêmSáng ngày 5/8/2021, 300 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đã tham gia chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân và...
Xem ThêmSáng ngày 31/7/2021, VNVC Đức Trọng đi vào hoạt động tại địa chỉ 242 Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng,...
Xem ThêmVới những đóng góp đặc biệt, nỗ lực ký kết thành công và là đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc xin...
Xem Thêm