Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, những bức ảnh dưới đây có thể làm tất cả mọi người sốc, đau lòng; nhưng mỗi tấm hình thay ngàn lời muốn nói, nhắc nhở chúng ta cần phải hành động, thay vì chỉ đau đớn trong suy nghĩ.
Nhìn vào 15 bức hình dưới đây, các bậc cha mẹ có thể hình dung phần nào hậu quả CÓ THỂ XẢY RA nếu bạn chọn không chích ngừa/ tiêm chủng cho con mình. Những đứa trẻ trong 15 tấm hình này, rất có thể là con – cháu của bạn hoặc chúng chỉ là những đứa trẻ vô tội ở ngoài kia…
Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh mà Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ có con dưới 5 tuổi BẮT BUỘC phải cho con chích ngừa (theo Thông tư 38/2017/TT-BYT “Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”, có hiệu lực từ 1/1/2018 do Bộ Y tế ban hành ngày 17/10/2017). Đó là một loại nhiễm trùng được gây ra bởi vi khuẩn có tên là Corynebacterium diphtheriae lây từ người sang người qua đường hô hấp, nguy hiểm khi nhiều người mang bệnh nhưng không có triệu chứng nên mầm bệnh rất dễ lây sang người bên cạnh vì không có biện pháp đề phòng.
* Triệu chứng bệnh:
Có khá nhiều triệu chứng có thể xuất hiện chỉ 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm, ban đầu là đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này ở trẻ và tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Chính vì triệu chứng khá phổ biến nên cha mẹ dễ nhầm tưởng con mình chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.
* Diễn tiến bệnh:
Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan bệnh nhi xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, có thể gây ra bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.
Bệnh nhi khi mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn tính và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Bệnh nhi có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, dẫn đến tê liệt hoàn toàn.
* Cách phòng ngừa:
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh uốn ván (Tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí.
* Triệu chứng bệnh:
Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.
* Diễn tiến bệnh:
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Ban đầu người bệnh sẽ có những cơn co cứng cơ và đau dữ dội, thường bắt đầu ở hàm và sau đó từ từ tiến tới phần còn lại của cơ thể, chỉ kéo dài vài phút rồi có thể xuất hiện thường xuyên trong ba đến bốn tuần sau đó. Những cơn co thắt này có thể nghiêm trọng đến nỗi khiến trẻ co gồng đến gãy xương. Trẻ bị bệnh uốn ván cũng có thể bị sốt, đổ mồ hôi, nhức đầu, khó nuốt, cao huyết áp và nhịp tim nhanh, gấp. Trẻ mắc bệnh có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn, và đáng sợ là 10% số bệnh nhi uốn ván sẽ tử vong.
* Cách phòng ngừa:
Đây là một loại bệnh do trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh cao, nhất là đối với những trẻ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trong nhà, trường học…
* Triệu chứng bệnh:
Khi nhiễm bệnh, triệu chứng ban đầu chỉ giống như cảm lạnh thông thường: trẻ có thể sốt nhẹ và xuất hiện ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Ngoài ra trẻ còn có một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
* Diễn tiến bệnh:
Trong cơn: trẻ ho từng chập 15-20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, tím tái, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, chỉ thấy trẻ tím tái do ngừng thở. Trẻ nhỏ có thể tử vong trong cơn ho. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng. Đôi khi ho có thể diễn biến nghiêm trọng đến nỗi trẻ sơ sinh còn bị tổn thương xương sườn, nôn mửa nhiều đờm, đặc quánh và đặc biệt còn xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn kèm tím tái; tình trạng này kéo dài hàng tuần khiến bé phải nhập viện. Với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ có thể không bị ho, nhưng vẫn có thể gây thở rít và ngừng thở.
* Cách phòng ngừa:
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một căn bệnh đáng lo ngại cho tới khi các nhà khoa học đưa ra vắc xin bại liệt để loại trừ căn bệnh này. Bại liệt là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa và đường hô hấp do vi rút Polio gây nên, một số trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Trẻ nhỏ thường là những đối tượng hay bị mắc căn bệnh này nhất.
* Triệu chứng bệnh:
Khi nhiễm vi rút, trẻ thường không có hoặc rất ít triệu chứng nên cha mẹ rất chủ quan. Trẻ có thể sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói kéo dài vài ngày, sau đó hồi phục hoàn toàn. Một số ít trẻ có hội chứng viêm màng não như sốt, đau đầu dữ dội, cứng cổ, lưng, đau cơ, có khi co giật cơ. Đôi khi bệnh diễn biến nặng sau vài giờ dẫn đến liệt 2 chân và nửa thân dưới, nếu tổn thương lan đến thân não sẽ gây khó nuốt, khó thở và tử vong.
* Diễn tiến bệnh:
Cơ chế gây bệnh của vi rút Polio khá phức tạp, sau khi đi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não, gây ra sự yếu cơ khiến bệnh nhi không có khả năng di chuyển. Diễn biến này xảy ra rất nhanh chóng, đôi khi trong vòng vài giờ, chủ yếu liên quan đến chân, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến đầu, cổ và cơ hoành của bệnh nhi.
* Cách phòng ngừa:
Tuy bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách chích ngừa. Trẻ được chích đủ liều sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Video đề xuất:
Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ lan thành dịch. Dịch sởi bùng phát tại Việt Nam vào cuối năm 2013 đầu năm 2014 sau nhiều năm được kiểm soát tốt, đã khiến hàng ngàn trẻ em bị mắc bệnh và hơn 100 ca tử vong tính vào đỉnh điểm của dịch vào khoảng tháng 4/2014.
* Triệu chứng bệnh:
Các triệu chứng ban đầu thường có sốt cao trên 39 độ C, ho, chảy nước mắt, mũi, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt. Tình hình bắt đầu tệ hơn khi các đốm trắng bắt đầu hình thành trong miệng của trẻ và sau đó lan ra nhanh chóng trên diện rộng, khắp người trẻ sẽ phát ban màu đỏ, phẳng. Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.
* Diễn tiến bệnh:
Những triệu chứng này thường xuất hiện khá nhanh và có thể kéo dài trong gần 2 tuần. Nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân sẽ không có biến chứng. Bệnh kéo dài 7-10 ngày, sau đó các nốt bỏng nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, đối tượng có miễn dịch kém. Trong 30% những bệnh nhân mắc bệnh sởi sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm tiêu chảy, mù mắt, viêm phổi và viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt bỏng, viêm mô tế bào hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
* Cách phòng ngừa:
* Triệu chứng bệnh:
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C – 40°C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn…Tiếp theo, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.
* Diễn tiến bệnh:
Quai bị cũng là một trong những bệnh tồi tệ mà trẻ có thể mắc phải. Quai bị, nếu do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày, cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà. Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, sưng đau tuyến nước bọt, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tụy, điếc vĩnh viễn và viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, có khả năng dẫn đến vô sinh sau này hoặc gây tử vong.
* Cách phòng ngừa:
Rubella còn gọi là “sởi Đức”, “sởi 3 ngày”, do vi rút gây ra. Sau khi vi rút vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường, biểu hiện ít hoặc không có triệu chứng. Bệnh nhân thậm chí còn không biết mình đang bị bệnh.
* Triệu chứng bệnh:
Có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Bệnh nhân sẽ đau đầu, mệt mỏi, sau khi phát ban thì sốt giảm. Bệnh nhân sẽ nổi hạch ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết. Phát ban thường kéo dài khoảng ba ngày, bắt đầu trên khuôn mặt trước khi lan rộng đến phần còn lại của cơ thể. Phát ban của Rubella sẽ không sáng như sởi thường, nhưng có thể rất ngứa.
* Diễn tiến bệnh:
Là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp, nhưng nếu nhiễm Rubella, con bạn đang phải đối mặt với một số biến chứng khá nghiêm trọng như xuất huyết, sưng phù và viêm dây thần kinh. Rubella cũng nguy hiểm khi gây ra các khuyết tật bẩm sinh trầm trọng cho trẻ sơ sinh. Có tới 90% thai phụ bị nhiễm vi rút Rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ truyền vi rút sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh. Nếu trẻ nhỏ nhiễm Rubella chỉ biểu hiện nhẹ, thì trẻ sơ sinh mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề. Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh.
* Cách phòng ngừa:
Vi khuẩn Hib gây viêm phổi, viêm màng não mủ thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và dễ để lại di chứng về thần kinh vĩnh viễn, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm thượng vị và viêm màng não do vi khuẩn
* Triệu chứng bệnh:
Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các biểu hiện ban đầu như: sốt cao trên 39 độ C (cũng có trường hợp không sốt cao), chảy nước mũi, ho… Trong một số trường hợp trẻ còn có dấu hiệu tiêu chảy. Ở một số trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc nhưng ánh mắt nhìn vô cảm, nhiều trẻ bị nôn trớ, bú ít, bỏ bú, li bì… Một số trẻ còn có thể kèm theo tiêu chảy, nặng hơn, trẻ có thể bị co giật, lơ mơ, hôn mê…
* Diễn tiến bệnh:
Trẻ bị bệnh viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động… Tỷ lệ tử vong có thể từ 5-10% đối với những trẻ bị viêm màng não do Hib.
* Cách phòng ngừa:
Không phải sự điều chỉnh màu sắc trên màn hình máy tính của bạn đâu bởi đây đích thực là hình ảnh một đứa trẻ mắc bệnh viêm gan B. Em bé có thể trông giống bệnh nhi vàng da, nhưng thực sự bé đang nhiễm vi rút viêm gan B. Lý do cho màu vàng của da là do vi rút này ảnh hưởng đến gan. Khi bệnh khởi phát, trẻ sẽ nôn mửa, da vàng, nước tiểu sẫm màu và đau bụng.
* Triệu chứng bệnh:
Viêm gan B được xem là một “bệnh thầm lặng”, các triệu chứng biệu hiện rất nhẹ như sốt, mệt mỏi, đau khớp hoặc bắp thịt, hoặc mất cảm giác ngon miệng được nhầm lẫn với bệnh cúm, hoặc buồn nôn và nôn mửa dữ dội, vàng mắt và vàng da và dạ dày bị sưng.
* Diễn tiến bệnh:
Là một bệnh phổ biến và hết sức nguy hiểm nhưng lại rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để kịp điều trị. Viêm gan B ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan, gây tử vong cao trên toàn thế giới, nó gây ra cái chết cho hơn 600.000 người mỗi năm. Thống kê cho thấy 20% người mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ diễn tiến xơ gan, ung thư gan. Người ta nhận thấy 80% người mắc ung thư gan có tiền sử mắc viêm gan siêu vi B.
* Cách phòng ngừa:
Phòng bệnh viêm gan siêu vi B tốt nhất là dùng vắc xin. Các bác sĩ khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi nên tiêm chủng. Tại VNVC đang có vắc xin Engerix-B phòng bệnh viêm gan B cho tất cả các đối tượng có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B ở tất cả các lứa tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao.Trẻ sẽ được chích mũi đầu ngay lúc mới sinh (trong vòng 48 giờ sau sinh), và hoàn thành phác đồ theo đúng lịch.
Xem thêm ENGERIX B – Vắc xin phòng Viêm gan B
Cúm là một loại bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, căn bệnh này không hề nhẹ nhàng như chúng ta vẫn tưởng. Mỗi năm người lớn có thể mắc cúm ít nhất một lần, và đối với người lớn đây không phải là chuyện quá nghiêm trọng. Nhưng cúm lại khá nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi hệ thống miễn dịch còn non nớt chưa hoàn thiện của trẻ không đủ sức để chống đỡ với vi rút cúm.
* Triệu chứng bệnh:
Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, từ sốt cao 39-40 độ C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho…
* Diễn tiến bệnh:
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
* Cách phòng ngừa:
Phế cầu là một tác nhân vi khuẩn rất quan trọng, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đó là các bệnh lý của đường tai – mũi – họng như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong năm 2005, nhiễm khuẩn phế cầu đã gây tử vong cho 1,6 triệu trẻ em trên toàn thế giới.
* Triệu chứng bệnh:
Các triệu chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn thường xuất hiện nhanh chóng sau khi phơi nhiễm bệnh bao gồm: bệnh nhân có thể sẽ ho ra chất nhầy (đờm) có màu xanh lá hoặc pha lẫn máu, sốt, thở nhanh hổn hển, run và ớn lạnh, đau ngực khi ho hoặc thở, nhịp tim nhanh, bệnh nhi cảm thấy rất mệt mỏi buồn nôn và tiêu chảy.
* Diễn tiến bệnh:
Phế cầu khuẩn là căn nguyên chiếm khoảng 11% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong. Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ. Không chỉ có tỷ lệ tử vong cao, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu còn để lại nhiều di chứng nặng nề: rối loạn khả năng học tập, mất thính lực nhẹ, thỉnh thoảng lên cơn co giật,… Điều đáng lo ngại là vi khuẩn ở người mang phế cầu khuẩn có thể phát tán ra môi trường xung quanh rất nhanh qua việc ho và nói chuyện, người khác hít vào có thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Khi sức đề kháng trẻ kém thì phế cầu khuẩn có sẵn sẽ có thể tấn công và gây bệnh. Đó là lý do tại sao chủng ngừa bằng vắc xin từ sớm cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu và rất quan trọng, và nên bắt đầu trước khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
* Cách phòng ngừa:
Biện pháp thụ động như rửa tay, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh ăn uống đúng để tăng sức đề kháng chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là chủ động tiêm vắc xin Synflorix của Bỉ ngừa các bệnh do phế cầu, được khuyến cáo chích cho trẻ 2 tháng tuổi.
Đây là hình ảnh của một em bé chưa đủ tuổi để được tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu, và bị lây nhiễm từ một đứa trẻ khác đã được chích ngừa và mắc bệnh. Trường hợp của cậu bé này rất nghiêm trọng, gần như mất mạng.
* Triệu chứng bệnh:
Thủy đậu/trái rạ là một loại bệnh truyền nhiễm rất mạnh. Khi khởi phát, bệnh nhi có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Cơ thể sẽ xuất hiện những “nốt rạ”, lúc này da bị tấn công và phát ban thành từng mảng, thường bắt đầu ở ngực, lưng và mặt và sau đó lan ra phần còn lại của cơ thể. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
* Diễn tiến bệnh:
Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
* Cách phòng ngừa:
Viêm màng não là bệnh do nhiễm trùng mô não, màng não hay cả hai do siêu vi trùng hay vi trùng gây ra.
* Triệu chứng bệnh:
Biểu hiện của viêm màng não thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt vi rút,…
* Diễn tiến bệnh:
Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhi có thể được điều trị một cách dễ dàng nên điều quan trọng nhất là cha mẹ phải đưa con đi chích ngừa căn bệnh chết người này. Viêm màng não là loại bệnh lý rất nặng có thể gây tử vong hay di chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị bệnh này có thể khiến trẻ bỏ ăn bỏ uống dẫn đến tình trạng mất nước, ảnh hưởng sâu đến não và có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng. Khi bị bệnh, trẻ cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…
* Cách phòng ngừa:
Khi chúng ta vô tình đọc được những câu chuyện thấu tim gan về những ông bố bà mẹ mất con trong các đợt dịch bệnh, trái tim chúng ta chỉ muốn vỡ tung. Những người cha người mẹ cố ôm núm ruột của mình, chỉ muốn gần con hơn chút nữa trước khi chia cắt con dưới mấy lớp đất lạnh. Họ lúc ấy mới nguyện cầu điều này không xảy ra với chính mình và con cái mình, chúng ta cũng vậy, chúng ta đọc và lòng thầm cầu mong điều kinh khủng ấy không diễn ra với gia đình nhỏ bé của mình.
Những đứa trẻ chết đi, có thể với chúng thế là hết, nhưng với cha mẹ câu chuyện ấy ám ảnh cả cuộc đời. Bạn biết không, khi chúng ta không chích ngừa vắc xin cho con cái, đó là những gì chúng ta có thể phải đối mặt. Rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm ngoài kia có thể khiến trẻ tử vong, và có thể ngăn ngừa bằng vắc xin cơ mà? Ngay cả khi một đứa trẻ nhiễm bệnh may mắn sống sót, có thể vẫn phải mang các biến chứng suốt đời, và các bậc cha mẹ như chúng ta đối mặt với nỗi ân hận đau buồn vì đã tước đi của con mình cuộc sống tươi đẹp phía trước.
Nhiều trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản do không tiêm phòng hoặc tiêm không đủ liều
(Ảnh: Petrotimes)
Điều này có vẻ hơi “nâng cao quan điểm” hoặc cũng có thể khiến bạn phật lòng, nhưng thực tế cho thấy nhiều bậc cha mẹ anti với vắc xin, chọn “không chích ngừa” cho con cái, đó là một sai lầm. Thực tế khắc nghiệt này khiến hàng loạt căn bệnh truyền nhiễm có thể giết chết con cái chúng ta – những đứa trẻ chưa đến tuổi chích ngừa hoặc không thể chích ngừa do yêu cầu đặc biệt của y tế.
Không có bậc cha mẹ nào muốn nhìn thấy con mình chiến đấu với bệnh tật trong bệnh viện, thậm chí cảm giác này còn tệ hơn khi bé bị mắc một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà có thể ngăn ngừa bằng vắc xin. Có rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra đối với con bạn nếu bé không được chích ngừa và bị lây nhiễm một cách dễ dàng chỉ bằng cách hít thở, bởi căn bệnh này cực kỳ dễ lây lan qua người với người qua đường hô hấp. Cơ thể người là ổ chứa bệnh và nó dễ bùng phát thành dịch. Đáng sợ nhất là bệnh nhi có thể mang vi khuẩn trong người mà không hề có triệu chứng.
Nếu bạn bỏ lỡ hay từ chối chích ngừa bất cứ mũi chích nào cho con mình bởi bất cứ lí do nào, không chỉ có bạn và con cái bạn chịu trách nhiệm trước những rủi ro của lựa chọn này, mà còn gây nguy cơ cho những đứa trẻ khác còn quá nhỏ chưa đến tuổi được chích ngừa vắc xin phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra chưa kể đến những đứa trẻ không thể chích vắc xin vì những lý do khách quan như lý do bệnh lý và các nguyên nhân khác. Đây là lý do vì sao các cơ quan y tế luôn khuyến cáo người dân “tiêm chủng góp phần phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng!”
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tiêm chủng/ chích ngừa là việc làm bắt buộc đối với tất cả mọi công dân, là điều kiện để em bé được đi học, người lớn được tham gia làm việc… thậm chí, người lớn có thể bị xử phạt nếu từ chối tiêm chủng hoặc không cho con đi tiêm chủng.
Trẻ chích ngừa tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP.HCM
(198 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận)
Bạn có biết vào những đợt dịch bệnh nguy hiểm ở nước ta, như dịch sởi, viêm màng não, và dịch thủy đậu… có hàng trăm đứa trẻ bị bệnh dịch giết chết. Khi bạn không chủng ngừa cho con cái, và rồi sau đó lại vô tư cho con mình chơi với đám trẻ nhỏ hơn độ tuổi được chích ngừa, nghĩa là bạn đang đặt con cái của người khác vào nguy cơ. Bạn có thể đang mang bản án “tử” cho đứa con của gia đình khác. Bảo vệ trẻ em là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính chúng ta. Nếu muốn cho con cái mình hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng ta cần phải làm điều đúng đắn! Hãy cho con đi chích ngừa, đủ liều và đúng phác đồ, cha mẹ nhé!
Tại Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, kể cả những vắc xin thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm trên thị trường như: vắc xin 5 trong 1 Pentaxim, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, vắc xin ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn Synflorix, vắc xin ngừa viêm gan A… luôn cập nhật đầy đủ với tiêu chí không để khách hàng bị nhỡ lịch bất kỳ một mũi tiêm nào. Đến với VNVC, khách hàng sẽ có cơ hội tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, hiện đại, mang đến cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng khi đến tiêm chủng.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi,...
Xem ThêmTiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ cho sức khỏe của mẹ lẫn thai...
Xem Thêm“Bệnh tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi...
Xem ThêmTheo khuyến cáo từ các chuyên gia, trẻ được chích ngừa càng sớm càng tốt, càng đủ mũi càng tốt, cơ thể trẻ có khả năng tiếp...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm