Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Nhiều ca F0 đang nhiễm biến chủng mới của SARS-CoV-2 trong khi tình hình, dịch cúm A vẫn nguy hiểm. Chủ động tiêm vắc xin cúm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đồng mắc cùng lúc 2 bệnh. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm về bệnh cúm và vắc xin cúm.
Trong khi cúm mùa được xem là căn bệnh nguy hiểm toàn cầu, những lầm tưởng về bệnh vẫn khiến nhiều người mất cảnh giác, dẫn đến số ca mắc các biến chứng nặng ngày càng gia tăng. Dưới đây là 4 lầm tưởng phổ biến nhất khi nói về bệnh cúm và vắc xin:
1. Cho đến nay, nỗi sợ Covid-19 lấn át khiến nhiều người chưa cảm nhận được mối đe dọa của bệnh cúm và cho rằng việc chủng ngừa cúm là không quan trọng và cần thiết. Song, cúm vẫn là gánh nặng trên toàn cầu, đặc biệt đối với người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh hô hấp, người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, phụ nữ mang thai.
Theo các thống kê, nếu một người khỏe mạnh mắc cúm mùa thì tỷ lệ tử vong vào khoảng 2/100.000, nhưng nếu kèm theo bệnh tim mạch thì tỷ lệ tử vong tăng gấp 50, nếu có bệnh về đường hô hấp (như COPD, hen suyễn,…) thì tỷ lệ tăng thêm 100 lần. Đặc biệt, nếu một người đồng mắc bệnh hô hấp và tim mạch thì con số này tăng lên gấp 400 lần, nghĩa là cứ trong 100.000 người thì có 800 người tử vong vì cúm mùa.
2. Nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của việc chủng ngừa cúm nhưng thường bỏ qua việc tiêm nhắc lại hằng năm. Biến thể của cúm mùa rất đáng lo ngại, chúng được gọi là “virus thông minh” khi liên tục biến đổi hàng năm, luôn tìm cách chống lại sức đề kháng của con người, vì vậy cần chấp nhận việc chủng ngừa sẽ không có miễn dịch suốt đời mà phải thực hiện hàng năm. Đây là lý do trẻ em và người lớn cần tiêm nhắc hàng năm để duy trì “hàng rào” bảo vệ tốt nhất do mỗi năm công thức cúm đều cập nhật để bảo đảm sự tương đồng giữa chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm đang lưu hành theo từng khu vực.
3. Nhiều người cho rằng thời điểm cao điểm dịch bệnh, chủng ngừa Covid-19 sẽ đồng thời bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh cúm mùa. Các căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus gây ra như Covid-19 và cúm đang khiến nhiều người nhầm lẫn bởi chúng có những triệu chứng giống nhau, dẫn đến lơ là, chủ quan trong phòng ngừa. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm mùa và Covid-19 là hai bệnh khác nhau do các virus khác nhau gây ra. Điều này đồng nghĩa với việc dù đã tiêm ngừa Covid-19 thì vẫn phải tiêm vắc xin ngừa cúm và ngược lại.
Nghiên cứu tại Anh chỉ ra, bệnh nhân Covid-19 không được tiêm phòng cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 45-58%, khả năng bị đông máu cao hơn khoảng 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao hơn 36-45%. Đồng thời, họ cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (tăng 20%) và phòng cấp cứu (cao hơn 58%).
Các nghiên cứu cho thấy việc tiêm vắc xin cúm mùa giúp giảm từ 30% đến 57% nguy cơ nhập viện vì bệnh cúm và viêm phổi ở người lớn tuổi, giảm 79% nguy cơ nhập viện ở người mắc bệnh tiểu đường và giảm các biến chứng tim mạch ở người bị tim mạch.
4. Cuối cùng, một số người lo ngại việc tiêm ngừa đồng thời vắc xin cúm và Covid-19 sẽ làm gia tăng nguy cơ tương tác thuốc. Song cho đến nay, đã có những nghiên cứu đánh giá lâm sàng cho thấy tiêm vắc xin phòng cúm cùng lúc với vắc xin phòng Covid-19 vẫn an toàn.
Cúm mùa nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh suy đa cơ quan và tử vong nhanh chóng. May mắn thay, cúm mùa đã có vắc xin và được sử dụng trong hơn 75 năm qua. Đây được xem là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốt kém nhất để phòng ngừa và kiểm soát cúm. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, tiêm vắc xin cúm có thể giảm đến 70% tần suất nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh.
Dịch Covid-19 với các biến thể mới đang còn diễn tiến phức tạp, trong khi mùa Đông đã cận kề, nhiều chuyên gia trên thế giới lo ngại về “đại dịch kép” khi số ca bệnh cúm mùa cùng các ca mắc Covid-19 tăng đột biến. Điều này tác động không nhỏ đến hệ thống y tế.
Hệ miễn dịch bị bao vây tứ phía và nếu xảy ra ở những người người lớn tuổi, mắc bệnh nền như tim mạch, hô hấp với sức đề kháng yếu sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, tiêm ngừa vắc xin cúm mỗi năm là “vũ khí” để giảm gánh nặng cho những nhóm người thuộc yếu tố nguy cơ cao này.
Theo các chuyên gia y khoa tại Đại học California (Mỹ), những người mắc cả hai bệnh cùng lúc có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người chỉ mắc Covid-19. Vì vậy, việc tiêm ngừa cúm giai đoạn này sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ miễn dịch của những nhóm người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ cao, đồng thời hạn chế khả năng nhầm lẫn triệu chứng của Covid-19 và cúm mùa để điều trị bệnh kịp thời, giảm thiểu sự quá tải cho các cơ sở y tế.
Cho đến nay, công nghệ chế tạo vắc xin không ngừng thay đổi và phát triển, đặc biệt trong những năm 20 của thế kỷ XXI, vắc xin Tứ giá (quadrivalent) ngừa cúm mùa đã chính thức ra đời. Đây là điểm nhấn khác biệt của vắc xin cúm mùa năm nay tại Việt Nam.
Bởi trước đây, nước ta chỉ lưu hành vắc xin cúm tam giá, ngừa được 3 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và chỉ 1 trong 2 chủng cúm B (hoặc Yamagata, hoặc Victoria). Hiện tại, vắc xin cúm Tứ giá giúp ngăn ngừa 4 chủng cúm nguy hiểm nhất gồm (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria). Như vậy, hiệu quả bảo vệ rộng hơn, nhiều hơn và ngăn được những trường hợp đồng mắc Covid-19 và cúm mùa.
Hơn nữa, vắc xin tứ giá cũng là vắc xin bất hoạt, an toàn và ít tác dụng ngoại ý, được chỉ định cho tất cả mọi người, an toàn cho cả người lớn tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em. Ngay cả những người đang sử dụng thuốc hen suyễn chứa corticosteroid, trong giai đoạn bệnh ổn định, hoàn toàn được chủng ngừa vắc xin cúm bất hoạt mà không cần ngưng thuốc.
Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều mất mát và đau thương cho gia đình và xã hội. Vì vậy, khi dịch bệnh còn phức tạp, mỗi người chủ động bảo vệ bản thân trước các bệnh nguy hiểm khác, như cúm mùa là điều cần thiết.
Vắc xin cúm không chỉ quan trọng với người lớn tuổi, người bệnh nền mà ngay cả những người trẻ cũng cần quan tâm đúng mức để phòng tránh lây lan, nâng cao trách nhiệm bảo vệ cho người thân trong gia đình và tạo miễn dịch cộng đồng.
Trên thế giới có 2 mùa cúm Nam bán cầu và Bắc bán cầu. Trong đó, mùa cúm Nam bán cầu diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa cúm Bắc bán cầu là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. WHO xếp Việt Nam vào mùa cúm ở Nam bán cầu, mặc dù cúm xảy ra quanh năm, nhưng đỉnh điểm vẫn từ tháng 6 đến tháng 9. Vì vậy, mỗi người nên tiêm ngừa vắc xin cúm mùa trước thời gian này để tạo được miễn dịch chủ động.
Đừng vì những hiểu lầm, phút thiếu cảnh giác để phải gánh chịu những hối tiếc mất mát về sau. Bên cạnh việc tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19, hãy tiêm ngừa cúm mùa hằng năm để bảo vệ bản thân và cả gia đình.
Liên hệ ngay hotline 028 7102 6595 hoặc inbox fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn vắc xin và đặt lịch tiêm.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmMừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmBên cạnh vắc xin viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm mũi lao tốt nhất trong vòng 1 tháng sau khi chào đời. VNVC ưu...
Xem ThêmTình trạng thiếu vắc xin, đặc biệt là các loại vắc xin quan trọng như sởi, ho gà - bạch hầu - uốn ván… vẫn đang kéo...
Xem ThêmNgày 15/9/2022, VNVC Phổ Yên (Thái Nguyên) chính thức khai trương, tăng thêm cơ hội bình đẳng về dịch vụ tiêm chủng cao cấp, an toàn, giá...
Xem ThêmNgười mắc mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, hen suyễn, ung thư; bệnh thận mạn tính; tăng huyết áp…...
Xem Thêm