Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Theo ghi nhận tại bệnh viện nhi và bệnh viện lớn, trường hợp mắc cúm và số ca mắc bệnh đường hô hấp nặng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm não gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ghi nhận nhiều ở cúm A.
Nhằm cập nhật kịp thời cho người dân những diễn biến của cúm A cùng các bệnh siêu vi hô hấp, cung cấp những kiến thức y khoa chính thống, hữu ích về cúm A và vắc xin phòng ngừa, vào lúc 20h00, thứ Sáu, ngày 24/3/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức Chương trình Tư vấn trực tuyến “Cập nhật diễn biến của cúm A & các bệnh siêu vi hô hấp” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:
Độc giả có thể đặt câu hỏi đến các chuyên gia tại đây
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng uy tín như website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn, ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam, THVLi của Đài Truyền hình Vĩnh Long và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, VnExpress, Truyền hình Vĩnh Long; kênh Youtube VNVC, Youtube Báo Thanh Niên, Youtube Truyền hình Vĩnh Long. Tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress và Thanhnien.vn của Báo Thanh Niên.
Theo BS Phan Thị Thu Minh, Phó trưởng khoa Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là viêm não, chiếm từ 3 đến 6% các trường hợp xuất hiện biến chứng do cúm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Biến chứng viêm não thường xảy ra ở những đối tượng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, biến chứng này xuất hiện rất nhanh chóng, khoảng từ 2 đến 3 ngày sau sốt cao 39-40°C. Nếu chăm sóc và xử lý triệu chứng sốt không đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thần kinh, biểu hiện qua các triệu chứng như co giật, hôn mê, nôn mửa,… Tại thời điểm này, trẻ cần phải được tiếp nhận điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt, sử dụng máy trợ thở, điều trị bằng nhiều loại thuốc, gây ra nhiều gánh nặng về tài chính và thời gian của phụ huynh.
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây nhiễm thông qua đường hô hấp và có khả năng lây lan, phát tán rất mạnh mẽ qua những giọt bắn của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi,… Vận tốc của những giọt bắn này có thể lên đến 150km/giờ trong không khí và có thể phát tán trong cự ly bán kính từ 1.8 đến 2m. Nếu trong không gian đóng kín, không khí lạnh hoặc các thành viên trong gia đình tiếp xúc với nhau, virus cúm có thể nhanh chóng lây bệnh chỉ trong vòng 1-2 giây ngắn ngủi. Triệu chứng của cúm và Covid-19 thường rất giống nhau, rất dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra, bệnh cúm còn rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường và cảm mạo phong hàn (đau đầu, sốt, mệt mỏi,…).
BS Phan Thị Thu Minh chia sẻ, diễn tiến bệnh cúm ở trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách theo dõi và chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà của các bậc phụ huynh. Nếu trẻ bị cúm được chăm sóc không đúng cách, bệnh cúm sẽ tiến triển nhanh và nguy cơ xuất hiện triệu chứng cao hơn.
Chẳng hạn, khi phát hiện các triệu chứng bất thường của trẻ như sốt cao, li bì, lơ mơ,… nhiều phụ huynh thường có xu hướng dựa trên các đơn thuốc hạ sốt trước đó để mua thuốc cho con uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không những không hạ được sốt mà còn khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nặng nề hơn. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ, không phát hiện ra các triệu chứng bất thường để đưa trẻ đi khám kịp thời.
BS Phan Thị Thu Minh còn cho biết thêm, virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ tấn công vào niêm mạc của đường hô hấp dưới, khiến cho các tế bào ở khu vực này bị tổn thương nặng nề, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus khác như phế cầu khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra tình trạng đồng nhiễm và biến chứng viêm não trở nên nghiêm trọng hơn. Ở các đối tượng dễ bị tổn thương như bệnh nhân tim mạch thường xuyên phải uống thuốc điều trị, virus cúm có thể kích thích hội chứng Reye xuất hiện, gây ra những tổn thương ở não và gan.
Có thể thấy, cúm không chỉ có tốc độ lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát và có thể bùng phát thành dịch nếu không được siết chặt công tác phòng dịch mà còn gây ra những bệnh lý và biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh và dẫn đến tử vong.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, cúm A là bệnh truyền nhiễm lưu hành rải rác quanh năm nhưng thường xuất hiện và dễ phát triển thành dịch vào các thời điểm có thời tiết lạnh giá, nồm ẩm như mùa đông hay mùa mưa. Tuy nhiên, gần đây thời tiết đang có những biến động thất thường, khiến cho quy luật lưu hành của dịch cúm A đang dần biến đổi theo hướng phức tạp hơn. Vì thế, số lượng trẻ em và người lớn mắc cúm có nguy cơ cao sẽ gia tăng liên tục và nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ sơ sinh, trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, tắc nghẽn phổi mãn tính,… nếu mắc thêm cúm sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều, nguy cơ tử vong rất cao.
Tại Việt Nam, hai chủng cúm gây bệnh phổ biến là cúm chủng A và B. Trong đó, cúm A gây ra các chủng virus như H5N1, H1N1, H3N2,… Mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có hơn 800.000 trường hợp được xác định là mắc cúm. Chỉ riêng trong năm 2019, nước ta đã ghi nhận hơn 400.000 ca mắc với hàng chục ca tử vong do cúm gây ra.
BS.CKI Bạch Thị Chính còn cho biết thêm, virus cúm có lớp vỏ được gọi là kháng nguyên, được thay đổi cấu trúc hàng năm nên loại vắc xin cúm tiêm ở năm trước sẽ không có hiệu lực bảo vệ cho mùa cúm của năm sau.Vì thế, cần tiêm vắc xin cúm nhắc lại hàng năm để duy trì trạng thái miễn dịch ổn định cũng nồng độ kháng thể cao nhất.
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ vắc xin cúm cho cả trẻ em và người lớn, luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng phòng cúm mùa cho mọi người dân Việt Nam. Vắc xin cúm được khuyến cáo áp dụng tiêm ngừa cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, vắc xin cúm có khả năng giảm nguy cơ phải nhập viện và tiếp nhận những liệu pháp điều trị đặc biệt 74%, giảm 41% tỷ lệ nhập viện liên quan đến cúm và giảm một nửa số lần đến khoa cấp cứu liên quan đến cúm ở trẻ em từ 6 tháng đến 17 tuổi. Theo một nghiên cứu năm 2022 của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ), tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm 75% nguy cơ trẻ em bị cúm nghiêm trọng đe dọa tính mạng và có thể giảm được nhiều gánh nặng về tài chính, có thể đảm bảo duy trì sức khỏe và nền tảng tương lai cho trẻ nhỏ. Đối với người lớn, việc tiêm phòng vắc xin làm giảm 82% nguy cơ nhập viện và thực hiện chăm sóc đặc biệt, giảm 61% tỷ lệ tử vong và giảm 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai,
Song hành với việc tiêm ngừa vắc xin phòng cúm đầy đủ hàng năm, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc ác đối tượng nghi ngờ bị cúm khi không thật sự cần thiết, thường xuyên đeo khẩu trang và không tụ tập ở những nơi đông người. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như sốt, ho, đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi, lừ đừ,… cần đến ngày cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn Quốc tế GSP là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tính toàn vẹn...
Xem ThêmHệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cung cấp đầy đủ các vắc xin Gardasil và Gardasil 9 (Mỹ) phòng ung thư cổ tử cung và các...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmNhằm giúp người dân tiếp cận dễ dàng, gần gũi hơn với vắc xin, chủ động tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng...
Xem ThêmNgày 25/3/2023, VNVC Hội An chính thức khai trương tại số 537 Hai Bà Trưng, phường Cẩm phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mang về...
Xem ThêmNgày 25/3/2023, VNVC Hóc Môn khai trương và chính thức đi vào hoạt động, trở thành trung tâm tiêm chủng sở hữu kho vắc xin đạt chuẩn...
Xem Thêm