Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chủng ngừa theo đúng lộ trình lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi của Bộ Y tế là cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi có sức đề kháng kém, miễn dịch thu được khi tiêm vắc xin lúc sơ sinh và lúc nhỏ đã giảm dần theo thời gian, nhiều loại không đủ hiệu lực phòng bệnh. Trong khi đó, môi trường xung quanh lại tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh. Các căn bệnh nguy hiểm ở độ tuổi này phải kể đến viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm, sởi, sởi-quai bị-rubella, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, thương hàn,… [1]
Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và dễ có biến chứng, kể cả khi can thiệp y tế kịp thời, nhiều bệnh vẫn có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí gây tử vong nên việc phòng ngừa những căn bệnh này rất quan trọng.
Ở trẻ nhỏ, một số yếu tố quan trọng gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gen và bệnh lý đi kèm có thể khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và biến chứng nặng hơn.. Trong khi đó, ở các giai đoạn phát triển như: 1-3 tuổi, 4-7 tuổi, 7-10 tuổi trẻ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe, đặc biệt trong trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi có thể đi nhà trẻ trẻ, từ đó trẻ sẽ tiếp xúc môi trường đông đúc, phức tạp, bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Việc cách ly và chăm sóc cho các bé ốm tại đây thường khó khăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đúc kết rằng: “Chủng ngừa vắc xin đã được chứng minh là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất”, việc chậm tiêm hoặc bỏ lỡ vắc xin khiến trẻ không kịp phòng ngừa hoặc không có cơ hội phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dẫn đến khả năng lây lan và bùng phát dịch trong cộng đồng.
Do vậy, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin có trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi để ngăn chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đồng thời, trước khi con bước sang cột mốc trên 1 tuổi, phụ huynh cần chủ động và đảm bảo trẻ được chủng ngừa đầy đủ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi để không bỏ sót loại vắc xin quan trọng nào.
VẮC XIN PHÒNG BỆNH | THÁNG | TUỔI | |||||
12 | 15 | 18 | 2-3 | 4-6 | 7-8 | 9-10 | |
Lao | Nếu không tiêm được trong vòng 1 tháng đầu tiên | ||||||
Viêm gan B ** | Mũi 4 | 3-4 mũi nếu chưa tiêm chủng | |||||
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván | 4 | 5 | 1 mũi (nhắc mỗi 10 năm) hoặc 3 mũi (nếu chưa từng tiêm trước đây) | ||||
Bại liệt | 4 | 5 | |||||
Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib | 4 | 1 mũi nếu chưa tiêm chủng | |||||
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn | 4 | ||||||
3 | |||||||
2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) | 1 hoặc 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng và tùy loại vắc xin) | 1 mũi (nếu chưa tiêm chủng) | |||||
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B,C | 2 mũi (nếu chưa tiêm chủng) | ||||||
Cúm | Tiêm nhắc 1 mũi | ||||||
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,W | 2 mũi | 1 mũi | |||||
Viêm não Nhật Bản (vắc xin bất hoạt) | 1+2 | 3 | Tiêm đủ 3 mũi (nếu chưa tiêm chủng). Tiêm nhắc mỗi 3 năm. | ||||
Viêm não Nhật Bản (vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp) | Tiêm nhắc 1 mũi cách mũi 1 tới thiểu 12 tháng | ||||||
Sởi, Quai bị, Rubella
Priorix | 2 | 3 | 2 mũi cách nhau 1 tháng (nếu chưa tiêm chủng) | ||||
Sởi, Quai bị, Rubella
MMR II | 1 | 2 | 2 mũi cách nhau 1 tháng (nếu chưa tiêm chủng) | ||||
Thủy đậu Varilrix | 2 | 2 mũi cách nhau 1 tháng (nếu chưa tiêm chủng) | |||||
Thủy đậu Varivax, Varicella | 1 | 2 | 2 mũi cách nhau 1 tháng (nếu chưa tiêm chủng) | ||||
Viêm gan A | 1 | 2 | 2 mũi nếu chưa tiêm chủng | ||||
Viêm gan A+B | 1 | 2 | 2 mũi nếu chưa tiêm chủng | ||||
Thương hàn | 1 mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm | ||||||
Tả | Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần | ||||||
Dại | Tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi. Tiêm bắt buộc khi phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng) | ||||||
Vắc xin ngừa các bệnh do virus HPV Gardasil | 3 mũi | ||||||
Vắc xin ngừa các bệnh do virus HPV Gardasil 9 | 2-3 mũi |
Ghi chú:
Lịch tiêm chủng tiêu chuẩn
Lịch tiêm khuyến cáo
Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho bé theo từng tháng tuổi đầy đủ và mới nhất
Tiêm chủng là trọn đời, từ khi trẻ lọt lòng, sơ sinh, lớn lên, đi học, trưởng thành và già đi. Trong độ tuổi 1 đến 10 tuổi, trẻ sẽ phải thường xuyên đối mặt với giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi gặp các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc… trẻ rất dễ mắc bệnh.
Do vậy, việc tiêm mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung nhiều loại vắc xin quan trọng để tăng cường kháng thể trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” này là rất quan trọng.
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi mới nhất được cập nhật đầy đủ và chi tiết để các phụ huynh có thể nắm rõ và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Ở thời điểm 12 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm mới và hoàn thành các mũi vắc xin quan trọng, bởi giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh có tỷ lệ tử vong cao như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, cúm, rubella, viêm màng não, thủy đậu…
Lợi ích của việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong suốt cuộc đời. Dưới đây là các vắc xin cần thiết cho trẻ ở cột mốc 12 tháng tuổi mà phụ huynh nhất định phải ghi nhớ hoặc lưu lại để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con:
Ở giai đoạn 15-24 tháng tuổi, trẻ cần hoàn tất phác đồ tiêm của nhiều loại vắc xin quan trọng, phụ huynh cần ghi nhớ mốc các mốc thời gian dưới đây để hoàn thành đầy đủ lịch trình tiêm chủng không được bỏ lỡ cho trẻ. Đây chính là nền móng vững chắc tạo “bức tường lửa” bảo vệ trẻ, chống lại sự tấn công của bệnh tật.
Tiêm đầy đủ các mũi vắc xin cho trẻ theo lịch tiêm chủng không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để phụ huynh bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con.
Trẻ mầm non, trẻ học đường ở giai đoạn 3-10 tuổi là nhóm tuổi có “khoảng trống miễn dịch”, trẻ phải đến trường, gia tăng tiếp xúc xã hội, nếu không chủng ngừa đầy đủ trẻ rất dễ có nguy cơ chồng chéo nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thuỷ đậu, sởi – quai bị – rubella, viêm màng não… ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, chất lượng học tập và tương lai. Trẻ từ 3-10 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ, tiêm nhắc lại nhiều loại vắc xin đầy đủ, đặc biệt là các vắc xin quan trọng gồm:
Giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi:
Giai đoạn từ 9 tuổi: Vắc xin Gardasil/ Gardasil 9 phòng Ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, sùi mào gà và các bệnh đường sinh dục do HPV (Tiêm 2-3 mũi tùy độ tuổi bắt đầu và tùy loại vắc xin).
Xem thêm bài viết: Lịch tiêm chủng cho bé dưới 1 tuổi được WHO khuyến cáo
Trước khi tiêm chủng, khách hàng hoặc người thân cần cung cấp các thông tin sức khỏe của trẻ, đồng thời các bác sĩ tiêm chủng sẽ tiến hành khám sàng lọc sức khỏe của trẻ trước khi có chỉ định tiêm chủng, chống chỉ định hay trì hoãn tiêm chủng, cũng như đề phòng phản ứng sau tiêm vắc xin.
Các trường hợp dưới đây thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm chủng:
Các trường hợp trì hoãn tiêm chủng vắc xin như sau:
Tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từng cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm cũng như hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, gánh nặng kinh tế, đồng thời bảo vệ tương lai cho trẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, trước khi đưa trẻ đi tiêm, các phụ huynh cần phải chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo trẻ có thể thực hiện được mũi tiêm một cách tốt.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ
Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin cũng như an toàn sau khi tiêm chủng, trẻ phải trong tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý hoặc gặp phải tình trạng như:
Nếu trẻ có tình trạng sức khỏe không đảm bảo, phụ huynh cần lùi lịch tiêm chủng để thực hiện trong trạng thái trẻ tốt nhất. Nếu phụ huynh không chắc chắn tình trạng sức khỏe của trẻ có nên tiêm chủng hay không, hãy tham khảo thêm với các bác sĩ khám sàng lọc hoặc nhân viên y tế.
Ghi nhớ các thông tin sức khỏe của trẻ
Các thông tin sức khỏe của trẻ sẽ giúp bác sĩ sàng lọc quyết định trẻ có nên tiêm chủng vắc xin hay không và nếu có thì cần lưu ý gì, cần lùi thời gian hay không. Dưới đây là những thông tin sức khỏe của trẻ mà phụ huynh cần ghi nhớ:
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi tiêm
Hầu hết phụ huynh trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng đều có thắc mắc, trẻ trước khi tiêm có được ăn không, nếu có thì nên ăn uống gì với mức độ thế nào? Ăn gì để giảm các phản ứng phụ sau khi tiêm? Thực tế, trước khi tiêm trẻ vẫn có thể ăn uống như bình thường. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ không nên ăn hoặc uống quá no hoặc quá đói trong tình trạng hạ đường huyết.
Điều dưỡng/nhân viên y tế sẽ giới thiệu về các thông tin về loại vắc xin mà trẻ được tiêm chủng như tên vắc xin, nước sản xuất, loại vắc xin, hạn sử dụng, liều lượng, màu sắc, quy trình bảo quản vắc xin,… phụ huynh có thể hỏi lại nhân viên y tế nếu còn thắc mắc điều gì hoặc mong muốn được cung cấp thêm thông tin.
Nên tiêm kết hợp nhiều vắc xin cùng lúc nếu điều kiện sức khỏe của trẻ cho phép và trẻ đủ tuổi. Ở nhiều điểm tiêm chủng, mỗi lần bé đi tiêm chỉ tiêm 1 mũi khiến gia đình tháng nào cũng phải đưa trẻ đi tiêm rất mệt mỏi, tốn kém, trẻ sợ hãi đau đớn nhiều lần.
Trẻ cần ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy ra sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, như khó thở, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ, sưng phù mi mắt, môi, nôn ói, đau bụng hay tiêu chảy … cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Trước khi ra về, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn phụ huynh và người chăm sóc theo dõi sát sao. Phụ huynh sẽ được hướng dẫn theo dõi tình hình chung của trẻ từ việc ăn, ngủ, chơi, thân nhiệt, nhịp thở, các biểu hiện tại chỗ tiêm như có sưng, đỏ gì không. Trẻ cần được bú mẹ hoặc cho uống nước nhiều hơn bình thường. Người chăm sóc chú ý không chạm, đè hoặc đắp chanh vào chỗ tiêm của trẻ.
Thông thường mỗi người có thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ trong vòng 30 phút sau tiêm, một số phản ứng khác như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm sẽ tự khỏi trong 24 giờ. Tuy nhiên, một số rất ít người khác lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là phản ứng phản vệ sau tiêm. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, ngoài việc ở lại điểm tiêm theo dõi 30 phút thì trẻ em cần theo dõi phản ứng sau tiêm tại nhà trong khoảng 24-48 giờ.
Có, thậm chí rất nguy hiểm. Sự ra đời và phổ biến rộng rãi của vắc xin đem đến nhiều lợi ích cho trẻ em, gia đình và sức khỏe cộng đồng, giúp trẻ tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả. Khi đã có kháng thể, nếu không may nhiễm bệnh thì triệu chứng bệnh sẽ nhẹ và nhanh khỏi hơn, nguy cơ để lại biến chứng thấp. Việc không tiêm vắc xin cho trẻ khiến trẻ thiệt thòi, mất đi cơ hội được bảo vệ bình thường như bao trẻ khác trước các bệnh truyền nhiễm.
Để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất trước các bệnh truyền nhiễm, trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ mũi tiêm theo khuyến cáo. Với hầu hết các loại vắc xin, mũi tiêm đầu tiên được coi là mũi cơ bản, giúp cơ thể nhận biết kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) và từ đó sản xuất kháng thể chống lại. Tuy nhiên theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể trẻ sẽ giảm dần, đôi khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ, khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đó, trẻ sẽ cần tiêm mũi bổ sung nhằm củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể tái sản xuất kháng thể bảo vệ.
Trẻ chỉ bị ảnh hưởng khi tiêm sớm hơn lịch hẹn, còn việc trẻ bị chậm lịch tiêm các mũi vắc xin nhắc lại không làm giảm tác dụng của vắc xin và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Lịch hẹn là thời hạn tối thiểu để trẻ có thể tiêm nhắc lại mũi tiếp theo và không có thời gian tối đa. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, trẻ vẫn được tiếp tục tiêm vắc xin và cũng không bị mất tác dụng của liều tiêm trước đó.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm VNVC trên toàn quốc tự hào là “Địa Chỉ Vàng” tiêm chủng an toàn, uy tín không chỉ cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi mà còn là điểm tiêm chủng chất lượng cho tất cả cho trẻ em và người lớn mọi lứa tuổi, nỗ lực cung ứng đầy đủ vắc xin chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, cao cấp, thân thiện, nhiều ưu đãi giá và bình ổn giá, thậm chí miễn phí hoàn toàn các loại vắc xin quan trọng nhằm giúp nhiều người dân có cơ hội tiếp xúc với vắc xin và tiêm chủng.
Trên đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, giúp phụ huynh chuẩn bị hành trang sức khỏe, xây dựng bức thành trì vững chắc, chuẩn bị hành trang tốt nhất để con khỏe mạnh lớn khôn. Hãy kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ và đưa trẻ đến các Trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm mới/tiêm nhắc lại những vắc xin quan trọng.
Hiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân an tâm tiêm chủng, tránh bỏ lỡ những...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmSau khi thực hiện xét nghiệm HPV, kết quả mà người bệnh nhận được có thể là dương tính hoặc âm tính. Vậy xét nghiệm HPV dương...
Xem ThêmTheo CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới được chẩn đoán mắc các bệnh lý ung thư do nhiễm virus HPV....
Xem ThêmUng thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Ước tính...
Xem Thêm