Mon - Sun: 7:30 AM - 5:00 PM (without lunch break *)
“Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó”, theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC. Vì thế, bên cạnh việc tham gia tiêm vắc xin Covid-19, người lớn cần chú ý tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết khác để ngăn nguy cơ “bệnh chồng bệnh” gây nguy hiểm tính mạng.
Thống kê cũng cho thấy, khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Vì thế, tiêm vắc xin Covid-19 là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và số ca tử vong do SARS-CoV-2 gây nên.
Theo đó, những nhóm đối tượng sau nên thực hiện tiêm vắc xin Covid-19:
Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
Bao gồm người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế, người tham gia phòng chống dịch, quân đội, công an… Khi biến thể virus ngày càng tăng nhanh về tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm thì tiêm vắc xin chính là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 6-7 của Singapore cũng cho thấy, vắc xin Covid-19 có hiệu quả 69% trong việc ngăn lây nhiễm biến thể Delta và 80 – 90% trong việc ngăn triệu chứng nặng, nhập viện hay tử vong.
Người lớn tuổi
Người lớn tuổi và trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Hơn nữa, khi mắc những bệnh lý nguy hiểm, nhóm đối tượng này cũng dễ chuyển biến nặng, đối diện với những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nhóm đối tượng này cần được ưu tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt.
Người có bệnh nền mạn tính
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM: “Bệnh nền là bệnh đã có sẵn. Nghĩa là lúc nào người có bệnh nền cũng phải đối đầu với bệnh đó, phải uống thuốc, thăm, tái khám thường xuyên”. Nếu nhóm người này mắc Covid-19, sức đề kháng sẽ suy giảm nhanh chóng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với các bệnh nhân khác. Vì thế đây những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Người có sức khỏe kém, suy giảm miễn dịch
Nhóm người bị suy giảm miễn dịch (người có hệ thống miễn dịch suy yếu), có sức khỏe kém cần được tiêm vắc xin Covid-19 vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, vì hệ thống miễn dịch suy yếu nên vắc xin có thể cho hiệu quả thấp hơn trong thời kỳ suy giảm miễn dịch. Vì thế cần tuân theo những lời khuyên, dặn dò của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất khi tiêm vắc xin Covid-19.
Cũng theo bác sĩ Bạch Thị Chính, người lớn cần tiêm chủng phòng bệnh để bảo vệ chính mình và cộng đồng trước nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Theo đó, những loại vắc xin người lớn cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ, bao gồm:
1. Vắc xin cúm
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, vắc xin phòng bệnh cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 90%, giảm thiểu 70%-80% tỷ lệ tử vong do cúm gây ra. Các loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn hiện có bao gồm: Influvac 0.5ml (Hà Lan), (Hàn Quốc), Vaxigrip 0.5ml (Pháp) và Ivacflu-S 0.5ml (Việt Nam).
Nhóm đối tượng nên đi tiêm phòng cúm hằng năm là người trưởng thành. Đặc biệt, nhóm người có nguy cơ cao mắc biến chứng do cúm hay thường xuyên tiếp xúc với đối tượng này càng cần phải thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
Tuy nhiên, vắc xin cúm chỉ phát huy hiệu lực bảo vệ trong khoảng 1 năm, nhưng virus cúm lại có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục. Vì thế, các chuyên gia đưa lời khuyên, người lớn nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm mỗi năm một lần. Điều này nhằm mục đích duy trì sự tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành với chủng virus cúm đang có trong vắc xin.
2. Vắc xin phế cầu
Bệnh viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, thậm chí tử vong. Do đó vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn. Hơn nữa, một nghiên cứu cũng cho biết, khi sử dụng vắc xin phế cầu, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp gồm viêm phổi, viêm tai giữa… sẽ giảm đi đáng kể.
Nhóm đối tượng người lớn cần tiêm vắc xin phế cầu bao gồm:
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là: vắc xin Synflorix (Bỉ) phòng 10 chủng phế cầu, đặc biệt là chủng phế cầu gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi; và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) phòng 13 chủng phế cầu, rất cần cho trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
“Nếu được tiêm vắc xin này để phòng các bệnh do phế cầu xâm lấn, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính sẽ giảm nguy cơ phải vào viện điều trị do cơn COPD kịch phát giảm chi phí điều trị, gánh nặng kinh tế và giảm tải áp lực cho hệ thống y tế”, bác sĩ Bạch Thị Chính nói thêm.
3. Vắc xin sởi – quai bị – rubella
Đây là những bệnh gây ra bởi virus và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Hơn nữa, các bệnh này có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. Bệnh lây qua đường hô hấp, dịch tiết (nước mũi, đờm…) của người mang mầm bệnh. Dù là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong không cao nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:
Vì vậy, người lớn, đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị mang thai cần phải tuân thủ đầy đủ việc tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella để phòng ngừa các biến chứng trên.
4. Vắc xin thủy đậu
Bệnh thủy đậu hay dân gian thường gọi là bệnh trái rạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả thanh niên, người trưởng thành. Đây là loại bệnh dễ dàng lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh (trực tiếp) hoặc dùng chung đồ với người mắc bệnh như khăn mặt, ga trải giường, ly uống nước, quần áo… (gián tiếp).
Bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người lớn, bao gồm: nhiễm trùng da, viêm não, viêm phổi, viêm khớp, bệnh zona.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt giai đoạn 13-20 tuần nếu mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh…
Do đó, tiêm vắc xin thủy đậu là cách duy nhất, hiệu quả và lâu dài để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Thống kê cho thấy, khoảng 90% người tiêm vắc xin thủy đậu có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh này.
5. Vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà
Được xem là loại bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính, có thể tiến triển nguy hiểm gây nhiễm khuẩn huyết, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh…, nguy cơ dẫn đến tử vong. Một thống kê vào năm 2020 cho thấy, tỷ lệ tử vong chung của các quốc gia đối với bệnh bạch hầu là từ 5-10% trong tổng số mắc. Tùy theo từng thể bệnh, mức độ biến chứng sẽ khác nhau, trong đó thể bạch hầu thanh quản là biên chứng nguy hiểm nhất.
Theo một đánh giá huyết thanh gần đây trên đối tượng nữ tuổi sinh đẻ (18-25), trên 90% số này không còn kháng thể bảo vệ phòng bệnh bạch hầu. Do đó, cần phải tiêm nhắc lại đúng và đủ các liều vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà sau mỗi 10 năm vì khả năng miễn dịch phòng bệnh giảm dần theo thời gian. Thống kê cho thấy, trên 90% các trường hợp tiêm 3 mũi cơ bản sẽ được phòng bệnh.
6. Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn
Không riêng gì trẻ, bất cứ ai, mọi độ tuổi cũng có thể mắc phải viêm màng não do não mô cầu khuẩn nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi mắc phải, bệnh diễn biến nhanh lại khó chẩn đoán vì triệu chứng giống với cảm cúm thông thường. Nếu không phát hiện sớm, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, nguy cơ gây tử vong trong vòng 24 giờ. Hơn nữa, bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp nên dễ phát triển thành ổ dịch.
Viêm màng não do mô cầu khuẩn được chia thành nhiều tuýp. Tại nước ta, phổ biến là các tuýp A, B, C, Y và W-135, trong đó tuýp A và B thường gây bệnh và diễn tiến nguy hiểm hơn so với các tuýp còn lại.
Tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu khuẩn không chỉ là cách phòng bệnh cho bản thân mà còn giúp hạn chế tình trạng bùng dịch do vi khuẩn não mô cầu gây ra.
Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống bệnh, bên cạnh việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, bạn cần tìm đến những cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín. Tại các cơ sở này có đầy đủ hệ thống bảo quản, tuân thủ quy trình vận chuyển đúng cách, qua đó bảo quản vắc xin theo cách tốt nhất.
Để đáp ứng nhu cầu tiêm các loại vắc xin phòng bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, Hệ thống Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC đang có những chương trình ưu đãi giảm gánh nặng kinh tế cho khách hàng, tạo điều kiện cho người trưởng thành, người cao tuổi có cơ hội tiếp cận gần hơn với vắc xin và tiêm chủng, tăng miễn dịch cộng đồng, bảo vệ sức khỏe chính mình và gia đình:
1. Ưu đãi 5% khi mua các Gói vắc xin cho người lớn
Vừa không lo hết vắc xin, lại ổn định giá ngay cả khi hết thuốc, được giữ và bảo quản vắc xin lên đến 2 năm, được nhắc lịch tiêm cùng nhiều ưu đãi “có một không hai”… là những tiện ích tuyệt vời của Gói vắc xin – dịch vụ ở VNVC đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay.
Nhằm hỗ trợ kinh tế cho người dân trong mùa dịch bệnh, mang cơ hội tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đúng giá cho cả gia đình trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, VNVC thực hiện chương trình ưu đãi 5% Gói vắc xin hằng tháng cho khách hàng, trong có có các Gói vắc xin cho người lớn như:
Gói vắc xin cho người trưởng thành:
Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai:
Nhằm đem đến dịch vụ tiêm chủng với chất lượng cao, khi mua Gói vắc xin tại VNVC Khách hàng được hưởng những lợi ích sau:
2. Ưu đãi trả góp 0% lãi suất
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmNghiên cứu trên 75.000 bệnh nhân Covid-19 của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu cho thấy, những người đã được chủng...
Xem ThêmSáng 15/07/2021, VNVC đã đưa 921.400 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Những liều vắc xin này...
Xem ThêmĐây là thông tin các chuyên gia từ Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn khuyến cáo với độc giả khi có tâm lý kén chọn vaccine, trì...
Xem Thêm580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sáng ngày 9/7/2021. Đây là lô vắc xin thứ...
Xem ThêmVới những đóng góp đặc biệt, nỗ lực ký kết thành công và là đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc xin...
Xem Thêm