Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sau hàng chục năm kể từ khi WHO tuyên bố gần như xóa sổ, dịch bạch hầu trỗi dậy trở lại với diễn biến phức tạp và lây lan với tốc độ rất nhanh ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều người diễn biến nặng và tử vong. Vì sao bạch hầu bùng phát trở lại? Cần làm gì để phòng ngừa hiệu quả bệnh bạch hầu, tránh lây lan thành dịch?
Theo ghi nhận chỉ trong 4 tháng từ ngày 01/05 – 10/09, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận 3 ổ dịch Bạch hầu với 6 ca mắc tại 3 xã thuộc huyện Điện Biên Đông và Mường Chà, trong đó 1 trường hợp tử vong; 2 trường hợp đã khỏi bệnh; 3 trường hợp đang được điều trị. Từ tháng 8, Bạch hầu cũng xuất hiện ở 2 huyện Mèo Vạc và Yên Minh, tỉnh Hà Giang khiến 7 người mắc bệnh, cách ly 65 người. Đến nay, hai tỉnh đã ghi nhận 3 tử vong vì bệnh bạch hầu. Trong đó, Hà Giang lần đầu ghi nhận bạch hầu quay trở lại sau 20 năm tại tỉnh này. Các ca tử vong do bệnh bạch hầu này là hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng, nếu không triệt để phòng chống, dịch bệnh nguy hiểm này sẽ quay trở lại. |
Bạch hầu đã giảm rõ rệt kể từ khi có vắc xin nhưng mới đây, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và các tỉnh phía Bắc liên tiếp ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu, đã có nhiều người tử vong. Bạch hầu quay lại gây nhiều lo lắng bởi đây là bệnh lý lây lan rất nhanh.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, qua kiểm tra thực tế, cụm dân cư nơi phát hiện ổ dịch đều tập trung ở các địa phương thuộc vùng sâu vùng xa, giao thông khó khăn, đời sống kinh tế người dân còn nghèo, nhận thức tiêm chủng phòng bệnh còn hạn chế khiến tỷ lệ tiêm vắc xin cực thấp dẫn đến ca bệnh tăng.
Đặc biệt, miễn dịch có được từ khi tiêm vắc xin bạch hầu sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi đó mũi nhắc cho trẻ em và người lớn lại chưa được thực hiện tốt khiến nhiều trường hợp có thể mắc bệnh mặc dù trẻ đã thực hiện tiêm đủ 3 mũi trước 1 tuổi và khả năng bảo vệ của vắc xin trong cộng đồng người lớn sẽ thấp. Đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các ca bệnh ở các tỉnh phía Bắc thời gian qua.
Từng được ví là cơn ác mộng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bạch hầu gây nhiều đợt dịch khiến hàng nghìn người, nhất là trẻ em tử vong trên thế giới. Hơn 15.000 người Mỹ chết vào năm 1921. Tác nhân gây ra bệnh bạch hầu được xác định là do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae trong họ Corynebacteriaceae, chúng tồn tại dưới 3 dạng là Gravis, Mitis và Intermedius. Đây vừa là bệnh nhiễm trùng vừa là bệnh nhiễm độc có giả mạc ở vòm họng, tuyến hạnh nhân, thanh quản, mũi. Bệnh cũng có thể xâm nhập vào niêm mạc da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Người bệnh và người lành mang vi khuẩn vừa là ổ chứa đồng thời cũng là nguồn lây truyền bệnh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.
Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đến cơ thể như: Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm phổi, viêm dây thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Trường hợp viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Biến chứng viêm dây thần kinh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ phục hồi nếu người bệnh không tử vong vì những biến chứng khác.
Một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu là liệt màn khẩu cái (màn hầu), thường xuất hiện vào tuần thứ 3 của bệnh. Liệt cơ chi, cơ hoành và các dây thần kinh vận nhãn có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hoành. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng khác như suy hô hấp hoặc viêm kết mạc mắt.
Bệnh bạch hầu có thể được điều trị nếu phát hiện sớm hoặc trở nên trầm trọng dẫn đến tử vong rất nhanh. Tỷ lệ tử vong trung bình là 5% – 10%. Tỷ lệ tử vong này có thể tăng đột biến lên đến 20% ở trẻ em < 5 tuổi và người lớn > 40 tuổi. Tỷ lệ tử vong đối với thai phụ là khoảng 50%, ⅓ trường hợp sống sót có thể gặp biến chứng sảy thai hoặc sinh non. |
Kể từ năm 1923, khi y học tìm ra vắc xin phòng bệnh bạch hầu, thì đến nay, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng bệnh an toàn và mang lại hiệu quả nhất được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng đưa vắc xin bạch hầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và tiêm phòng miễn phí cho trẻ nhỏ toàn quốc. Nhờ thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) mà từ năm 1985 đến năm 2000, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 xuống 0,14/100.000. Tính đến năm 2012, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bạch hầu với tỷ lệ xuống dưới 0,01/100.000 dân.
Bố mẹ cần tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho con theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR): tiêm phòng lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, 3 lần cách nhau 30 ngày. Theo đó, chuyên gia lưu ý, khả năng bảo vệ của vắc xin bạch hầu sẽ suy giảm theo thời gian, do đó cần thực hiện các mũi tiêm nhắc lúc trẻ 16-18 tháng tuổi; 4-7 tuổi; 9-15 tuổi; phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai, người già từ 50 tuổi trở lên; người lớn có bệnh mạn tính tim, phổi thận…
Vắc xin phòng bạch hầu có trong tất cả các vắc xin phối hợp 2in1; vắc xin 3in1; vắc xin 4in1; vắc xin 5in1; vắc xin 6in1. Trong đó, vắc xin 6in1 và 5in1 có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi. Vắc xin 4in1 có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 7 tuổi. Vắc xin 3in1 có thể tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn. Ngoài ra, vắc xin 2in1 phòng ngừa bạch hầu, uốn ván có thể tiêm cho trẻ từ 7 tuổi đến người lớn.
Tiêm chủng và tiêm chủng đầy đủ, đúng liều là biện pháp hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh bạch hầu, với ít nhất 90% trường hợp tiêm chủng được bảo vệ. |
Sở hữu năng lực vượt trội, với hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng cao cấp trải dài từ Nam ra Bắc, kể cả các tỉnh thành đang có nhiều ổ dịch tại khu vực phía Bắc, VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng hàng đầu tại Việt Nam luôn có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu an toàn, chất lượng cao, số lượng lớn cho mọi lứa tuổi. Toàn bộ vắc xin tại VNVC được bảo quản nghiêm ngặt bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP Quốc tế, hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất trước khi đến với Khách hàng.
Song song đó, VNVC luôn cam kết bình ổn giá ngay cả thời điểm khan hiếm, đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi, chính sách hấp dẫn như “Tiêm vắc xin trước – Chi phí trả sau” cho người dân toàn quốc nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, giúp hàng triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ, đủ liều, đúng lịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để được tư vấn về vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu và đặt lịch tiêm chủng, Quý khách vui lòng liên hệ theo:
Tham khảo giá vắc xin tại: https://vnvc.vn/gia-tiem-chung-vac-xin/
Trước thềm Tết Trung thu 2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đưa thêm trung tâm tiêm chủng mới về thị xã Bến Cát (tỉnh Bình...
Xem ThêmTết Trung thu là nét văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Việt từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Bầu...
Xem ThêmNgày 20/09/2023, VNVC Quận 6 chính thức khai trương tại tầng 2, tòa nhà Nhật Đỉnh Tower, 245 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, TP.HCM đây...
Xem ThêmSáng ngày 16/09/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức...
Xem ThêmThứ Hai ngày 18/09/2023, VNVC Hà Nam chính thức trở thành trung tâm tiêm chủng đầu tiên tại "mảnh đất anh hùng", giữ vững cam kết nỗ...
Xem ThêmDù cùng do virus Varicella Zoster gây ra, thủy đậu và zona thần kinh lại cần hai loại vaccine chủng ngừa riêng biệt do tiêm cho hai...
Xem Thêm