Mon - Sun: 7:30 AM - 5:00 PM (without lunch break *)
Thông tin gây sốc này vừa được các chuyên gia trình bày tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng”, do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM tổ chức. Đây là con số đáng báo động khi số ca mắc bệnh ngày một tăng lên trong khi các kỹ thuật điều trị ung thư cổ tử cung phức tạp, gây đau đớn, chi phí cao, khả năng khỏi bệnh thấp…
Ung thư cổ tử cung – “kẻ thù thầm lặng” của phụ nữ
Chị L.T.B, 30 tuổi (Hà Nội) tình cờ đi khám sức khỏe tổng quát thì bàng hoàng khi nhận kết quả bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn 2. Chị kể, khoảng vài tháng gần đây chị bị rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên đau mỏi vùng thắt lưng và bụng dưới nhưng chị chỉ nghĩ do stress, ngồi nhiều hay vấn đề tiêu hóa nên chủ quan chưa đi khám.
Trải qua giai đoạn điều trị, chị B may mắn “thoát khỏi lưỡi hái tử thần” nhưng chuỗi ngày chống chọi với di chứng của những đợt xạ trị khiến chị bị trầm cảm nặng. Chị thường xuyên bốc hỏa, mất ngủ, rụng tóc, da dẻ nhăn nheo sạm nám, không muốn “gần chồng” vì đau rát… Đáng buồn hơn, việc cắt bỏ tử cung và teo hoàn toàn 2 buồng trứng khiến chị không thể có con nữa…
Theo Th.S BS Đinh Thị Hiền Lê, chuyên gia Ung thư phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), chị B. là một trong số hàng nghìn ca ung thư cổ tử cung được phát hiện và điều trị muộn trong mỗi năm.
Ung thư cổ tử cung giết chết hàng nghìn phụ nữ Việt mỗi năm
Qua nhiều năm thăm khám và điều trị, bác sĩ Hiền Lê đau xót chia sẻ rằng: “Chị em phụ nữ thường chỉ lo cho người khác mà ít quan tâm đến bản thân mình. Có những chị đến khám phát hiện bệnh thì đã ở vào giai đoạn khá muộn vì những biểu hiện bệnh lý quá rõ như: xuất huyết âm đạo bất thường, ra máu sau giao hợp… Lúc này, hậu quả của đợt xạ trị kéo dài không chỉ khiến cho buồng trứng bị teo, dẫn đến mãn kinh sớm mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận như thủng đại tràng, bàng quang, trực tràng, âm đạo xơ hóa khó quan hệ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khi đó, nỗi đau thể xác và tinh thần mà phụ nữ phải chịu đựng là vô cùng nặng nề.
”BS. Lê cũng nói thêm rằng ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư có số người tử vong nhiều thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú, cứ mỗi 2 phút trên thế giới lại có một phụ nữ chết vì căn bệnh quái ác này. Điều đáng nói là bệnh thường diễn ra âm thầm từ 5 – 20 năm, triệu chứng lại không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác khiến nhiều người chủ quan. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì khả năng tử vong rất cao. Tuy bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn với tỷ lệ thành công cao nhưng hoàn toàn có thể dự phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin phòng vi rút HPV.
Ai nên tiêm ngừa HPV?
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có 5.100 phụ nữ Việt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và gần ½ số người trong đó chết vì căn bệnh này. Thế nhưng, chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia cho biết trong 10 năm qua, chỉ có một triệu liều vắc xin HPV đã được sử dụng. Con số đó là quá nhỏ so với 42 triệu phụ nữ, em bé gái ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêm ngừa HPV chưa cao là do nhiều người chưa hiểu hết sự nguy hiểm của căn bệnh này và cũng có không ít người chần chừ, phân vân vì đã quá tuổi quy định, đã quan hệ tình dục thì có tiêm được hay không…
Xem thêm:
Vi rút HPV là tác nhân chính gây bệnh Ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục khác
Vi rút HPV có khoảng hơn 100 chủng khác nhau, trong đó chủng 16 và 18 là nguyên nhân dẫn đến 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ nhiễm loại vi rút này ở phụ nữ cũng rất cao, có khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm vi rút HPV ít nhất 1 lần trong đời, trong đó độ tuổi dễ nhiễm nhất là 20 – 30. Vi rút HPV có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung găng tay, đồ lót và có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Vì thế, vắc xin ngừa vi rút HPV được khuyến cáo nên tiêm trong độ tuổi từ 9-26 tuổi trước khi có quan hệ tình dục để đạt đến 98% hiệu quả phòng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung vừa và nặng. Nhưng ở những người từng quan hệ tình dục, việc tiêm ngừa vẫn có thể thực hiện để dự phòng. Hơn nữa, vi rút HPV có rất nhiều týp khác nhau, rất ít người nhiễm đồng thời nhiều týp. Thế nên việc tiêm vắc xin lúc này còn nhằm phòng nhiễm những týp còn lại, tránh bị ảnh hưởng cùng lúc của nhiều týp.
Vắc xin giúp phòng ngừa đến 98% nguy cơ Ung thư cổ tử cung
Ảnh: Khách hàng tiêm ngừa tại VNVC HCM
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép đưa vào sử dụng 2 loại vắc xin ngừa vi rút HPV là Gardasil (ngừa vi rút HPV týp 6, 11, 16, 18) và Cervarix (ngừa vi rút HPV týp 16, 18). Trong đó, tiêm Gardasil ngoài việc phòng tránh ung thư cổ tử cung còn được bảo vệ khỏi tác nhân gây ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
Hiện nay, các kỹ thuật điều trị ung thư cổ tử cung phức tạp, gây đau đớn, chi phí cao, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh thấp: nếu bệnh ở giai đoạn III, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 25-40% và chỉ có dưới 15% người bệnh ở giai đoạn IV còn sống sau 5 năm. Vì thế, hãy chủ động bảo vệ mình cùng người thân bằng cách khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư hàng năm để phát hiện bệnh từ giai đoạn tiền ung thư và cần tiêm vắc xin phòng vi rút HPV ngay từ bây giờ!
Nhật An
Tư vấn và đặt lịch tiêm: 028.7300.6595
Hiện, Trung tâm tiêm chủng VNVC tọa lạc ở 11 địa chỉ
Được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, Pháp - nhà sản xuất có kinh nghiệm lâu năm về vắc xin phối hợp, vắc xin Hexaxim được đánh giá...
Xem ThêmBS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết hiện tại trung tâm đã nhập về loại vắc xin...
Xem ThêmMột nghịch lý đáng buồn là dù trong vòng 20 năm, nguy cơ tử vong của người bệnh uốn ván trên thế giới giảm từ 50% xuống...
Xem ThêmMiền Nam bắt đầu vào mùa cao điểm cũng là mùa… bệnh dại, hàng trăm bệnh nhân bị động vật cắn lo lắng lục tung cả thành...
Xem ThêmSáng 4/4/2018, vắc xin 6in1 Infanrix Hexa đã về kho bảo quản của Trung tâm tiêm chủng VNVC giúp “hạ nhiệt" ngay lập tức “cơn sốt” vắc...
Xem ThêmKhông chen lấn, không xếp hàng chờ đợi, không sợ khan hiếm vắc xin, không lo tăng giá... hàng ngàn khách hàng đã bày tỏ sự hài...
Xem Thêm