Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Miền Nam bắt đầu vào mùa cao điểm cũng là mùa… bệnh dại, hàng trăm bệnh nhân bị động vật cắn lo lắng lục tung cả thành phố HCM để tìm vắc xin phòng dại nhưng nơi đâu cũng báo hết. Sáng 4/4/2018, thông tin hết vắc xin phòng bệnh dại tại các điểm tiêm lớn như BV Bệnh nhiệt đới TP, Viện Pasteur TP, Trung tâm y tế dự phòng TP HCM… khiến người bệnh càng hoảng hốt. Riêng Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC – nơi gần như duy nhất ở TP.HCM còn vắc xin phòng bệnh dại, tiếp nhận vài chục ca bệnh bị chó, mèo cắn mỗi ngày.
Chị Nguyễn Thái Tuyết Nhung (28 tuổi, cư trú tại phường Trường Thạnh, quận 9, TP.Hồ Chí Minh) bị chó hàng xóm vồ cắn vào tối 3/4/2018. Ở bắp chân chị, vết thương dài, to, hở, kèm các vết trầy xước vẫn chảy máu. Mặc dù được người nhà đưa đến bệnh viện quận 2 để may sống 2 mũi nhưng vẫn không cầm được máu bởi vết cắn rộng và sâu. Quá lo sợ bị bệnh dại, sáng 4/4/2018, chị được chính chủ nhân chú chó đưa đi chích ngừa ở VNVC (189 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận).
Ngồi ở khu vực theo dõi sau tiêm, chị Tuyết Nhung lo lắng chia sẻ: “10 giờ tối qua, thấy vết thương vẫn chảy máu, gia đình đưa tôi đi khâu vết thương. Nghe nhiều về bệnh dại nên tôi đi đến trung tâm y tế dự phòng phường Linh Trung, quận Thủ Đức để chích ngừa nhưng nhân viên y tế ở đây nói đã hết thuốc và tư vấn cho tôi đến địa chỉ VNVC 198 Hoàng Văn Thụ để chích vì chỉ trung tâm này mới còn vắc xin”.
Chị Nguyễn Thái Tuyết Nhung bị chó hàng xóm vồ cắn ngày 3/4/2018, vết thương sâu, dài, nguy hiểm
“Lần đầu tiên đến đây chích nhưng tôi rất hài lòng, vì không phải chờ đợi lâu, bác sĩ y tá lại chu đáo, nhỏ nhẹ, thăm khám kỹ lưỡng, giải thích những biến chứng xảy ra nếu bị dại do không tiêm phòng vắc xin và động viên tâm lý khiến tôi cảm thấy an lòng hơn. Bác sĩ hẹn tôi 1 tuần sau đến chích tiếp cho đúng phác đồ”, chị Nhung nói. “Tiền bạc kiếm thì dễ, nhưng tính mạng chỉ có một, nên tôi khuyên mọi người nếu bị vật nuôi như chó mèo… cắn nên đi chích ngừa cho an toàn tính mạng kẻo đến lúc hối không kịp”.
Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút, bệnh lây truyền từ các loại động vật sang người. Có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.
Không ý thức được tầm quan trọng của vắc xin ngừa bệnh dại như chị Tuyết Nhung, không ít bệnh nhân không tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó mèo cắn, đành phải nằm chờ chết. Cách đây không lâu, một phụ nữ làm nghề thịt chó vào chuồng bắt chó không may bị một con cắn vào chân. Không đi thăm khám, không chích ngừa bệnh dại, cũng không theo dõi con vật vì con chó sau đó đã bị thịt, không may 40 ngày sau thì cô bắt đầu lên cơn dại với những biểu hiện sợ nước, sợ gió, dễ bị kích thích, tăng tiết nước bọt… Dù được chuyển đến bệnh viện ngay sau đó, nhưng các bác sĩ cũng đành lắc đầu, không thể giữ được mạng sống cho người bệnh.
Ths. BS. Ngô Thị Kim Phượng, Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP.HCM cho biết trong buổi sáng 4/4/2018 đã có 18 bệnh nhân đến VNVC chích ngừa bệnh dại vì bị chó cắn, hầu hết ở TP.Hồ Chí Minh. Có những trường hợp chó đã bị chết, có trường hợp chó còn sống. “Có nhiều bệnh nhân chạy vào rối rít hối tôi thăm khám. Với những bệnh nhân này, sau khi hỏi rõ tình huống bị chó cắn, hỏi thông tin về vật nuôi… sẽ được chỉ định chích ngừa vắc xin theo đúng phác đồ”, bác sĩ Phượng giải thích.
Khi được hỏi về biểu hiện bệnh, bác sĩ Kim Phượng nói thêm: “Thời gian ủ bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi tử vong dao động từ 1 đến 7 ngày. Biểu hiện của bệnh dại ở người có nguy cơ bị bệnh dại không ai giống ai, mỗi người mỗi khác tùy cơ địa. Thường thì bệnh nhân mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây: Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày; sợ nước (chứng sợ nước); không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí; tức giận, bứt rứt và trầm cảm; tăng động. Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Nếu để đến lúc này mới đi chích vắc xin thì đã quá muộn”.
Bác sĩ Kim Phượng khuyên bệnh nhân khi bị chó, mèo hoặc bất cứ động vật nào cắn, dù là động vật hoang dã hay vật nuôi, cũng phải đi chích càng sớm càng tốt, không nên trễ quá 1 tuần. Bên cạnh đó phải kiểm tra tình trạng con vật, nếu con vật bình thường không có biểu hiện dại thì việc chích ngừa giúp bệnh nhân có kháng thể để bảo vệ. Nhưng nếu biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc chết sau 1 vài ngày, thì bệnh nhân đang thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin phòng dại. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa vi rút dại, còn vắc xin nhằm củng cố miễn dịch.
Đối với bệnh nhân, cần chú ý vị trí vết thương. Khi vào cơ thể, vi rút dại sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh tới tuỷ sống rồi tới não bộ, do đó vết cắn càng gần não thì thời gian phát bệnh càng nhanh. Vết thương nặng và càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Cụ thể hơn, nếu bị cắn ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách vi rút xâm nhập vào mô thần kinh gần hơn, do đó càng nguy cấp hơn.
“Trường hợp vết thương của bệnh nhân Tuyết Nhung ở bắp chân xa hệ thần kinh trung ương, nhưng lại là đa vết thương, vết thương rộng, to dài khá nặng, nên vẫn chỉ định tiêm vắc xin”, bác sĩ Phượng nói thêm.
Người chăm sóc bệnh nhân cũng cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương. Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Ths. BS. Ngô Thị Kim Phượng, Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC TP.HCM đang khám cho bệnh nhân Nguyễn Thái Tuyết Nhung
“Hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ tử vong bằng cách tiêm vắc xin khi bị chó cắn” BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khẳng định.
Bác sĩ Bạch Thị Chính giải thích thêm: Với người bệnh khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa kỹ rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối pha đặc, sau đó sử dụng cồn 70% hoặc cồn iod để khử trùng sát khuẩn, quan trọng nhất là dội nước sạch nhiều lần để sát trùng vết thương. Những thao tác xử lý vết thương này càng thực hiện sớm càng có tác dụng sát khuẩn phòng vi rút dại hiệu quả. Cuối cùng, bệnh nhân cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế nơi có vắc xin phòng ngừa bệnh dại để được tư vấn và điều trị dự phòng. Tuyệt đối không nên tự chữa theo các phương pháp dân gian, kẻo bị biến chứng.
Nếu gia đình có vật nuôi (chó, mèo…) cần phải cho đi chích ngừa định kỳ theo đúng quy định, phải kiểm soát được vật nuôi như xích nhốt hoặc không thả rông ngoài đường; nếu cho vật nuôi ra đường phải rọ mõm, đảm bảo an toàn cho người xung quanh.
Bệnh nhân bị chó cắn, tự chữa bằng cách “đắp tỏi”, sau 3 ngày bị biến chứng mưng mủ, sưng tấy, đau nhức
Biểu hiện bệnh dại ở chó mèo rất dễ nhận biết: chúng sẽ có những sự thay đổi trong hành vi thông thường như cắm đầu cắm cổ chạy không có nguyên nhân, chui vào chỗ tối, hoảng sợ, sủa liên tục không ngừng, né tránh chủ, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép, vì đói nên con vật có thể nhai mọi thứ, nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn…
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại là phương pháp hiệu quả nhất để ngừa bệnh. Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại. Bệnh nhân phải được tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ và phác đồ tiêm. Vắc xin phải tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và phải được bảo quản tốt. Trong thời gian tiêm, bệnh nhân không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích.
Thời gian gần đây, bệnh dại tại Việt Nam có chiều hướng tăng cao với số ca tử vong năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2016 có 91 ca tử vong do dại (tăng 17% so với năm 2015 và 38% so với năm 2014). Năm 2017 kết thúc với con số 63 người chết vì bệnh dại. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. Bộ Y tế cảnh báo bệnh dại vẫn là bệnh có số người tử vong cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác ở nước ta.
* Bệnh dại có chữa được không?
Tại Việt Nam, mùa hè là mùa bùng phát của bệnh dại, cao điểm nhất là từ tháng 4 đến tháng 8. Đến thời điểm này, y học thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh dại một khi đã phát bệnh; do đó, tỉ lệ tử vong khi bệnh dại khởi phát khiến nạn nhân lên cơn dại là 100%. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Video đề xuất:
* Cách phòng ngừa bệnh dại
Cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa bệnh dại. Hiện nay, nước ta đang lưu hành vắc xin Verorab được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur và vắc xin Abhayrab do công ty Human Biologigical Institute (Ấn Độ) sản xuất, là 2 vắc xin dại tinh chế, được dùng để phòng chống bệnh dại và hỗ trợ điều trị phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (sau khi bị súc vật cắn). Cả hai vắc xin này đều có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.
* Những đối tượng sau nên tiêm phòng dại vì có nguy cơ nhiễm virus dại:
Bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ, người nghiên cứu về hang động, người làm nghề nhồi bông thú. Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh trên súc vật.
* Phác đồ tiêm ngừa bệnh dại:
Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:
* Giá vắc xin phòng bệnh dại
VNVC miễn phí khám sàng lọc trước khi chích ngừa.
Đừng quên bảo vệ mình và người thân bằng cách tiêm ngừa bệnh!
Gọi ngay tổng đài VNVC 028.7102.6595 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết hiện tại trung tâm đã nhập về loại vắc xin...
Xem ThêmThông tin gây sốc này vừa được các chuyên gia trình bày tại Hội thảo khoa học “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và...
Xem ThêmMột nghịch lý đáng buồn là dù trong vòng 20 năm, nguy cơ tử vong của người bệnh uốn ván trên thế giới giảm từ 50% xuống...
Xem ThêmSáng 4/4/2018, vắc xin 6in1 Infanrix Hexa đã về kho bảo quản của Trung tâm tiêm chủng VNVC giúp “hạ nhiệt" ngay lập tức “cơn sốt” vắc...
Xem ThêmKhông chen lấn, không xếp hàng chờ đợi, không sợ khan hiếm vắc xin, không lo tăng giá... hàng ngàn khách hàng đã bày tỏ sự hài...
Xem Thêm3 ca mắc sởi nặng trong 2 tuần vừa qua tại TP.HCM. Các chuyên gia cảnh báo bệnh sởi có thể quay lại. Đối tượng gặp nguy...
Xem Thêm