Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Người đồng nhiễm Covid-19 cùng phế cầu tăng khả năng tử vong lên đến 8 lần so với bình thường. Hậu Covid-19, tăng cường vắc xin phế cầu và vắc xin khác là vấn đề quan trọng cần làm ngay để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
Tại Livestream chủ đề “Viêm phổi do phế cầu và vắc xin phòng ngừa” do Hệ thống tiêm chủng VNVC phối hợp với báo VnExpress tổ chức tối 1/4/2022, các chuyên gia đã cùng nhau giải đáp những vấn đề về viêm phổi do Covid-19, viêm phổi do phế cầu, viêm phổi do các tác nhân khác và cách bảo vệ phổi trong thời gian “sống chung” với Covid-19. Quý khán giả có thể xem lại chương trình tại đây.
BS. Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM tham gia Livestream tại nhà vì đang là F0. BS Khanh cho biết dù các triệu chứng của chủng Omicron rất nhẹ nhàng nhưng người dân cũng không được lơ là, nhất là trước nguy cơ đồng nhiễm. Hiện nay, vấn đề tái nhiễm là hết sức bình thường. Từ chủng Delta sang Omicron nên khả năng tái nhiễm rất cao, tỷ lệ ở mức 20-30% tùy theo mức độ miễn dịch của mỗi người. Trong vòng một tháng, một người đã từng nhiễm chủng Delta vẫn có khả năng tái nhiễm với chủng Omicron. Số ca mắc mới tăng nhưng số ca tử vong giảm xuống. “Đối với tôi, Covid-19 là bệnh đặc hữu, bệnh đang lưu hành. Ở thế giới, đa số các nước đã không cho Covid-19 là đại dịch nữa, và muốn trở lại cuộc sống bình thường cũ chứ không phải bình thường mới. Do đó chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng nguy cơ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng Covid-19 để phòng ngừa từ sớm”. BS Trương Hữu Khanh cho biết.
Cùng quan điểm với BS. Khanh, BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Trải qua gần 3 năm xảy ra đại dịch Covid-19, người dân ý thức càng lúc càng cao về vấn đề bảo vệ lá phổi. Chúng ta có thể nhịn ăn trong nhiều ngày, thậm chí nhịn uống vài ngày vẫn còn có thể chịu đựng được, nhưng nếu vài phút không thở oxy, các bộ phận trong cơ thể bắt đầu bị tổn thương. Nếu sau 5 phút không được cung cấp oxy, những tổn thương có thể không hồi phục được”.
Theo phân tích của BS. Bạch Thị Chính, nếu xem Covid-19 là bệnh đặc hữu thì chúng ta cần phải tăng cường phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm khác có thể gây tổn thương phổi như viêm phổi do phế cầu, cúm, ho gà… Đây là những bệnh có đường lây nhiễm tương tự Covid-19, tác động với các đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, người có hệ miễn dịch suy yếu, tạo gánh nặng lớn, tăng tỷ lệ nhập viện, điều trị trong thời gian dài, thậm chí tử vong. “May mắn là hiện nay những dịch bệnh truyền nhiễm này đều đang có vắc xin phòng bệnh. Sự xuất hiện của Covid-19 một lần nữa giúp người dân hiểu được tính cấp thiết phải bảo vệ phổi, sự cần thiết của các loại vắc xin bảo vệ đường hô hấp”, BS Chính thông tin thêm.
Một thông tin đáng lưu ý, theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, khi một loại vi khuẩn có tỷ lệ mắc giảm xuống thì một loại vi khuẩn khác sẽ có cơ hội bùng lên. Trước đây, trẻ dưới 5 tuổi phải đối mặt với 2 tác nhân nguy hiểm là vi khuẩn gây viêm màng não do Hib và vi khuẩn phế cầu… Hiện nay tỷ lệ trẻ tiêm các vắc xin 6 trong 1 (có chứa thành phần phòng ngừa vi khuẩn Hib) đang rất cao do đó vi khuẩn phế cầu sẽ trở thành tác nhân ưu thế gây bệnh cho trẻ em.
“Mặc dù cả Hib và phế cầu khuẩn đều có thể gây viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết… Nhưng nếu trẻ mắc những bệnh do phế cầu khuẩn thì bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều, đặc biệt để điều trị viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do phế cầu, việc sử dụng kháng sinh cần phối hợp nhiều loại, thời gian điều trị kéo dài. Do vậy, thời điểm hiện tại, phế cầu khuẩn là tác nhân gây nhiều biến chứng và để lại di chứng nặng nề cho trẻ nếu trẻ”, BS. Lê Phan Kim Thoa nhấn mạnh.
BS Lê Phan Kim Thoa cho biết thêm, tỷ lệ điều trị thành công viêm phổi do phế cầu sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố: tuổi của trẻ (tuổi càng nhỏ thì khả năng bệnh nặng diễn tiến càng cao), cơ địa (trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao hơn những trẻ bình thường), phát hiện sớm hay trễ và độc lực của phế cầu khuẩn. Ngoài ra, phế cầu khuẩn có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao, bác sĩ phải phối hợp nhiều kháng sinh để tiêu diệt được vi khuẩn phế cầu.
Sự nguy hiểm của phế cầu theo BS. Trương Hữu Khanh phân tích, có những người mắc Covid-19 và tử vong nhưng không phải chỉ do virus SARS-CoV-2 mà còn là do tình trạng bội nhiễm các virus, vi khuẩn khác, trong đó có phế cầu khuẩn. Khi mắc bệnh về hô hấp do các loại siêu vi không có vắc xin, những vi khuẩn, virus khác tồn tại sẵn trong vùng hầu họng, trong không khí sẽ chực chờ tấn công khi cơ thể con người suy yếu, đặc biệt là những người lớn tuổi, người có bệnh nền. Ví dụ những người có bệnh nền COPD sẽ bị nặng hơn khi mắc thêm bệnh hô hấp như viêm phổi do phế cầu hay cúm.
Đối với những người lớn tuổi, nghiện rượu, người có bệnh nền như bệnh tim mạch, phổi, gan, người suy giảm miễn dịch, người bệnh COPD, chỉ cần thêm một yếu tố nguy cơ thì tình trạng bệnh tăng lên gấp 2 lần so với người bình thường. Nguy cơ này có thể được phòng ngừa chỉ bằng một lần tiêm vắc xin phế cầu cho người trưởng thành.
Bảo vệ phổi và hệ hô hấp trước và sau khi nhiễm Covid-19 là vấn đề cấp thiết của mỗi người, đặc biệt là trẻ em và người già nhằm giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong do bội nhiễm. Việt Nam hiện đang có gần 50 loại vắc xin phòng hơn 30 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đây đều là những vắc xin đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả, đặc biệt là khả năng phòng bệnh đặc hiệu, tránh nguy cơ “chồng bệnh” cùng Covid-19. Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là vắc xin phế cầu và các vắc xin phòng bệnh hô hấp khác.
Tiêm chủng là một biện pháp chủ động, đầu tư cho tiêm chủng là đầu tư rẻ tiền nhất, khôn ngoan nhất, tiêm vắc xin bảo vệ cả gia đình và giảm gánh nặng về chi phí, thực hiện mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, BS Bạch Thị Chính nhấn mạnh.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmNgày 3/7/2022, VNVC chính thức khai trương cơ sở mới tại đường Trần Thái Tông, tổ 1, P. Phú Khánh, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình (Nằm...
Xem ThêmKhông để người dân phải đi xa để tiêm vắc xin, VNVC tiếp tục về gần hơn với người dân trên nhiều tỉnh thành, từ ngày 3/5/2022,...
Xem ThêmNgày 29/4/2022, Hệ thống tiêm chủng VNVC kịp thời đưa vào hoạt động VNVC Mỹ Tho 2 - “lá chắn thép” bảo vệ người dân trước nguy...
Xem ThêmNgày 29/4/2022, VNVC Quận 1 được khai trương, kịp thời mang thêm kho vắc xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân trước kỳ nghỉ...
Xem Thêm