Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Vì hiện nay số trẻ bị viêm phổi ngày càng tăng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều lo ngại, viêm phổi trở thành vấn đề nóng được quan tâm của nhiều gia đình có con nhỏ.
CÓ. Tuy nhiên nhiều nguyên nhân bệnh viêm phổi ở trẻ em. Trong đó, viêm phổi do vi khuẩn (phế cầu – Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu,…), virus (virus hợp bào hô hấp – RSV, cúm, Adenovirus (1),…) là những nguyên nhân phổ biến nhất và có khả năng lây truyền cao từ người sang người. Trong đó, phế cầu và Haemophilus influenzae là hai nguyên nhân hàng đầu có thể khiến trẻ bị lây bệnh viêm phổi.
Bên cạnh đó, viêm phổi còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra như như nấm, hóa chất, khói bụi… Đây là những nguyên nhân gây viêm phổi không có khả năng lây lan từ người sang người.
Viêm phổi ở trẻ em có thể lây truyền từ người sang người qua hai con đường trực tiếp và gián tiếp.
Viêm phổi lây lan trực tiếp ở trẻ khi vô tình hít phải vi khuẩn, virus khi tiếp xúc và nói chuyện với người bệnh, hoặc khi người đang mắc bệnh viêm phổi ho, hắt hơi, khạc nhổ. Nếu hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng cao, cơ thể người tiếp xúc có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh viêm phổi. Ngược lại, với những đối tượng có hệ miễn dịch kém như ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người có hệ đề kháng yếu, tác nhân gây bệnh không những không bị tiêu diệt mà còn nhanh chóng sinh sôi, phát triển gây bệnh viêm phổi.
Bên cạnh việc lây truyền trực tiếp, viêm phổi còn có khả năng lây truyền gián tiếp cho trẻ khi dùng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… Hoặc vô tình chạm vào các đồ dùng cá nhân với người bệnh rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Vi rút, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng cá nhân của người bệnh lên đến vài giờ.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi thường trùng lặp giữa các nguyên nhân gây viêm phổi khác nhau. Do đó, rất khó để xác định nguyên nhân gây viêm phổi bằng lâm sàng. Thông thường, biểu hiện viêm phổi ở các giai đoạn bệnh như sau:
Trên lâm sàng, rất khó để có thể phân biệt viêm phổi vi rút và vi khuẩn. Các biểu hiện ngoài phổi có thể gặp phải ở một số bệnh nhân như: tiêu chảy, nôn, phát ban, gan lách to, viêm kết mạc,…
Thông thường, ở đa số trường hợp viêm phổi do virus, vi khuẩn thường nhẹ và có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ có hệ đề kháng non nớt, viêm phổi có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm cho bệnh nhi. Đặc biệt, một số trường hợp viêm phổi do RSV có thể nặng ở những trẻ dưới 6 tuần tuổi. Một số bệnh nhi có thể ho dai dẳng ngay cả khi đã lui bệnh. Một số bội nhiễm vi khuẩn cần điều trị như viêm phổi vi khuẩn.
Cần đưa trẻ đi bệnh viện khi phát hiện viêm phổi nặng với biểu hiện thở gắng sức, rút lõm lồng ngực. Để quan sát tình trạng này, ba, mẹ vén áo trẻ lên cao để quan rõ vùng ngực và bụng của trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.
Khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng như những dấu hiệu sau, ba mẹ cần đưa trẻ cấp cứu ngay:
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
Viêm phổi là bệnh khó phòng tránh, dễ lây nhiễm. Do đó, bất cứ ai cũng có thể bị lây bệnh khi vô tình hít phải mầm bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật dụng cá nhân cho người bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị lây bệnh viêm phổi từ trẻ cao hơn những người khác như:
Sau khi tiếp xúc với trẻ bị viêm phổi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, xem có những triệu chứng bất thường nào xảy ra hay không. Hầu hết triệu chứng của bệnh viêm phổi do bất kỳ nguyên nhân nào đều bắt đầu tương tự như cảm lạnh hoặc cúm kéo dài hơn bình thường (khoảng 7-10 ngày) và trở nên trầm trọng hơn.
Sau 3 ngày đến 1 tuần triệu chứng giống cúm phát triển, những triệu chứng khác sẽ dần xuất hiện như: Sốt ớn lạnh, ho đờm, khò khè, khó thở, đau ngực khi hít vào hoặc khi ho, mệt mỏi…
Người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán xác định để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ, ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Vắc xin có khả năng tạo ra kháng thể chủ động bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh lên đến 95%. Các loại vắc xin phòng tác nhân gây bệnh viêm phổi hiệu quả cao cho trẻ gồm:
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin phòng bệnh viêm phổi cho trẻ em và người lớn. Toàn bộ vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước, được bảo quản trong hệ thống kho lạnh hiện đại đạt chuẩn GSP, đảm bảo vắc xin được bảo quản chất lượng trong nhiệt độ từ 2-8 độ C. Với gần 60 trung tâm trên toàn quốc, VNVC mang đến cho người dân nguồn vắc xin dồi dào, chất lượng với giá thành hợp lý.
Viêm phổi là căn bệnh dễ lây truyền, khó phát hiện và dễ dẫn đến những biến chứng nặng. Thay vì lo lắng vấn đề bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không, ba mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm phổi cho trẻ ngay khi đến lịch. Trì hoãn tiêm chủng đồng nghĩa với trì hoãn việc bảo vệ trẻ trước viêm phổi, vô tình đẩy trẻ và cộng đồng vào nguy hiểm.
Trẻ viêm phổi nặng phải nhập viện điều trị thời gian dài, nguy cơ cao phải chịu nhiều biến chứng di chứng, thậm chí tử vong. Vì...
Xem ThêmViêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Biến chứng viêm phổi ở trẻ em? Dấu hiệu nhận biết viêm phổi nặng ở trẻ em? Cách...
Xem ThêmBiến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể dẫn đến hàng loạt di chứng lâu...
Xem ThêmViêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong của trẻ em giai đoạn sơ...
Xem ThêmBiến chứng viêm phổi vô cùng nguy hiểm, có thể kể đến như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, thậm chí có thể gây tổn thương...
Xem ThêmViêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Trong bối...
Xem Thêm