Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ sơ sinh bị cúm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến trí tuệ, thể chất, tinh thần, thậm chí mất cơ hội sống. Chủng ngừa cúm đúng lịch, đầy đủ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tạo “miễn dịch chéo” với Covid-19, bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc và tương lai.
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh qua đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 tuýp A, B, C và D. Với triệu chứng lâm sàng dễ nhầm lẫn, bệnh có thể tiến triển nặng ở trẻ nhỏ, dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim,…
Một người mắc cúm có thể lây lan cho cả gia đình, trường học, công sở và cả cộng đồng, có thể bùng phát thành dịch, thậm chí là đại dịch. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới. Một số đại dịch cúm đã được ghi nhận như:
Cúm ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện cảm lạnh thông thường, nhiều phụ huynh dễ bỏ sót hoặc nhầm lẫn dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng, các biểu hiện này thường nghiêm trọng và kéo dài hơn cảm lạnh, cụ thể:
Mặc dù cúm mùa và cảm lạnh có một số triệu chứng tương tự nhau, nhưng đây là 2 bệnh riêng biệt. Các triệu chứng của cúm ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, gây biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, khi trẻ có dấu hiệu của cúm, ba mẹ cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe và diễn tiến các dấu hiệu bệnh, khi gặp phải các dấu hiệu cảnh báo nên đưa trẻ đi chăm sóc y tế ngay lập tức.
Thời gian ủ bệnh cúm ở trẻ sơ sinh rất ngắn, chỉ từ 1-4 ngày, thời gian trung bình khoảng 48 giờ sau khi nhiễm virus cúm. Đặc biệt, thời gian lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Sau giai đoạn ủ bệnh, cúm khởi phát triệu chứng đau rát họng kèm sốt cao, quấy khóc, đau nhức toàn thân và ho, tiếp theo là chảy nước mũi, nghẹt mũi và có thể là hắt hơi. Sau khoảng 5 ngày, tình trạng bệnh sẽ dần phục hồi, các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi chỉ ở mức độ nhẹ và khỏi hẳn.
Cúm mùa là bệnh lành tính có thể tự phục hồi, mặc dù vậy trẻ sơ sinh với sức đề kháng chưa hoàn thiện nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, cúm vẫn có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.
“Người ta không chết vì bệnh Cúm nhưng chết vì những biến chứng của nó”. Cứ mỗi phút trôi qua, thế giới lại có 1 người không qua khỏi vì biến chứng của căn bệnh này. Trẻ nhiễm cúm có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khó lường: viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng tai giữa, ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc tương lai.
Trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch non nớt, khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch càng bị suy giảm, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, cúm dễ dẫn đến các biến chứng, bao gồm:
Trẻ sơ sinh bị cúm thì phải làm sao? Trẻ nên uống thuốc gì để khỏi cúm? Cách điều trị cúm ở trẻ sơ sinh?… là thắc mắc rất thường gặp ở các phụ huynh. Khi mắc cúm, trẻ cần được đưa đến bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám và có hướng dẫn điều trị đúng, hiệu quả.
Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán mắc cúm, trẻ sẽ được cho dùng một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza) có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể. Mẹ cần nhớ rằng, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc trị cúm hoặc kháng sinh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài cách dùng thuốc để điều trị cúm ở trẻ sơ sinh, Bố Mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả như:
Theo các chuyên gia, chủ động phòng cúm từ sớm cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi có thể giúp tránh khỏi các rủi ro do cúm gây ra, tránh được những biến chứng nguy hiểm đồng thời bảo vệ trẻ trước Covid-19 với khả năng “miễn dịch chéo” có được tử vắc xin cúm. Phụ nữ mang thai cần tiêm ngừa cúm đầy đủ trước và trong thai kỳ để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời duy trì được miễn dịch cho con ngay sau khi sinh, khi trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin. Ngoài ra những người trong gia đình cần duy trì tiêm vắc xin cúm và nhắc lại hằng năm để tạo “tổ kén” bảo vệ chính bản thân mình và trẻ nhỏ.… Dưới đây là cách phòng cúm hiệu quả cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia y tế khuyến cáo:
Trẻ sơ sinh bị cúm kéo dài trong bao lâu? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), hầu hết trẻ bị cúm không biến chứng sẽ kéo dài và hồi phục từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng ho và cảm giác mệt mỏi có thể tồn tại dai dẳng đến 14 ngày hoặc lâu hơn.
Nhìn chung, việc mắc các chủng cúm khác nhau thường không ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh, nhưng nếu trẻ sơ sinh mắc các loại cúm A (chẳng hạn như A/H3N2) thì có thể gặp bệnh cảnh nặng hơn. Cũng theo CDC, virus cúm A (A/H3N2) có liên quan đến tỷ lệ nhập viện, điều trị y tế và tử vong ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi cao hơn so với các chủng cúm khác ở người như cúm A (A/H1N1) và cúm B.
CÓ! Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tất cả trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên cần đi tiêm phòng cúm đầy đủ, đúng lịch nhắc lại hàng năm. Vắc xin rất quan trọng và cần thiết với trẻ, vì đây là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương do cúm. Thống kê cho thấy, hằng năm có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của cúm.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra dịch tễ cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, nên vắc xin cúm có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Cần lưu ý, vắc xin cúm được tiêm nhắc lại hàng năm bởi vì:
Trong khi chờ vắc xin Covid-19 đạt miễn dịch cộng đồng, theo các nghiên cứu y khoa, vắc xin cúm có thể hỗ trợ cải thiện kết quả điều trị người bệnh mắc Covid-19 và đem đến lợi ích tiềm tàng là dự phòng Covid-19. Hiện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có các loại vắc xin phòng cúm, liên hệ Hotline: 028 7102 6595, Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc hoặc đến trực tiếp trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/ để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký vắc xin cúm và các loại vắc xin quan trọng khác.
Trẻ sơ sinh bị cúm có nguy cơ rất cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và can thiệp thời, nếu trẻ đồng mắc Covid-19 và cúm, tỷ lệ này sẽ càng tăng cao. Vì vậy, phụ nữ trước mang thai, phụ nữ mang thai và trẻ từ 6 tháng tuổi cần sớm tiêm vắc xin để “đánh gục” virus cúm, đảm bảo trẻ có cuộc sống an lành, hạnh phúc và thành công!
Cúm không chỉ là bệnh lý có tốc độ lây lan nhanh chóng mà còn là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmHiện nay, nhiều bà mẹ vẫn chưa cho con tiêm vắc xin phòng cúm vì vẫn e ngại các tác dụng phụ của vắc xin cúm. Vậy...
Xem ThêmCúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng...
Xem ThêmĐối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem Thêm