Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng đặc trưng là sốt cao và xuất huyết. Trong đó, triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng hơn cả, do tình trạng tiểu cầu trong máu bị giảm mạnh, khiến máu khó đông và chảy máu liên tục, gây ra biểu hiện xuất huyết trong da, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ tử vong rất cao. Vậy, có những cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nào?
Tiểu cầu là một mảnh tế bào nhỏ bắt nguồn từ tủy xương và lưu thông trong máu, có khả năng hình thành các cục máu đông bịt miệng các vết thương ở thành mạch máu để cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, tiểu cầu còn có chức năng “trẻ hóa” các tế bào nội mạc, giúp cho thành mạch trở nên dẻo dai, mềm mại hơn.
Truyền tiểu cầu có thể giúp cứu sống những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp hoặc tiểu cầu không hoạt động bình thường. Tiểu cầu cũng rất cần thiết cho những người bị mất máu nghiêm trọng do chấn thương, một số cuộc phẫu thuật hoặc điều trị. Những tiểu cầu này có thể ngăn ngừa mất máu và các biến chứng chảy máu khác. (1)
Cơ thể thường tái tạo nguồn cung cấp tiểu cầu liên tục trong tủy xương với số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000 đến 450.000 mỗi microlit máu, tương đương với chỉ số 150 – 450G (1 Giga = 1 tỷ tế bào). Trung bình mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng từ 150 đến 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Khi chỉ số tiểu cầu thấp dưới mức 100G/l, giảm tiểu cầu.
Hiện nay, có 2 cách tăng tiểu cầu phổ biến cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bao gồm phương pháp truyền tiểu cầu cho bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết và phương pháp truyền tiểu cầu dự phòng nhằm phòng ngừa chảy máu.
Phương pháp này được chỉ định lâm sàng cho các trường hợp sau:
Đến thời điểm hiện tại, tuy vẫn chưa thống nhất được ngưỡng tiểu cầu cần đạt được để kiểm soát tình trạng chảy máu ở các bệnh nhân bị sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nhưng việc truyền tiểu cầu với mục tiêu duy trì chỉ số tiểu cầu trong máu trên 50 x 109/L được đa số các chuyên gia đồng thuận.
Phương pháp này được chỉ định lâm sàng cho các trường hợp sau:
Bác sĩ cần truyền tiểu cầu qua đường tĩnh mạch cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết khi:
Tiểu cầu là một trong những dạng chế phẩm của máu nên ngoài lưu ý các trường hợp chống chỉ định truyền tiểu cầu, cũng cần phải tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn nghiêm ngặt sau:
Luôn kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp của người bệnh thường xuyên trong suốt quá trình truyền tiểu cầu, để chủ động phát hiện sớm các phản ứng xấu với tiểu cầu nhằm kịp thời xử lý. Các phản ứng có thể gặp thường là: tăng thân nhiệt, rùng mình, ngứa ngáy, phát ban.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng thông báo và tiếp nhận sự hỗ trợ, cấp cứu của nhân viên y tế để ngay lập tức ngừng truyền máu và điều trị kịp thời các triệu chứng xuất hiện. Nên xem xét dùng tiểu cầu đã qua chiếu xạ cho bệnh nhân nếu còn tiếp tục được chỉ định truyền tiểu cầu.
Tiểu cầu vẫn có tình kháng nguyên và có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng đào thải thì tiểu cầu về bản chất là những mảnh vỡ của tế bào máu, không có hình dạng nguyên vẹn đồng nhất. Vì thế, có thể tình trạng thiếu hụt tiểu cầu sẽ không được cải thiện sau khi truyền tiểu cầu. Lúc này, cần tích cực truy cứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đào thải, đề kháng tiểu cầu này.
Vì tiểu cầu là một chế phẩm của máu không thể tổng hợp được nên nguồn tiểu cầu cung cấp cho quá trình truyền được lấy từ những người hiến máu. Vì thế, truyền tiểu cầu trở thành con đường lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
Mặc dù những đối tượng hiến máu luôn được khám sàng lọc cẩn thận để xác định tình trạng các bệnh nhiễm virus hoặc nhiễm trùng như HIV hoặc gan để đảm bảo tính an toàn cho các mục đích sử dụng như truyền tiểu cầu nhưng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu vẫn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, khi so sánh những nguy cơ lây nhiễm này với lợi ích đem đến của việc truyền tiểu cầu mang lại, việc truyền máu vẫn được ưu tiên chỉ định trong những trường hợp thiếu hụt cân nặng hoặc người bệnh xuất hiện tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong.
Việc truyền tiểu cầu cho các đối tượng đã dùng thuốc hóa trị, liệu pháp ghép tế bào gốc; bị ung thư hạch Hodgkin; mắc các bệnh lý phải truyền màu số lượng lớn và kéo dài hay các đối tượng có căn sốt khó có thể kiểm soát khi truyền máu, cần được sử dụng nguồn chế phẩm tiểu cầu chiếu xạ. Tiểu cầu chiếu xạ nói riêng và máu chiếu xạ nói chung là các chế phẩm giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng tự miễn ở các trường hợp nhạy cảm trên.
Có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm vitamin có thể cung cấp lượng tiểu cầu dồi dào cho cơ thể thông qua đường ăn như:
Có nhiều cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, nhưng khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào, cần phải nhận được sự cho phép và tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ và các chuyên gia để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm