Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
“Khi mang thai, cơ thể mẹ phải nuôi cùng lúc 2 sinh mạng nên nhu cầu cung cấp oxy là rất lớn. Nếu không may để Covid-19 tấn công sẽ làm tổn thương hệ hô hấp, gây suy hô hấp khiến mẹ và thai nhi nguy kịch. Không có cách nào để bảo vệ thai phụ và em bé khỏi Covid-19 an toàn bằng cách phải tiếp cận vắc xin nhanh chóng”, đó là lời khuyên của chuyên gia trong chương trình tư vấn trực tuyến “Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19” diễn ra vào ngày 27/8/2021.
Khoảng nửa năm trước, tình trạng thai phụ mắc Covid-19 trong cộng đồng ở mức thấp, hiện nay, tại các vùng dịch trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương… số thai phụ mắc Covid-19 tăng lên nhanh từng ngày. Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu, thường ở giai đoạn rất sớm trong những tuần đầu hoặc 3 tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai kèm bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu, thừa cân…, nguy cơ bệnh chuyển biến nặng sẽ cao hơn, nhiều trường hợp phải thở máy, thậm chí chấm dứt thai kỳ.
Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, hiện nay, vắc xin là “sống còn”, là vấn đề “sinh tử”. Tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp mẹ tạo kháng thể phòng ngừa Covid-19 khi mang thai và bảo vệ con sau sinh, giải tỏa tâm lý và áp lực cho mẹ giữa thời điểm dịch bệnh, an tâm tận hưởng thai kỳ, sinh con khỏe mạnh.
Sau 120 phút phát sóng, chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề “Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19” đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn câu hỏi được gửi về chương trình mong được BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM và BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC giải đáp.
Mời bạn xem lại chương trình tư vấn trực tuyến “Những lưu ý khi bà bầu tiêm vắc xin Covid-19” ngay tại đây.
Mở đầu chương trình tư vấn trực tuyến, độc giả Lê Quỳnh Chi gửi đến các chuyên gia câu hỏi: “Tôi được biết phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 sẽ có nguy cơ phải thở máy và điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt cao hơn so với người bình thường. Tôi bị hở van 2 lá 1/4, đang mang thai 15 tuần, mới có kết quả test nhanh tại nhà dương tính với SARS-CoV-2. Tôi lo lắng không biết thai phụ có bệnh lý nền như tôi khi bị Covid-19 thì mức độ nguy hiểm thế nào, liệu có ảnh hưởng đến em bé và khiến cho bệnh tim của tôi nặng hơn không?”.
BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết: “Người bình thường khi nhiễm SARS-CoV-2 đã phải đối mặt với nguy cơ nhập viện, thở máy, tử vong… rất cao. Bạn lại có cả hai yếu tố: đang mang thai và có bệnh lý nền về tim mạch, đó là điều rất đáng lo ngại. Bởi nếu nhiễm bệnh, bạn sẽ có khả năng cao phải nhập viện, chuyển biến nặng, kéo theo hệ lụy sinh non, thai lưu rất cao”.
Không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ và em bé, vắc xin ngừa Covid-19 còn giúp phòng tránh, giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy đến trong thai kỳ nếu chẳng may mẹ nhiễm SARS-CoV-2. Như thế, một mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe cho hai người. Vậy thì không có lý do gì để thai phụ chần chừ việc tiêm vắc xin, nhất là với những đối tượng có bệnh nền – bác sĩ Bạch Thị Chính nhấn mạnh thêm.
Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế đã ban bố quyết định 3802/QĐ-BYT, đưa phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên vào chỉ định tiêm chủng mà trước đây là đối tượng trì hoãn, nay thuộc nhóm cần thận trọng tiêm chủng; đồng thời đưa phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ ra khỏi nhóm cần thận trọng tiêm chủng. Vậy tại sao lại có mốc 13 tuần thai mới được tiêm vắc xin Covid-19? Nên tiêm vắc xin trước hay sau sinh?…
Giải đáp thắc mắc này, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Qua ba tháng đầu, các bộ phận thai nhi đã hình thành, sức khỏe thai phụ và cả em bé đã ổn định. Lúc này, tiêm vắc xin sẽ an toàn hơn cho hai mẹ con. Đối với những mẹ bầu trên 36 tuần thai, không nên đợi đến khi sinh xong mới tiêm ngừa. Phải đưa vắc xin vào cơ thể càng sớm càng tốt để tạo kháng thể phòng bệnh. Tốt nhất là tiêm đủ hai mũi trước khi sinh. Nhưng nếu mẹ mới tiêm một mũi rồi sinh bé thì cũng không cần lo lắng. Một mũi này đã đủ để tạo một phần kháng thể bảo vệ hai mẹ con. Mẹ cần tiêm nhắc mũi thứ hai sau khi sinh bé, theo chỉ định về khoảng cách giữa hai mũi tiêm của từng loại vắc xin”.
“Vậy nếu chích vắc xin Covid-19 quá sớm (trước 13 tuần), thậm chí chích xong mới phát hiện mình mang thai thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”, BS.CKI Bạch Thị Chính trả lời: “Vắc xin ngừa Covid-19 không phải là loại vắc xin sống giảm độc lực, có nghĩa là nó sẽ không truyền qua nhau thai để ảnh hưởng tới em bé. Chỉ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đảm bảo đủ sức khỏe tại thời điểm chích ngừa thì cứ an tâm rằng tiêm vắc xin Covid-19 sớm không tác động xấu đến thai nhi. Lưu ý rằng nếu mũi tiêm thứ nhất rơi vào thời điểm trước 13 tuần thì sau 13 tuần thai các thai phụ hãy tiêm mũi thứ hai”.
Vắc xin Covid-19 mang đến lợi ích vô cùng to lớn cho mẹ và thai nhi, dù thai phụ đang có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh lý phụ khoa… hay có nguy cơ gặp tai biến sản khoa như tiền sản giật, nhau tiền đạo… vẫn rất cần phải tiêm vắc xin Covid-19 ngay tại những bệnh viện có trung tâm sản khoa uy tín để bảo vệ mình và con yêu.
Không riêng vắc xin Covid-19, tất cả các loại vắc xin đều có thể gây phản ứng sau tiêm như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, nhức mỏi cơ, mệt mỏi… Mẹ bầu đừng quá lo lắng vì đó là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể đang phản ứng để sinh ra kháng thể. Trước khi tiêm, sản phụ sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, theo dõi thai xem đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Thai phụ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh lý, thai kỳ… để bác sĩ tư vấn đầy đủ về các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra và cách theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng để xử lý kịp thời.
Theo ghi nhận của Bệnh viện Đa khoa tâm Anh, từ ngày 19/8/2021, bệnh viện đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu từ 13 tuần trở lên, đã có hàng ngàn mẹ bầu đăng ký, hàng trăm mẹ bầu được tiêm vắc xin Covid-19. Mẹ bầu khi đến tiêm vắc xin Covid-19 tại bệnh viện sẽ được test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, khám sàng lọc với các bác sĩ sản khoa để được đánh giá sức khỏe thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai nhi, đánh giá các lợi ích – nguy cơ của việc tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai. Sau tiêm, thai phụ được khám lại một lần nữa, nghe tim thai để các mẹ yên tâm rằng em bé vẫn khỏe mạnh sau khi cơ thể mẹ tiếp nhận vắc xin.
Trước tình hình thành phố siết chặt giãn cách “Ai ở đâu, ở yên đấy”, nhiều mẹ bầu lo ngại về vấn đề lưu thông trên đường để đến bệnh viện chích ngừa. BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi trấn an: “Ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, sau khi thai phụ đặt lịch khám/tiêm ngừa, tổng đài hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ gửi tin nhắn xác nhận lịch tiêm, giúp thai phụ không gặp trở ngại trên đường đến bệnh viện. Việc làm này là hợp pháp và minh bạch nhằm bảo vệ quyền lợi của thai phụ cũng như những khách hàng có nhu cầu tiêm ngừa/thăm khám. Vì thế, các mẹ bầu hãy an tâm, đừng vì lo ngại dịch bệnh mà trì hoãn việc khám thai hay chích ngừa vắc xin”.
Tính đến ngày 28/8, Việt Nam đã tiếp nhận tổng số hơn 27 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 thông qua các cơ chế. Trong đó, có 8.2 triệu liều vắc xin Covid-19 được nhập về theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca. Điều này đã khẳng định uy tín, nỗ lực và quyết tâm vượt bậc để cung ứng vắc xin trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng của VNVC – Hệ thống tiêm chủng được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao về quy mô đầu tư lớn, quy trình an toàn, dịch vụ tiêm chủng chất lượng. Ở thời điểm cam go này, ý nghĩa của vắc xin càng trở nên quan trọng, mỗi liều vắc xin là 1 cơ hội bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của 1 người ân.
Mặc dù đã xác định chuyển giao phi lợi nhuận toàn bộ 30 triệu liều vắc xin trong hợp đồng được ký kết vào tháng 11/2020 với AstraZeneca cho Bộ Y tế, nhưng VNVC vẫn cam kết thực hiện đầy đủ các quy trình chất lượng để đảm bảo bàn giao vắc xin sớm nhất, an toàn nhất, kịp thời phục vụ công tác chống dịch rất cấp bách hiện nay. VNVC cũng cam kết hỗ trợ, tự chi trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình mua, tiếp nhận, bàn giao vắc xin từ AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, vận chuyển, bảo quản vắc xin… ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực để mang về nhiều loại vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Hy vọng trong thời gian tới, vắc xin phòng Covid-19 sẽ ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, thật nhiều phụ nữ mang thai được tiêm ngừa loại vắc xin này, bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi trước làn sóng dịch bệnh Covid-19.
Liên hệ Hotline 028 7300 6595, nhắn tin cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, truy cập website vnvc.vn để được giải đáp những thông tin liên quan đến vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin phòng bệnh cần thiết khác cho người lớn và trẻ em.
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmChỉ 3 ngày sau lô thứ 10 & 11, VNVC đã khẩn trương đưa thêm 2.016.460 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca về đến TP.HCM, nâng tổng...
Xem ThêmNhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Quý khách hàng sắp xếp thời gian phù hợp và chủ động cho kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh, tất...
Xem Thêm1.442.300 liều vắc xin Covid-19 của VNVC và AstraZeneca đã về đến TP.HCM, số vắc xin quý giá này sẽ tiếp tục được VNVC chuyển giao phi...
Xem Thêm10h thứ Sáu, ngày 27/08/2021, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm...
Xem ThêmVới những đóng góp đặc biệt, nỗ lực ký kết thành công và là đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc xin...
Xem Thêm