Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
10h thứ Sáu, ngày 27/08/2021, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: “Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19”.
Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây!
Theo quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/08/2021 của Bộ Y tế, nhóm đối tượng phụ nữ đang mang thai từ tuần thai thứ 13 trở lên được khuyến cáo tiêm tất cả các loại vắc xin Covid-19 (trừ vắc xin Sputnik V vì theo hướng dẫn, vắc xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú) tại bệnh viện có cấp cứu Sản khoa. Điều này giúp cho thai phụ có thể an tâm chủng ngừa vắc xin, đảm bảo tính an toàn cao.
Ghi nhận từ Bộ phận Tổng đài VNVC cho thấy, mỗi ngày, hệ thống đã ghi nhận hàng nghìn câu hỏi của khách hàng liên quan đến các loại vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ đang mang thai trong đó các vấn đề như mẹ bầu nên tiêm loại vắc xin gì phòng Covid-19? Nên tiêm ở tháng thứ mấy thai kỳ? Vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phản ứng nào đáng lo ngại? Những lưu ý trong chăm sóc trước và sau tiêm như thế nào?… là những thắc mắc được hỏi nhiều nhất.
10h ngày 27/8/2021, đừng bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Y tế dự phòng và Sản Phụ khoa trong trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19”
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, dù có thai hay không, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ có thai và người bình thường là tương đương nhau. Tuy nhiên, gánh nặng bệnh tật của phụ nữ mang thai rất nặng so với người bình thường. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19, thì dù không có triệu chứng cũng gây sốt, mệt mỏi…
Thai nhi có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm, mẹ thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… thậm chí có thể đe dọa tính mạng, tốn kém chi phí điều trị. Ở giai đoạn chuyển biến, phụ nữ có thai sẽ nặng hơn nhiều so với phụ nữ không mang thai, đặc biệt là khi nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Do vậy, phụ nữ đang có thai, chuẩn bị mang thai phải bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 bằng cách tiêm vắc xin, tuân thủ 5K để bảo vệ mình và thai nhi.
Đối với sự e ngại của mẹ bầu về dữ liệu an toàn của các loại vắc xin phòng Covid-19 ở phụ nữ mang thai, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: “Nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 trên 3.958 phụ nữ mang thai từ 16-54 tuổi tại Hoa Kỳ có tiêm vắc xin phòng Covid-19 (Pfizer hoặc Moderna) cho thấy, không có bất cứ ghi nhận ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nào lên mẹ sau khi tiêm vắc. Một nghiên cứu khác ở Anh với số lượng ít hơn phụ nữ mang thai có tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng cho nhận định tương tự: tỷ lệ sảy thai không cao hơn so với phụ nữ mang thai không tiêm vắc xin; và tỷ lệ sảy thai không khác biệt giữa vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca.”
Tất cả các loại vắc xin Covid-19 được triển khai tiêm chủng hiện nay đều không chứa virus sống do đó rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG), Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SODC) đều khuyến cáo vắc xin Covid-19 có thể tiêm cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú nếu những lợi ích mang lại cao hơn rủi ro, đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, không nên trì hoãn việc mang thai ở phụ nữ đã tiêm vắc xin Covid-19, cũng không khuyến cáo hủy thai trong trường hợp phát hiện mang thai trong thời gian tiêm vắc xin Covid-19.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ đầu năm 2020, cho đến nay đã gần 2 năm và hậu quả của Covid-19 để lại rất nghiêm trọng. Nhân loại đang phải trải qua những hệ lụy khôn lường mà đại dịch gây ra. Vắc xin Covid-19 là vũ khí tối ưu để chấm dứt đại dịch, nếu tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 70-85%, nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm tối đa. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất lịch sử với mục tiêu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, nhưng đồng thời đảm bảo “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Tâm lý trì hoãn tiêm hay “kén chọn” vắc xin vào lúc này chính là rào cản lớn, làm chậm tiến độ đạt mục tiêu sớm tạo miễn dịch cộng đồng, chiến thắng đại dịch.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, giai đoạn trước 13 tuần thai kỳ có thể gây ra các dị dạng thai, vì vậy chuyên gia thường khuyên tiêm vắc xin sau giai đoạn này. Không riêng vắc xin Covid-19, đối với tất cả các vắc xin khác như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván; sởi; cúm mùa,… khi thực hiện tiêm chủng ở bất cứ đơn vị nào, những người bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế cũng sẽ được đào tạo bài bản, chuyên sâu về vấn đề khám sàng lọc, xử lý phản vệ sau tiêm nếu có.
Từ ngày 14/8/2021, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai, đã có hàng ngàn mẹ bầu đăng ký, hàng trăm mẹ bầu từ 13 tuần trở lên có đăng ký thông tin trước đó được bệnh viện tiếp nhận tiêm vắc xin Pfizer hoặc Astrazeneca do Bộ Y tế phân bổ.
Chị Tiên Hoàng (TP.HCM) chia sẻ: “Được biết phụ nữ mang thai nếu nhiễm Covid-19 sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và thai nhi, do đó ngay khi biết tin BVĐK Tâm Anh triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho mẹ bầu tôi đã đăng ký ngay. Khi đến bệnh viện tôi được test nhanh Covid-19, sau đó bác sĩ khám sàng lọc, hỏi bệnh sử và đo tim thai tại phòng khám, nếu ổn định sẽ cho chỉ định tiêm vắc xin Covid-19. Đến phòng tiêm, nhân viên y tế kiểm tra lại thông tin lần nữa, giới thiệu thông tin vắc xin trước khi tiêm. Quy trình nhanh chóng, thuận tiện.”
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, mẹ bầu đến tiêm ngừa vắc xin Covid-19 tại BVĐK Tâm Anh sẽ được xét nghiệm test nhanh Covid-19, cũng như thăm khám với các bác sĩ sản khoa để được đánh giá sức khỏe thai kỳ như kiểm tra tuổi thai, tình trạng thai nhi, đánh giá các lợi ích – nguy cơ của việc tiêm vắc xin Covid-19 cho phụ nữ mang thai.
“Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19 từ tuần thai thứ 13 trở lên. Với vắc xin Pfizer, 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tuần; vắc xin Moderna, 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần và vắc xin Astrazeneca, 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần”, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết thêm.
Giải đáp thắc mắc mẹ bầu cần lưu ý những gì trước tiêm và sau tiêm vắc xin Covid-19? Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, trước khi tiêm thai phụ không cần phải uống thuốc gì, chỉ cần nghỉ ngơi đủ giấc, không nên quá căng thẳng, lo lắng vì đã có nhân viên y tế theo dõi và hỗ trợ. Khi về nhà, thai phụ và gia đình cần chú ý theo dõi các triệu chứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ, dị ứng… Khi có triệu chứng sốt và đau cơ, thai phụ nên uống 1 viên Panadol 500mg cách mỗi 4 – 6 giờ. Tăng cường uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây. Khi có các triệu chứng bất thường khác, thai phụ và gia đình có thể gọi đến hotline BVĐK Tâm Anh hoặc cơ sở y tế để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.
Với người bình thường, việc mắc Covid-19 đã vất vả và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và điều này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần nếu xảy ra với phụ nữ mang thai. Nhiễm Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ mà còn thai nhi trong bụng. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu có cơ hội hãy tiêm vắc xin phòng Covid-19 càng sớm càng tốt, bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo ở mức độ cao để bảo vệ sức khỏe của bản thân, thai nhi trong bụng.
Những băn khoăn về vắc xin Covid-19 mà mẹ bầu không biết hỏi ai, những thông tin khoa học, chính thống, đầy đủ sẽ được các chuyên gia hàng đầu giải đáp trong chương trình tư vấn: “Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm vắc xin Covid-19” được phát sóng trực tiếp trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn; Livestream trên các fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh, Trung tâm Sản Phụ khoa Tâm Anh và kênh Youtube của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào lúc 10h thứ Sáu, ngày 27/08/2021.
Hãy gửi câu hỏi và trăn trở của bạn về vấn đề này cho chương trình bằng cách comment TẠI ĐÂY, gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
VNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem Thêm“Khi mang thai, cơ thể mẹ phải nuôi cùng lúc 2 sinh mạng nên nhu cầu cung cấp oxy là rất lớn. Nếu không may để Covid-19...
Xem Thêm1.442.300 liều vắc xin Covid-19 của VNVC và AstraZeneca đã về đến TP.HCM, số vắc xin quý giá này sẽ tiếp tục được VNVC chuyển giao phi...
Xem ThêmHơn 1.2 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca vừa được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế ngay trước giờ TP.HCM thực hiện “ai ở đâu...
Xem ThêmVNVC bàn giao hơn 1,1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca cho Viện Pasteur TP.HCM theo chỉ đạo của Bộ Y tế, kịp thời chi...
Xem ThêmVới những đóng góp đặc biệt, nỗ lực ký kết thành công và là đơn vị đầu tiên đưa về Việt Nam 30 triệu liều vắc xin...
Xem Thêm