Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Virus cúm 2022 liên tục biến đổi, dịch cúm A từ tháng 6 đến nay vẫn diễn biến phức tạp, gây biến chứng nặng hơn như: bội nhiễm, viêm phổi nặng, tràn dịch phổi, phù não, suy đa tạng, suy hô hấp… ở cả trẻ em và người lớn.
Độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY
Cúm thường diễn biến trong 2 – 7 ngày nhưng ở những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền về tim, phổi, thận, thiếu máu hoặc bệnh chuyển hóa… cúm diễn biến nặng dễ biến chứng viêm não, suy hô hấp dẫn đến tử vong. Một số ít trường hợp người trẻ tuổi, virus cúm cũng có thể tấn công vào tim gây viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim, suy tim.
Vì sao cúm năm nay nguy hiểm? Cúm có đang biến chủng hay không? Cúm 2022 gây biến chứng nặng trên đối tượng nào? Vì sao cần phải phòng ngừa cúm trước mùa đông? 20h thứ 6, ngày 14/10/2022, tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Cập nhật diễn biến nguy hiểm của Cúm và các bệnh hô hấp cuối năm” với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:
Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 800.000 người mắc cúm – một trong các bệnh hô hấp có thể bùng phát thành dịch. Số ca mắc cúm thường gia tăng vào mùa đông – xuân, tuy nhiên, ngay từ tháng 6/2022, dịch cúm A bùng phát ở Hà Nội khiến gần 3.000 người mắc. Nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tổn thương thần kinh trung ương… Một số trường hợp nặng phải thở máy, điều trị trong các phòng hồi sức tích cực (ICU). Đợt bùng phát dịch cúm A ở Hà Nội được xem là hoạt động trái mùa của virus cúm.
Theo các chuyên gia, nhóm virus cúm mùa được phân loại các chủng A, B, C, trong đó các chủng cúm A và B khả năng lây lan nhanh, gây thành dịch lớn. Virus cúm có 2 loại kháng nguyên, gồm: Hemagglutinin (H) cho phép virus gắn kết với axit sialic ở tế bào và bám dính vào màng tế bào vật chủ; Neuraminidase (NA) thúc đẩy việc phát tán virus ra khỏi tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh. Có 18 tuýp H và 11 tuýp NA, có thể cho 198 tổ hợp, các đột biến tương đối nhỏ tiến triển trong các tổ hợp này dẫn đến thường xuyên xuất hiện chủng virus cúm mới. Những chủng mới này có thể gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh vì kháng thể do chủng virus trước đó tạo ra đã giảm xuống, tăng độc lực gây bệnh nặng hơn, tốc độ lây nhiễm nhanh hơn và bùng phát thành dịch trong thời gian ngắn hơn.
BS.CKI. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Hoạt động trái mùa của virus cúm không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia trên thế giới. Chương trình giám sát cúm mùa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận cúm có những diễn biến bất thường như các đợt bùng phát dữ dội ở một số quốc gia, hoạt động trái mùa của cúm và khả năng lưu hành cúm đồng thời với SARS-CoV-2”.
WHO và các quốc gia phải thường xuyên giám sát dịch cúm vì những đột biến gene liên tục của virus cúm có thể tạo ra các chủng virus cúm khác biệt rất xa so với chủng ban đầu, thoát khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch, từ đó thổi bùng lên thành đại dịch cúm. Đây cũng là lý do các vắc xin cúm phải cập nhật thành phần kháng nguyên hàng năm để theo kịp sự thay đổi của virus cúm. Vắc xin cần được tiêm ngay thời điểm trước mùa đông để kịp sinh kháng thể vì trong những tháng cuối năm, bệnh cúm gia tăng do nhiệt độ thấp thuận lợi cho virus cúm tồn tại.
Theo nghiên cứu về bệnh cúm được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới – The Lancet, tỷ lệ ca mắc cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, cao gấp 5 lần trung bình thế giới.
BS.CKII Mã Thanh Phong – Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết: “Hiện nay nhiều người nhầm lẫn cúm mùa là cảm lạnh nên dẫn đến chủ quan không phòng ngừa, trong khi đây là 2 bệnh khác nhau. Cúm gây sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu như cảm lạnh nhưng cúm có thể rất nhanh diễn tiến sang biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa và thậm chí tử vong, nhất là ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và người đã bị suy giảm miễn dịch”.
CDC Hoa Kỳ khuyến nghị, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Đối với các nước thuộc khu vực Bắc bán cầu, vắc xin cúm cần thiết phải tiêm trước cuối tháng 10 hàng năm.
Việt Nam là nước có thể nhiễm virus cúm quanh năm với cả cúm Nam và cúm Bắc bán cầu nên người dân có thể tiêm vắc xin vào bất cứ thời điểm nào và nên tiêm nhắc lại hàng năm. Đặc biệt khuyến cáo với trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có các loại vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và tử vong cao là 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria) và 1 loại vắc xin tam giá: Ivacflu S (Việt Nam) cho hiệu quả bảo vệ cao khỏi cúm mùa.
Các nghiên cứu từ CDC Hoa Kỳ cho thấy, tiêm vắc xin cúm giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, tiêm phòng giảm nguy cơ nhập viện và giảm 74% nguy cơ diễn tiến nặng nhập khoa hồi sức nhi trong các mùa cúm 2010-2012; giảm 80% tử vong liên quan đến cúm (theo nghiên cứu năm 2018); giảm chi phí y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bệnh; đặc biệt giảm gánh nặng lệ hệ thống chăm sóc sức khỏe đang quá tải về Covid-19 và các bệnh về đường hô hấp.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ trở nặng, biến chứng nguy hiểm. Bởi khi mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, sức đề kháng kém. Khi mắc cúm, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật thai nhi,… Mẹ bầu tiêm vắc xin cúm mang lại lợi ích gấp đôi khi có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Để đạt được hiệu quả tốt nhất phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm trước mang thai 1 tháng. Trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng cúm, phụ nữ có thể tiêm vắc xin cúm từ 3 tháng giữa thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ và bé.
Để tìm hiểu rõ hơn về diễn biến của bệnh cúm mùa và các biện pháp phòng bệnh, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VnExpress.net, Báo Thanh Niên.
Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmVNVC bùng nổ chuỗi ưu đãi giá cao nhất và quà tặng hấp dẫn cùng nhiều phần thưởng giá trị tại hàng trăm trung tâm trên toàn...
Xem ThêmNhằm hướng tới Chương trình “Năm hành động vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin” giúp các gia đình tiếp cận nguồn vắc xin chất...
Xem ThêmChủ Nhật, ngày 23/10/2022, VNVC An Nhơn chính thức đi vào hoạt động, đây là trung tâm tiêm chủng VNVC thứ 3 tại tỉnh Bình Định, có...
Xem ThêmTại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, chỉ trong 2 tuần trở lại đây, khoa Hô hấp đã tiếp nhận điều trị 10 - 20...
Xem ThêmVới kho bảo quản vắc xin cao cấp chuẩn GSP, đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, chất lượng dịch vụ cao...
Xem Thêm