Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh cúm A trái mùa tăng đột biến ở mùa hè năm nay với hàng loạt ca bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao, diễn biến nhanh, dễ trở nặng, nhiều trường hợp cấp cứu với tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp.
Ghi nhận vài tuần vừa qua, số bệnh nhân nhập viện vì cúm A tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội tăng đột biến, đủ mọi lứa tuổi, nhiều trường hợp phải cấp cứu chỉ sau vài tiếng xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Nhập viện cấp cứu sau cơn sốt “chớp nhoáng”, chị M.A (quận Long Biên, TP. Hà Nội) được xác định mắc cúm A. Chia sẻ về trận sốt nhớ đời, chị M.A cho biết: “Ban đầu tôi cảm thấy bị sốt và rét, đau buốt xương và nhức người. Cứ nghĩ rằng mình bị tái nhiễm Covid-19 chủng mới nhưng khi làm test nhanh tại nhà lại cho kết quả âm tính. Tôi sốt 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt lại không giảm. Sau 8 tiếng đồng hồ, tôi từ người khỏe mạnh phải nhập viện cấp cứu vì sốt cao.”
Tương tự, ghi nhận tại khoa nhi bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhi mắc cúm A tăng “bất thường” so với cùng thời điểm các năm trước. Lúc cao điểm, đơn vị tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân mỗi ngày, trước đó chỉ lác đác vài ca. Đặc biệt, các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao, mệt mỏi, đau người. Cá biệt có bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp,…
“Mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, do vậy ban đầu các bác sĩ không nghĩ đến căn bệnh này. Tuy nhiên trong quá trình thăm khám thấy bệnh nhân có những biểu hiện rầm rộ và điển hình của bệnh cúm, khi tiến hành thêm xét nghiệm khẳng định, đã phát hiện nhiều trẻ mắc cúm A.” PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội chia sẻ.
Tương tự, ghi nhận Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội),… cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân cúm A vào nhập viện tăng đột biến, cụ thể trong hàng trăm trường hợp đến thăm khám mỗi ngày thì có đến 1/4 – 1/5 số bệnh nhân bị cúm A.
Bệnh cúm trái mùa là hiện tượng số ca mắc cúm xuất hiện và tăng nhanh giữa mùa hè, đặc biệt là cúm A, trong khi cao điểm bệnh cúm thường bùng phát vào mùa đông – xuân (chủ yếu tháng 3-4 và tháng 9-10).
Theo các chuyên gia y tế, số bệnh nhân cúm A tăng vào mùa hè như hiện nay là bất thường so với mọi năm. Cúm A rất ít xuất hiện trong mùa nắng nóng, ca bệnh xuất hiện lác đác không đáng kể. Lý do là virus cúm không phát triển và gây bệnh trong thời tiết khô, nóng, mà thường sinh sôi mạnh vào mùa đông – xuân khi tiết trời lạnh, nồm ẩm.
Bệnh cúm A (Influenza virus A) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra rầm rộ vào mùa Đông – Xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh cúm trái mùa là do virus cúm bùng phát mạnh mẽ giữa mùa Hè, chủ yếu do các chủng virus như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… gây nên.
Đặc biệt, trong 3 tuýp cúm mùa A,B,C thì cúm tuýp A có nguy cơ gây bệnh rầm rộ hơn và nhanh chóng lây lan thành dịch. Cần lưu ý, virus cúm A có đặc điểm rất đặc trưng như tính cảm thụ cao, thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 1- 2 ngày, cơ chế lây truyền, khả năng tồn tại lâu dài khiến bệnh cảnh diễn biến nhanh chóng, gây ra biến chứng nặng nề, thời gian điều trị kéo dài và tốn kém chi phí.
Bệnh cúm A trái mùa lây lan rất nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Cúm có tốc độ lây lan cực nhanh: Người lớn có thể lây virus cúm cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và khả năng lây kéo dài từ 5-7 ngày sau khi nhiễm bệnh. Một hành khách trên máy bay có triệu chứng nhiễm cúm có thể lây bệnh cho 72% số người còn lại. Trong khi đó, môi trường làm việc như công sở có nguy cơ lây nhiễm cúm cao thứ 2 chỉ sau bệnh viện.
Virus cúm tồn tại khắp nơi, virus có thể bắn xa và lây trong phạm vi 2m. Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi. Các chuyên gia cảnh báo, cúm mùa năm 2022 đang có diễn biến nguy hiểm rất bất thường, nếu không chủ động phòng ngừa chúng ta rất có thể đối mặt với tình trạng cúm mệt mỏi, đau nhức thậm chí gặp các biến chứng viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận…
Triệu chứng ban đầu của bệnh cúm A tương tự các bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác như: Sốt kèm cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ăn không ngon; cơ thể suy nhược, đau họng, viêm họng, ho khan; hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, có thể tiêu chảy,… Điểm khác là trẻ thường sốt cao 39-40 độ C, da mắt, họng bị sung huyết. Trẻ nhỏ có thể mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, khi bệnh nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…
Khi có những triệu chứng cảnh báo trên, trẻ em và người lớn cần được đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, chăm sóc thích hợp. Bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu trẻ bị biến chứng gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ được nhập viện.
Thông thường bệnh cúm A diễn biến nhẹ và không gây nguy hiểm tính mạng, bệnh có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày; song đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 60s trôi qua lại có 1 người tử vong vì cúm, người ta không chết vì cúm mà chết vì những biến chứng của cúm: viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Cũng theo WHO, ước tính hàng năm cúm mùa tấn công 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em, gây ra các mức độ bệnh tật, nhập viện và tử vong. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người già trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì, suy giảm miễn dịch… Do đó, việc tiêm phòng vắc xin có ý nghĩa quan trọng.
Covid-19 đang quay trở lại đe dọa nguy cơ “dịch chồng dịch” cùng với cúm và các bệnh hô hấp nguy hiểm. Trẻ em và người lớn có thể bị đồng mắc với các virus khác như virus cúm, virus hợp bào hô hấp và các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác. Về bản chất cả virus Covid-19 và virus cúm đều có thể tấn công phổi, có khả năng gây viêm phổi, tình trạng đồng nhiễm có thể làm tăng tỷ lệ suy hô hấp thở máy lên hơn so với chỉ nhiễm một loại, đặc biệt trên nhóm trẻ ở độ tuổi đến trường hoặc trẻ có bệnh nền (bệnh tim bẩm sinh, hen, béo phì…) mà chưa tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19.
Để chủ động ngăn bệnh cúm trái mùa, trẻ em và người có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc được khuyến cáo như:
Nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) được thực hiện mỗi năm để xác định mức độ bảo vệ của vắc xin cúm đối với bệnh cúm cho thấy, tiêm vắc xin cúm giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, tiêm phòng giảm nguy cơ nhập viện và giảm 74% nguy cơ diễn tiến nặng nhập khoa hồi sức nhi trong các mùa cúm 2010-2012; giảm 80% tử vong liên quan đến cúm (theo nghiên cứu năm 2018); giảm chi phí y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bệnh; đặc biệt giảm gánh nặng lệ hệ thống chăm sóc sức khỏe đang quá tải về Covid-19 và các bệnh về đường hô hấp.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và tử vong cao là 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Hiệu quả phòng bệnh do cúm với các chủng virus có trong vắc xin khoảng 2-3 tuần sau tiêm. Thời gian duy trì miễn dịch sau tiêm thường 6-12 tháng. Các loại vắc xin cúm tứ giá phổ biến hiện nay và lịch tiêm phòng cúm mùa ở trẻ em.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC được đầu tư về cả quy mô và uy tín, chất lượng trải dài từ Bắc vào Nam, với danh mục vắc xin đa dạng, nguồn vắc xin dồi dào, bảo quản và vận chuyển bằng Hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP. Đặc biệt, VNVC luôn có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn với chất lượng tốt nhất, nhập khẩu chính hãng, kể cả những loại vắc xin mới, vắc xin thường xuyên khan hiếm trên thị trường, đặc biệt các loại vắc xin cúm mùa thế hệ mới nhất.
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Influvac Tetra (Hà Lan) | Ivacflu S (Việt Nam) |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi | |
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tháng tuổi – dưới 9 tuổi:
Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
| Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. | Người lớn từ 18 tuổi đến 60 tuổi: tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
Ở Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3-4, tháng 9-10 hàng năm, có xu hướng gia tăng trong mùa xuân và mùa đông. Trẻ em và người lớn có thể đi tiêm phòng cúm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khuyến cáo nên tiêm vắc xin trước đỉnh dịch cúm 1 tháng và có thể tiêm vắc xin cúm mùa cùng thời điểm với các vắc xin khác nhưng trên vị trí khác nhau.
Số ca bệnh cúm trái mùa tăng bất thường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu lơ là việc phòng bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin. Hiện nay, tiêm vắc xin phòng dịch cúm A là chìa khóa đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nặng và nguy cơ lây lan cho những người xung quanh, đặc biệt những đối tượng không đủ điều kiện chủng ngừa.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem Thêm