Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sốt xuất huyết. Vì thế, các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng do căn bệnh gây ra, tránh nguy cơ các triệu chứng này diễn tiến theo hướng nghiêm trọng hơn, có nguy cơ gây tử vong. Vì thế, người bệnh không được chủ quan, cần tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia nếu chưa biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân trong giai đoạn này.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi chủng virus Dengue lây truyền từ vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh sang người thông qua tuyến nước bọt của chúng. Vì muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh nên sốt xuất huyết có xu hướng phát triển thành dịch và gia tăng nhanh chóng vào mùa mưa, nhất là các khu vực có khí hậu gió mùa nóng ẩm như tại Việt Nam.
Khi mắc sốt xuất huyết, những triệu chứng sơ khởi mà người bệnh thường gặp phải là sốt cao đột ngột >39 độ C, đau đầu dữ dội, đau sau hốc mắt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa, sưng hạch,… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi bị muỗi mang virus Dengue đốt sau từ 4 đến 5 ngày và có thể kéo dài tối đa 12 ngày. Triệu chứng sốt cao có thể giảm vào ngày thứ 4 và đây cũng là thời điểm nguy hiểm nhất vì có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng sốt xuất huyết nặng nề.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị sốt xuất huyết. Các phương pháp hiện nay đều dùng để điều trị các triệu chứng do sốt xuất huyết gây ra, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng thiếu/ mất dịch, khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc.
Tương tự như các loại sốt khác, sốt xuất huyết cũng khiến cho cơ thể người bệnh thoát nước nhanh chóng, nếu không duy trì lượng nước ổn định trong giai đoạn này, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, khiến cho virus Dengue dễ dàng phá hủy tuyến phòng vệ và tấn công vào các tế bào, gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Vì thế, giai đoạn đầu của sốt xuất huyết nên ưu tiên duy trì độ ẩm đầy đủ cho cơ thể, chống mất/ thiếu dịch. Uống nhiều nước (nước lọc, đồ uống điện giải, nước ép trái cây và súp) để duy trì lượng nước thích hợp. Không nên sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích và có hàm lượng đường cao như trà, cà phê, rượu và nước ngọt, vì đây là nhóm đồ uống có thể gây mất nước, có cơ chế hoạt động như chất lợi tiểu, rất không tốt cho người bệnh.
Ngoài nước sôi để nguội, có 3 loại đồ uống có khả năng bù dịch, cung cấp lượng nước và độ ẩm cho cơ thể rất tốt vào giai đoạn này, bao gồm Oresol, sữa và nước ép trái cây:
Trong trường hợp người bệnh không thể bù dịch qua đường uống do buồn nôn, tăng hematocrit, lừ đừ,.. có thể thực hiện bù dịch bằng cách truyền dịch Ringer lactat, NaCl 0.9% nhỏ giọt vào tĩnh mạch với thời gian truyền dịch không vượt quá 24 – 48 giờ theo chỉ định của bác sĩ. (2)
Nếu gặp phải các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng và điều trị sốt xuất huyết tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Có thể giảm sốt và các cơn đau khớp do sốt xuất huyết gây ra bằng cách uống Paracetamol đúng liều lượng cho phép là 0 -15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng và tổng liều trong ngày không quá 60 mg/kg. Ngoài ra, các loại thuốc có thể được kê đơn để điều trị buồn nôn và phát ban ngứa.
Không dùng các loại thuốc chống viêm và thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Axit Mefenamic khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh vì chúng có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày hoặc ruột, loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong một vài trường hợp nguy cấp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Một trong những cách điều trị sốt xuất huyết nhanh khỏi là tránh gây chảy máu. Nguy cơ xuất huyết sẽ rất cao nếu người mắc sốt xuất hiện gặp các vết thương hở, gây chảy máu. Vì thế, cần ưu tiên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh quá sức, giảm nguy cơ chấn thương và té ngã để giảm thiểu tình trạng chảy máu ngoài ý muốn.
Thời điểm này, người bệnh cần tránh thực hiện các mũi tiêm vắc xin vào đường bắp vì sẽ gây ra chảy máu và xuất huyết nặng. Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu, bầm tím hoặc sưng tấy, cần nhanh chóng liên hệ và tiếp nhận sự tư vấn chuyên môn của các chuyên gia.
Khi được hỏi về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome cho biết, nguyên tắc dinh dưỡng của một người bị ốm vì bất kỳ bệnh nào là tránh thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, cay hoặc chất béo.
Vì thế, trong giai đoạn dương tính với sốt xuất huyết, người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, bột, sữa. Tuyệt đối không ăn những loại thức ăn, nước uống có màu đỏ/ nâu như pepsi, coca cola, socola, dưa hấu,… vì khi xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, rất khó để phân biệt và xác định tình trạng bệnh lý.
Đồng thời, bổ sung cho người bệnh lượng nước nhiều hơn bình thường vì giai đoạn này người bệnh thoát nước nhiều hơn thông qua tuyến mồ hôi, đường tiểu, nôn,… Nên ưu tiên bổ sung nước sôi để nguội, nước trái cây hoặc nước cháo loãng.
Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính có diễn tiến khó lường, vì thế khi người bệnh chủ quan không đến bệnh viện thăm khám để được xét nghiệm, chẩn đoán, theo dõi và chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ rất cao biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng.
Với trường hợp đã thăm khám, được bác sĩ chỉ định theo dõi và chăm sóc bệnh lý tại nhà, cần thực hiện tái khám đúng hẹn và chủ động nhập viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, khó chịu dù đã giảm sốt; đau bụng dữ dội; buồn nôn; sởn lạnh; tay chân tiết mồ hôi lạnh; nôn mửa dai dẳng; phân đen, hắc ín; chảy máu mũi hoặc răng; khó thở;…
Tự ý sử dụng các thuốc điều trị sốt xuất huyết mà không được sự đồng ý và cho phép của các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ có nguy cơ cao khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho virus Dengue tấn công trực tiếp vào các tế bào, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, chống viêm khác cũng có nguy cơ xuất huyết, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì thế, cần tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp, cải thiện các triệu chứng do sốt xuất huyết gây ra.
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, cần lưu ý thực hiện những điều sau:
Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết mà Bộ Y Tế khuyến cáo người dân ở mọi địa phương thực hiện gồm:
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp điều trị sốt xuất huyết triệt để, nên khi dương tính với sốt xuất huyết, người bệnh cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh lý, chăm sóc sức khỏe đúng cách và tiếp nhận sự tư vấn của các bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Trên hết, cần đề cao tôn chỉ “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết khi Việt Nam chưa có vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm