Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm phòng dại có kiêng quan hệ không? Vắc xin phòng dại là phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh dại duy nhất hiện nay. Các vấn đề xoay quanh việc kiêng cử trong khi tiêm phòng dại nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân.
Có nhiều loại vắc xin dại, nhưng hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành chủ yếu 2 loại, gồm:
Verorab là vắc xin phòng dại thế hệ mới sản xuất trên tế bào vero tinh chế, được chỉ định tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn trước phơi nhiễm hoặc sau khi bị cắn bởi những con vật nghi ngờ bị dại, nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh.
Verorab là sản phẩm do tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Vắc xin có dạng bột và dung môi hoàn nguyên thành hỗn hợp dịch tiêm, được khuyến cáo tiêm phòng càng sớm càng tốt để chủ động phòng ngừa bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn.
Vắc xin Abhayrab do công ty Human Biological Institute (Ấn Độ) sản xuất, là loại vắc xin bất hoạt được sản xuất trên tế bào vero. Vắc xin được chỉ định cho cả trẻ em và người lớn tiêm trước phơi nhiễm (tiêm dự phòng) và sau khi bị cắn/cào bởi chó/mèo hoặc những động vật có vú khác.
Hiện vắc xin Abhayrab đã được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam. Vắc xin được chỉ định tiêm bắp, không tiêm vắc xin vào vùng mông. Vắc xin dại sau phơi nhiễm không có chống chỉ định vì bệnh dại là bệnh chết người nên tất cả những người bị động vật cắn đều cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí và tiêm ngừa vắc xin và/hoặc huyết thanh kháng dại.
Phác đồ tiêm phòng vắc xin dại tùy thuộc vào việc tiêm dự phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm trước đó, độ nặng cũng như vị trí vết thương, tình trạng con vật (tại thời điểm cắn và trong vòng 7 ngày, theo dõi được hay không theo dõi được), tình trạng sức khỏe của người bị cắn….
Phác đồ áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với virus dại như nhân viên phòng thí nghiệm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dại, cán bộ thú y, người làm nghề giết mổ, người làm nghề da thuộc, người chuyên săn bắt, bẫy thú, người điều khiển thú, người thường xuyên du lịch hoặc sinh sống tại nơi có bệnh dại lưu hành.
Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc ngày thứ 28 (trong đó ngày 0 là ngày tiêm vắc xin đầu tiên).
Tiêm nhắc lại: 01 liều sau liều cơ bản, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 5 năm hoặc khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.
Các hành động cần tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại nếu được chỉ định.
Chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng.
Chỉ định điều trị dự phòng bệnh bệnh dại sau phơi nhiễm đối với những người chưa được tiêm phòng bệnh dại theo bảng tóm tắt dưới đây:
Phân độ vết thương | Tình trạng vết thương | Tình trạng động vật (Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại) | Điều trị dự phòng | |
Tại thời điểm cắn người | Trong vòng 10 ngày | |||
Độ I | Sờ và cho động vật ăn, để động vật liếm trên da lành | Không điều trị | ||
Độ II | Vết xước hoặc vết cào của động vật. Con vật liếm trên da bị tổn thương hoặc niêm mạc | Bình thường | Bình thường | Nên tiêm ngay vắc xin phòng dại và dừng tiêm phòng sau ngày thứ 10 |
Ốm và xuất hiện những triệu chứng của bệnh dại | Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ngay và đủ liều | |||
Có triệu chứng của bệnh dại, hoặc không theo dõi được con vật | Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ngay và đủ liều | |||
Độ III | Vết cắn hoặc cào của động vật, có chảy máu ở khu vực xa thần kinh trung ương | Bình thường | Bình thường | Nên tiêm ngay vắc xin phòng dại và dừng tiêm phòng sau ngày thứ 10 |
Ốm và xuất hiện những triệu chứng của bệnh dại | Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ngay và đủ liều | |||
Có/ không xuất hiện triệu chứng bệnh dại, theo dõi được con vật | Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay sau đó | |||
Có nhiều vết cắn/cào sâu, gần thần kinh trung ương như vùng đầu, mặt, cổ hoặc ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục | – Bình thường – Có triệu chứng dại – Không theo dõi được con vật | Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay sau đó |
Người chưa tiêm dự phòng:
Trong đó N0 là ngày tiêm vắc xin dại đầu tiên
Cần theo dõi con vật trong vòng 10 ngày xem có chết, bệnh hay không theo dõi được hay không. Nếu có, cần thông báo cho bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể. Người (có sức khỏe bình thường, không bị suy giảm miễn dịch) đã được tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm, hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại có nguồn gốc tế bào chỉ cần tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3.
Tiêm phòng dại không cần thiết phải kiêng quan hệ vợ chồng. Trong thời gian tiêm vắc xin phòng dại, các chuyên gia khuyến cáo không nên làm việc quá sức và quan trọng nhất là tuyệt đối không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích, các thuốc có thể làm giảm miễn dịch. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải ăn kiêng cữ trong việc ăn uống.
Ngoài ra, bạn cũng không cần phải ăn kiêng cữ trong việc ăn uống, không kiêng cữ trong quan hệ vợ chồng.
Tại Việt Nam, nguy cơ bệnh dại và số lượng người tử vong vì bệnh dại vẫn rất cao nên cần tiêm vắc xin dự phòng và/hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn/cào hoặc tiêm dự phòng trước phơi nhiễm để có hạn chế tối đa nguy cơ tử vong do bệnh dại.
Liên hệ ngay hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc/ để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến vắc xin như tiêm phòng dại có kiêng quan hệ không, tiêm phòng dại có cần lưu ý gì sau tiêm không,…
Bị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, việc tiêm ngừa là biện pháp cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tỏ...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, không chỉ cần xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ngay lập...
Xem ThêmTiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng dại là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh được nguy cơ tử vong khi bị động vật nghi dại cắn....
Xem Thêm