Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Theo ước tính, trong giai đoạn 2010 – 2019, trên toàn thế giới có hơn 175.000.000 trẻ em đã được bảo vệ và 625.000 trẻ đã được cứu sống nhờ tiêm vắc xin phòng phế cầu, tuy nhiên gánh nặng bệnh tật toàn cầu do phế cầu khuẩn vẫn rất lớn, tỷ lệ trẻ em và người lớn biến chứng, tử vong do căn bệnh này còn rất cao.
Đây là thông tin từ Hội thảo khoa học “Gánh nặng phế cầu & Các biện pháp phòng ngừa” diễn ra tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hội thảo là điểm cầu chung để các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu dịch tễ, bệnh truyền nhiễm, nhi khoa và y tế dự phòng thảo luận và chia sẻ kiến thức chuyên sâu về ứng phó với phế cầu khuẩn.
BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn là biện pháp chủ động đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa rủi ro mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần” |
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) lây truyền qua đường hô hấp và có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và trong một số trường hợp tiến triển thành viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não với những di chứng thần kinh cả đời nếu không được điều trị kịp thời, khi mà vi khuẩn xâm nhập vào hệ cơ quan nội tạng (IPD).
Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ em trên toàn thế giới. Theo WHO, phế cầu khuẩn gây ra các bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trên thế giới và tỷ lệ tử vong cao nhất với tỷ lệ 20 – 25%. Dự tính vào năm 2015, có khoảng 8.900.000 trường hợp mắc bệnh và 257.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do phế cầu khuẩn.
Đáng chú ý, bệnh có nguy cơ cao gặp phải đối với trẻ dưới 2 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên, đe dọa đặc biệt đối với nhóm người trên 85 tuổi, nhất là những người có bệnh lý tim, thận, phổi hoặc gan mạn tính. Ngoài ra, những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay dùng thuốc cũng có nguy cơ cao mắc phế cầu như các trường hợp dò dịch não tủy và cấy điện cực ốc tai, những người đã có cắt lách hoặc lách mất chức năng; những người thiếu hụt kháng thể, bổ thể hoặc giảm số lượng bạch cầu hạt; những người mắc các loại ung thư như đa u tủy, leukemia mạn dòng lympho; những người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc chống thải ghép;…
Phế cầu khuẩn còn được đặc trưng bởi tình trạng kháng kháng sinh. Tính kháng kháng sinh này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và gây áp lực nặng nề cho cả bệnh nhân và hệ thống y tế. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp phế cầu khuẩn vào danh sách 12 loại vi khuẩn kháng thuốc mạnh mẽ và gây hậu quả nghiêm trọng nhất.
Tại Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2003, cứ 100.000 trẻ dưới 2 tuổi lại có đến 37 trẻ viêm màng não do mắc phế cầu, chiếm tỷ lệ 0,037%. Trong giai đoạn 2005 – 2006, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc phế cầu xâm lấn là 4,7/100.000 trẻ và tỷ lệ trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi mắc phế cầu xâm lấn là 193,4/100.000 trẻ.
Viêm phổi do phế cầu
Phế cầu khuẩn gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó viêm phổi trong cộng đồng (CAP) được coi là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng và phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân chính gây ra viêm phổi do vi khuẩn trên toàn thế giới.
Các biến chứng khác có thể bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp tính, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi, viêm phổi hoại tử và nhiễm trùng huyết. Phần lớn trường hợp tử vong do phế cầu khuẩn là do biến chứng viêm phổi. Trong đó, tỷ lệ tử vong do viêm phổi phế cầu cao gấp hơn 100 – 1.000 lần so với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết cao gấp 10 lần so với viêm não mủ và tỷ lệ tử vong do viêm tai giữa cao gấp 1.000 – 10.000 lần so với viêm não mủ.
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và đặc biệt nguy cơ cao ở những người đã cắt lách. Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra như một nhiễm trùng tiên phát hoặc đi kèm với giai đoạn cấp tính của bất kỳ nhiễm trùng khu trú nào do phế cầu khuẩn. Nếu có nhiễm khuẩn huyết, bệnh có thể lan ra ở các vùng như viêm khớp, viêm màng não và viêm nội tâm mạc.
Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết dù đã được điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao, từ 15 – 20% ở trẻ em (đặc biệt là những người bị viêm màng não, suy giảm miễn dịch, đã cắt lách và bị vãng khuẩn huyết) và 30 – 40% ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Nguy cơ tử vong cao nhất trong 3 ngày đầu.
Viêm tai giữa do phế cầu
Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường do phế cầu gây ra chiếm khoảng 30-40% trường hợp. Hơn ⅓ số trẻ em ở hầu hết các nhóm dân cư mắc viêm tai giữa cấp trong 2 năm đầu đời và các trường hợp viêm tai giữa do phế cầu thường tái phát. Các biến chứng của viêm tai giữa do phế cầu có thể bao gồm: giảm thính giác nhẹ, rối loạn tiền đình, thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, viêm xương đá, viêm mê nhĩ.
Các biến chứng trong sọ rất hiếm gặp ở các nước phát triển, tuy nhiên có thể gồm viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối trong xoang hang, mủ dưới màng cứng và huyết khối trong động mạch cảnh.
Viêm màng não mủ
Viêm màng não gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae là một bệnh mãn tính và nguy hiểm nhất, rất khó phát hiện. Vi khuẩn này thường có kháng kháng sinh, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ C, đau đầu, đau nhức khớp cơ… So với viêm màng não do vi khuẩn khác, viêm màng não do phế cầu ít gây nổi ban trên da, nhưng lại có những dấu hiệu thần kinh khu trú nghiêm trọng hơn như liệt mặt, rối loạn tri giác nghiêm trọng hơn.
Theo các chuyên gia y tế, 80% bệnh nhân mắc viêm màng não là trẻ em dưới 5 tuổi. Đáng chú ý, chỉ có 70% trường hợp điều trị viêm màng não hoàn toàn bình phục. Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân viêm màng não mủ do phế cầu có thể lên đến 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này vẫn rất cao, từ 5 – 15% ngay cả khi bệnh nhân được điều trị tích cực.
Ngoài ra, người bệnh có thể phải đối mặt với các di chứng lâu dài như tổn thương dây thần kinh sọ não, áp xe não, áp xe dưới màng cứng, viêm nhiễm nang huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nhiễm lớp mạch máu xung quanh não, gây tắc nghẽn dịch não tủy, chứng nước não, viêm màng tim, viêm màng ngoại tim, viêm phổi và viêm thận.
Ngoài ra, còn có nhiều bệnh lý nguy hiểm do phế cầu gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người bệnh như viêm xoang cạnh mũi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc do phế cầu,…
Theo kết quả thống kê của Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong thời kỳ 2000 – 2019, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã giảm đi 57%, từ 1.600.000 xuống còn 672.000 trẻ nhờ nỗ lực gia tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ giảm này đã chậm lại.
Tỷ lệ bao phủ vắc xin phế cầu được khuyến nghị dùng cho trẻ em trên thế giới thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm khác, chỉ đạt tỷ lệ bao phủ là 48% trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin DTP3 là 85%, bại liệt chiếm 86%, sởi và viêm gan B chiếm 85%. Có thể coi những con số thống kê trên là một hồi chuông cảnh báo về việc suy giảm tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở trẻ em hiện nay, nhất là vắc xin phòng phế cầu, trực tiếp ghì nặng và gây sức ép lớn cho hệ thống y tế dự phòng trên toàn quốc.
Theo ước tính số ca tử vong vào năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không chỉ người lớn, phế cầu là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm phổi nặng ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cũng theo ước tính này, Hib và phế cầu chiếm khoảng 65% tổng số trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Không chỉ ở trẻ em, theo kết quả thống kê của Tạp chí Quốc tế về COPD vào năm 2017, nguy cơ lây nhiễm phế cầu khuẩn và mắc bệnh phế cầu tăng cao dần đều theo các nhóm tuổi từ 18-49; 50-64 và nhóm đối tượng trên 64 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh phế cầu cao nhất.
Cũng theo thống kê này, tỷ lệ mắc các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra cũng khác nhau khi xem xét về tình trạng bệnh lý của mỗi người lớn. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất đối với những người mắc bệnh mạn tính về phổi (gấp 7,7 lần so với những người khỏe mạnh); tiếp đến là người bị hen suyễn (gấp 5,9 lần), người nghiện rượu (gấp 4,5 lần), người hút thuốc (3,9 lần), người bị bệnh tim mạn tính (gấp 3,8 lần) và người mắc bệnh tiểu đường (gấp 2,8 lần).
Có thể thấy, nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu ở người lớn tăng theo độ tuổi. Theo một nghiên cứu giám sát viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) trong giai đoạn 2010-2012, ở người lớn từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc viêm phổi do phế cầu cao hơn gần 5 lần so với người trẻ tuổi.
Nguy cơ nhập viện tăng theo độ tuổi ở người lớn từ 65 tuổi trở lên cũng rất cao. Trong một nhóm 5 người, có đến 2 người có khả năng mắc viêm phổi tại cộng đồng (CAP) và phải nhập viện để điều trị.
Bệnh nhân mắc viêm phổi do phế cầu có thể phải nhập viện điều trị bất cứ thời điểm nào trong năm. Trung bình, thời gian điều trị tại bệnh viện là khoảng 5 ngày đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên, kéo theo chi phí điều trị vô cùng tốn kém, ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia.
Phế cầu là nguy hiểm, có sức lây lan nhanh chóng, gây ra nhiều bệnh lý, bao gồm cả “bệnh tử” nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng việc tiêm chủng vắc xin ngừa phế cầu đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời, ưu tiên tiêm ngừa càng sớm càng tốt cho các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi và người mắc các bệnh lý nền mạn tính về tim, gan, thận, phổi,…
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm đang có đầy đủ 2 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu thế hệ mới, hiệu quả bảo vệ cao với số lượng lớn, là vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ).
Trong đó, vắc xin Synflorix (Bỉ) được nghiên cứu, sản xuất tại Bỉ và được phát triển bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) – Tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới. Vắc xin Synflorix có khả năng giúp người tiêm phòng tránh 10 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra nhiều bệnh như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,…
Vắc xin Prevenar 13 được nghiên cứu, phát triển, điều chế và sản xuất bởi Pfizer – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực dược phẩm và chế phẩm sinh học tại Bỉ. Được đánh giá là có khả năng phòng ngừa và phạm vi bảo vệ rộng hơn, giúp người tiêm phòng ngừa các bệnh phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em và người lớn do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng nảo, nhiễm khuẩn máu và viêm tai giữa cấp tính, do 13 chủng phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra (type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F).
Tên vắc xin | Synflorix | Prevenar 13 |
Đối tượng | Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6 | Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền |
Lịch tiêm | Đối với trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi, áp dụng lịch tiêm 4 mũi:
Hoặc:
Đối với trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 3 mũi:
Đối với trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 2 mũi:
| Đối với trẻ từ 6 tuần đến <7 tháng tuổi, áp dụng lịch tiêm 4 mũi:
Đối với trẻ từ 7 đến <12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 3 mũi:
Đối với trẻ từ 12 đến <24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 2 mũi:
Đối với trẻ từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23), tiêm 01 mũi. |
Trẻ sơ sinh được truyền miễn dịch từ mẹ thông qua kháng thể. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này sẽ giảm dần trong năm đầu tiên của cuộc đời. Đối với trẻ em sau giai đoạn sơ sinh và trẻ tiền học đường, trẻ phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và nếu không được tiêm chủng, hệ thống miễn dịch của trẻ có thể không đủ mạnh để chống lại các bệnh tật. Tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ và đồng thời đóng góp vào sự phòng ngừa bệnh tật trong cộng đồng. Việc tiêm chủng cũng giúp gia đình tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Phòng bệnh thông qua việc tiêm chủng là một biện pháp quan trọng, tự phát và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong tiêm chủng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến các thành tựu đã đạt được như thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh và giảm đáng kể các trường hợp nhiễm khuẩn HiB. Ngoài ra, việc gián đoạn tiêm chủng cũng có thể dẫn đến tái bùng phát các bệnh nguy hiểm như ho gà và bạch hầu.
Phế cầu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong, nếu may mắn thoát khỏi “cửa tử”, nguy cơ đối mặt với di chứng vĩnh viễn là rất cao, tạo ra gánh nặng kìm hãm sự phát triển của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, gánh nặng này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc chủng ngừa vắc xin phế cầu. Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, việc tiêm ngừa phế cầu vừa mang đến tác động trực tiếp, có lợi ích trên những cá nhân riêng lẻ, bảo vệ sức khỏe, tính mạng những người đã tiêm chủng; vừa mang đến tác động gián tiếp, cải thiện hiệu quả trên chương trình tiêm chủng, tác động lên dân số chung, bao gồm những người chưa được tiêm chủng.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc làm việc không nghỉ, mở cửa sẵn sàng chào...
Xem ThêmTiếp tục hưởng ứng chuỗi hoạt động “Năm hành đồng vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin”, góp phần chăm sóc Khách hàng trong...
Xem ThêmGiữa lúc các dịch bệnh nguy hiểm như thủy đậu, tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản tăng cao, nhiều địa phương đang khan...
Xem ThêmSáng ngày 22/7/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức...
Xem ThêmNgày 23/07/2023, VNVC Tam Trinh khai trương, đây là cơ sở thứ 16 của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Nội. Chỉ trong buổi...
Xem ThêmThủy đậu, viêm não virus, viêm màng não, viêm não Nhật Bản,... là các bệnh thường gặp và có nguy cơ bùng phát mạnh vào các thời...
Xem Thêm