Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh dại gây ra bởi virus dại lây từ động vật nhiễm dại sang người. Dù là bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong gần như 100% sau khi có triệu chứng lâm sàng nhưng bệnh dại hiện nay đã có nhiều loại vắc xin phòng ngừa hiệu quả, giải tỏa bớt gánh nặng về tâm lý cho người bệnh. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa nắm được các thông tin quan trọng trước và sau khi tiến hành tiêm phòng dại, phác đồ tiêm phòng dại theo chuẩn Bộ Y Tế ra sao và tiêm phòng dại kiêng gì?
Bệnh dại là căn bệnh VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại có trong nước bọt của động vật lây truyền sang người. Do đó, có nguy cơ rất cao bị nhiễm virus dại và phát triển thành bệnh dại khi người bị động vật cắn. Hiện bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để, một khi bệnh nhân lên cơn dại do virus dại gây ra, gần như 100% người bệnh sẽ tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại và khoảng 60.000 đến 70.000 người tử vong do bệnh dại mỗi năm (1). Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y Tế, ghi nhận hàng trăm ca tử vong vì bệnh dại mỗi năm trong giai đoạn 1990 – 2000. Gần đây nhất vào năm 2018, đã có 86 người không qua khỏi vì bệnh dại và hơn 400.000 người phải tiến hành điều trị dự phòng vì bị động vật cắn. Tử vong vì bệnh dại chiếm đến 1/3 các ca tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
Bệnh dại gây ra bởi các vết cắn, vết liếm, vết cào của nhiều loại động vật bị dại, đa số đây là những động vật máu nóng có vú như chó, mèo, thỏ, chuột, dơi,… Nhiều trường hợp bệnh nhân bị chó nhà cắn không có biểu hiện gì bất thường nên chủ quan không thực hiện các biện pháp phòng tránh kịp thời. Vì bệnh dại là bệnh có diễn tiến cấp tính nên triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện bất ngờ và nhanh chóng, khi virus dại đã di chuyển tới não, người bị cắn sẽ bất ngờ bị lên cơn dại, lúc này là thời điểm quá muộn để tiêm vắc xin phòng bệnh, nguy cơ tử vong gần như 100%.
Theo nhận định của các chuyên gia, vì các công tác phòng bệnh chưa được xã hội nghiêm túc chú tâm, tỷ lệ tiêm phòng dại ở người và động vật còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn bệnh chủ yếu đến từ các loài động vật có vú máu nóng, đặc biệt là chó nhưng chó lại là loài vật gần gũi với con người và thường xuyên được thả rông nên mới khiến cho những con số trên ngày càng tăng.
Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều là do chó cắn, đối tượng bị cắn có phản xạ tự nhiên là đuổi đánh loài vật này, khiến cho nó bỏ chạy và không thể theo dõi được tình trạng của súc vật tại thời điểm cắn và trong khoảng 15 ngày sau đó. Đa số các trường hợp sau khi cắn thường không có triệu chứng gì khiến cho nạn nhân chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại. Khoảng vài ngày sau đó, nạn nhân thường có hiện tượng mất ngủ và xuất hiện tình trạng kích động theo mức độ tăng dần. Đây là những dấu hiệu của việc lên cơn dại, là lúc không thể cứu chữa bằng bất kỳ phương pháp nào với trình độ y học hiện tại.
Tiêm phòng vắc xin ngừa dại nên được thực hiện ngay sau khi bị động vật cắn càng sớm càng tốt. Theo Bộ Y Tế, thời gian tiêm phòng vắc xin ngừa dại và thực hiện điều trị an toàn là trước 24 giờ đồng hồ sau khi bị động vật cắn, sau giai đoạn này bệnh sẽ chuyển biến tiêu cực hơn, virus đã xâm nhập vào hệ thần kinh, khiến cho hiệu quả điều trị kém đi.
Sau khi tiêm phòng dại cần kiêng gì? Để đạt được hiệu quả tiêm phòng vắc xin ngừa dại tốt nhất, mọi đối tượng cần:
Ngoài ra, trong quá trình tiêm hoặc sau khi tiêm, nếu người tiêm cảm thấy sốt, choáng váng, mệt mỏi hay các dấu hiệu khác liên quan đến tình trạng sức khỏe, cần báo ngay với nhân viên y tế để kịp thời xử lý vấn đề.
Đối với những đối tượng đang mắc các bệnh lý cấp tính, không nên áp dụng phác đồ tiêm phòng vắc xin ngừa dại trước phơi nhiễm, cần trì hoãn cho đến khi điều trị khỏi hẳn bệnh lý cấp tính mới tiêm. Trong trường hợp khẩn cấp, cần tiến hành tiêm bắp vắc xin dại, đồng thời bệnh nhân cần được nhân viên y tế theo dõi lượng kháng thể virus dại có trong máu.
Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, Khách hàng sẽ được các bác sĩ thăm khám sàng lọc và tư vấn về phác đồ tiêm cũng như toàn bộ thông tin về vắc xin trước khi tiêm. Hơn nữa, sau khi tiêm, khách hàng sẽ an tâm được theo dõi sau tiêm 30 phút, được kiểm tra vết tiêm và nhân viên y tế sẽ cung cấp, dặn dò các hướng dẫn sau tiêm như tiêm phòng dại kiêng gì và cách theo dõi tình trạng sức khỏe khách hàng sau tiêm.
RẤT CẦN THIẾT tiêm phòng dại sau khi bị động vật cắn, thậm chí PHẢI THỰC HIỆN NGAY. Bởi khoảng thời gian từ thời điểm bị động vật cắn đến khi phát bệnh gọi là thời kỳ ủ bệnh, đây là khoảng thời gian vô cùng quý báu, nó quyết định tỷ lệ cứu sống người bệnh.
Trong thời kỳ ủ bệnh, hầu như người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác lạ ngoài vết thương bị cắn, vì thế cần tiêm phòng dại ngay sau khi bị động vật cắn càng sớm càng tốt để nâng cao tỷ lệ cứu sống người bệnh.
Hơn nữa, nếu bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn, bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau phơi nhiễm. Đặc biệt cần phải nhanh chóng tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại trong những trường hợp sau:
Vì thế, tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn là vô cùng cần thiết, đây là yếu tố chính quyết định đến tính mạng của nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng rằng tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể gây bệnh dại. Theo Bộ Y Tế Việt Nam, tất cả các loại vắc xin dại tiêm cho người là các vắc xin bất hoạt không có khả năng gây bệnh và được trải qua nhiều công tác kiểm định khắt khe về chất lượng như độc tính, độ an toàn, hiệu lực và vô trùng. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại không gây bệnh dại.
Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 2 vắc xin Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), đây là hai loại vắc xin thế hệ mới được phát triển dựa trên cơ chế vắc xin tế bào, có hiệu lực bảo vệ cao và an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ như lời đồn.
Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tiêm phòng bao nhiêu mũi sau khi thăm khám và xác định tình trạng nhiễm bệnh của từng bệnh nhân. Dưới đây là phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y Tế:
Đây là phác đồ tiêm cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao với virus dại như nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với virus dại, cán bộ thú y, người dân nuôi chó, người làm nghề giết mổ chó và những người đi du lịch đến các vùng đang lưu hành bệnh dại.
Lịch tiêm: Tiêm 3 mũi vào các ngày 0, ngày 7 và ngày 21 (hoặc ngày 28) và các mũi tiêm nhắc.
Đây là phác đồ tiêm cho những người đã bị động vật mang bệnh dại hoặc nghi bị dại tấn công. Khi rơi vào trường hợp này, cần điều trị dự phòng và tiêm phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm.
Lưu ý:
(*) Con vật sau 10 ngày thực hiện theo dõi;
(**) Con vật bênh, chết, không theo dõi được;
Nên tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật tấn công;
Sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại, không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày.
Thực hiện tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3
Tiêm phòng dại kịp thời là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus dại lên hệ thần kinh, giảm thiểu rủi ro về tính mạng. Để nâng cao hiệu quả tiêm phòng, bệnh nhân cần phải nắm được những thông tin quan trọng như tiêm phòng dại kiêng gì? Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y Tế ra sao? Đặc biệt phải nhận thức rõ được vai trò và sự cần thiết của việc tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn.
Bị chó cắn có kiêng quan hệ không? Phải cử bao lâu thì an toàn? Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp điều trị đặc hiệu...
Xem ThêmDại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như là tuyệt đối khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, việc tiêm ngừa là biện pháp cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tỏ...
Xem ThêmKhi bị chó cắn, không chỉ cần xử lý vết thương và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ngay lập...
Xem ThêmTiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng dại là phương pháp điều trị dự phòng duy nhất tránh được nguy cơ tử vong khi bị động vật nghi dại cắn....
Xem Thêm