Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Huyết thanh kháng dại cung cấp miễn dịch thụ động kháng dại đặc hiệu, giúp trung hòa và làm chậm sự lan tỏa của virus dại và bảo vệ tính mạng người bệnh cho đến khi kháng thể kháng dại có được từ vắc xin được sản sinh.
Huyết thanh kháng dại là dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, được tinh chế từ huyết thanh ngựa hoặc người chứa kháng thể kháng virus dại. Đây là một chế phẩm sinh học được sử dụng để cung cấp ngay lập tức kháng thể (miễn dịch thụ động) cho đến khi hệ miễn dịch chủ động của người bệnh (người đã tiếp xúc/ bị chó, mèo đã xác định hoặc nghi ngờ dại cắn) có thể tạo ra kháng thể qua việc tiêm vắc xin (miễn dịch chủ động).
Theo đó, kháng thể có trong huyết thanh kháng dại có tác dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, làm cho các virus dại sẽ bị ức chế, từ đó bảo vệ được tính mạng người nghi nhiễm virus dại cho tới khi các kháng thể chống virus dại được sản sinh sau khi tiêm vắc xin dại.
Tiêm huyết thanh kháng dại cần được sử dụng cùng với vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp: Những người bị chó, mèo, động vật dại cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể; Niêm mạc (mắt, miệng, bộ phận sinh dục…) của người bị dính nước bọt (nước dãi/ nước miếng) của chó, mèo, súc vật nghi bị dại hoặc chó, mèo, súc vật liếm trên vùng da bị trầy xước, chảy máu của con người.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại lây từ động vật có vú sang người thông qua vết cắn, cào, liếm của con vật mắc bệnh dại lên vùng da tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng não. Trong đó, 99% ca bệnh dại có nguồn lây từ chó nhiễm virus dại. Thời gian ủ bệnh ở người phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, thường kéo dài từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Vết cắn càng nặng và gần cơ quan thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Bệnh có thể dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. (1)
Do đó, trẻ em và người lớn sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn hoặc cào rách da ở vùng gần thần kinh trung ương hoặc vùng nhiều đầu dây thần kinh như các đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục hoặc bị nước bọt của chó, mèo nghi dại dính vào niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương, bị cắn nhiều vết thương sâu trên cơ thể thì cần được tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay lập tức.
Tiêm huyết thanh kháng dại giúp trung hòa nhanh chóng lượng virus dại tại chỗ có bên trong vết thương khi virus chui vào trong đầu tận cùng dây thần kinh. Huyết thanh kháng dại giúp bảo vệ ngay lập tức qua việc bù đắp khoảng trống miễn dịch cho đến khi xuất hiện lượng kháng thể sinh ra do tiêm vắc xin. Dưới đây là các loại huyết thanh kháng dại mà trẻ em và người lớn cần biết.
Huyết thanh kháng dại SAR (serum antirabique) là huyết thanh có chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa. Người tiêm huyết thanh sẽ có được miễn dịch thụ động nhanh chóng, làm trung hòa và làm chậm sự lan tỏa của virus dại.
SAR là loại huyết thanh kháng dại sử dụng phổ biến tại Việt Nam, do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) sản xuất. SAR được dùng cho các đối tượng bị phơi nhiễm, hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với virus dại.
Huyết thanh kháng dại Favirab là globulin miễn dịch kháng dại đặc hiệu, được tinh chế từ huyết thanh của ngựa. Favirab được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).
Tiêm Favirab giúp người bệnh có miễn dịch thụ động để bảo vệ cho tới khi vắc xin dại sản sinh ra các kháng thể chủ động để chống lại virus dại.
Huyết thanh phòng dại RIG (Globulin miễn dịch kháng dại) là một dung dịch tiêm đậm đặc điều chế từ huyết thanh hoặc huyết tương của người trưởng thành mạnh khỏe đã được tạo miễn dịch bằng vắc xin dại. Loại huyết thanh hoặc huyết tương này không chứa kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), kháng thể kháng HIV và kháng thể kháng HCV. Chế phẩm sẽ được cô đặc thông qua cách tách chiết phân loại trong Ethanol lạnh. Lượng kháng thể trung hòa virus sẽ được chuẩn hóa để chứa được tối thiểu 150 đơn vị quốc tế (đvqt) hay UI/ml.
Huyết thanh kháng dại ERIG (Equine Rabies Immune Globulin) là một dung dịch tiêm đậm đặc vô khuẩn không có chí nhiệt tố. Dùng globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại để tạo nhanh miễn dịch thụ động tạm thời cho những người tiếp xúc với bệnh hoặc virus dại mà chưa tiêm phòng vắc xin. Kháng thể kháng dại có trong 2 chế phẩm này có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virus dại, do đó các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng nồng độ kháng thể trên 0,5 đvqt/ml được coi là có tác dụng bảo vệ. Vì Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại có thể ức chế một phần tạo chủ động kháng thể kháng dại, nên không được vượt quá liều khuyến cáo cho tới khi người bệnh có thể chủ động tạo kháng thể nhờ tiêm phòng vắc xin dại.
Vậy tiêm huyết thanh phòng dại khi nào? Các chuyên gia y tế khuyến cáo, huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp:
Hiện nay, tại Việt Nam chủ yếu chỉ có huyết thanh kháng dại SAR do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) sản xuất. Huyết thanh SAR có chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế, có nguồn gốc từ ngựa.
Chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại 1 lần, thường vào ngày đầu khi người tiêm bị chó, mèo nghi dại cắn cùng với tiêm vắc xin phòng dại. Huyết thanh kháng dại phải sử dụng khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm vắc xin dại. Hiệu giá kháng thể thụ động xuất hiện 24 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên nếu không tiêm SAR được ngày đầu, có thể tiêm bất cứ ngày nào cho đến ngày thứ 7 sau khi tiêm liều vắc xin dại đầu tiên.
Quá ngày thứ 7, không được chỉ định huyết thanh kháng dại bởi vì sau 7-8 ngày vắc xin đã có thể giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động phòng bệnh dại. Nếu tiêm huyết thanh kháng dại thời điểm này có thể ức chế quá trình sản xuất kháng thể chủ động do vắc xin tạo ra. Do đó, cũng không được tiêm SAR vượt quá liều khuyến cáo để tránh ức chế quá trình tạo kháng thể chủ động.
Huyết thanh kháng dại được chỉ định tiêm bắp với liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể. Huyết thanh kháng dại được tiêm đồng thời với vắc xin phòng dại liều đầu tiên, tuy nhiên, huyết thanh được sử dụng khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm.
Huyết thanh kháng dại được sử dụng như sau:
Tiêm huyết thanh phòng dại an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm. Việc tiêm huyết thanh dại đồng thời với tiêm vắc xin dại là cách điều trị bệnh dại duy nhất, giúp người bệnh ngăn chặn những cái chết đã được báo trước.
Đã có nhiều ca tử vong do chủ quan không tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh phòng dại là bài học rất lớn cho cộng đồng. Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tâm lý chủ quan không tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin dại rất trễ, nhiều người đợi chó, mèo chết rồi mới đi tiêm.
Bệnh dại là bệnh có tỷ lệ tử vong gần 100% nếu người bệnh lên cơn dại, vì vậy lợi ích mang lại khi tiêm huyết thanh kháng dại lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ. Tuy nhiên, cần cực kỳ thận trọng khi cân nhắc chống chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại với một số đối tượng như:
Cần lưu ý, huyết thanh kháng dại thận trọng trong các trường hợp:
Rất nhiều người thắc mắc, tiêm huyết thanh ngừa dại cần kiêng gì để an toàn và đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là giải đáp của chuyên gia y tế dự phòng:
BS Lê Thị Trúc Phương cho biết, tiêm huyết thanh kháng dại đảm bảo an toàn và hiệu quả, tuy nhiên sau khi tiêm huyết thanh, người tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để huyết thanh kháng dại phát huy tối đa tác dụng thì người tiêm cần phải tiêm huyết thanh đúng thời điểm khuyến cáo và tuân thủ chặt chẽ phác đồ tiêm, đúng liều, đúng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cần tiến hành vệ sinh, xử lý vết thương đúng cách sau khi phơi nhiễm để đảm bảo an toàn tối đa.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người bởi virus dại với 96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại...
Xem ThêmChích ngừa chó cắn có ảnh hưởng gì không? Nhiều người vẫn còn trì hoãn tiêm vắc xin phòng dại vì những tin đồn vô căn cứ...
Xem ThêmBệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại từ động vật mang bệnh truyền sang người qua tuyến nước bọt, đây là bệnh rất nguy hiểm,...
Xem ThêmDại là căn bệnh có tỷ lệ tử vong gần như 100% khi phát bệnh. Vậy tiêm phòng dại không đúng lịch sẽ dẫn đến những hiểm...
Xem ThêmChích ngừa chó cắn bao nhiêu tiền? Địa điểm chích ngừa uy tín và an toàn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất là...
Xem ThêmDại là bệnh chết người đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Vì thế, tiêm phòng dại kịp thời là giải pháp hữu hiệu nhất...
Xem Thêm