Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể nhạy cảm, non nớt, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus… Do đó, trẻ sơ sinh chính là những đối tượng nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như lao, tiêu chảy cấp do Rota, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn… Đây là những bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, khó điều trị, tốn kém thời gian và tiền bạc.
ThS Nguyễn Diệu Thúy – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Mẹ bầu cần kiến tạo cho con nền tảng sức khỏe tốt bằng cách tiêm chủng vắc xin đầy đủ trước và trong thai kỳ để trẻ được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt, cần tiêm ngay cho trẻ vắc xin phòng lao và viêm gan B ngay sau khi chào đời để trẻ có tiền đề sức khỏe vững chắc cho sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ.” |
Lao là bệnh truyền nhiễm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, thường gặp nhất ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Theo thống kê của Bộ Y tế, trẻ em chiếm tỷ lệ 10 – 15% trong số các trường hợp bệnh lao mới được phát hiện hàng năm. Bệnh lao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Khi trẻ sơ sinh hít phải vi khuẩn lao, chúng sẽ khu trú và phát triển trong phổi, sau đó lan sang các cơ quan khác như thận, cột sống và não thông qua hệ tuần hoàn. Trẻ sơ sinh có thể mắc các thể lao khác nhau, nhưng thường mắc 4 thể lao chính, bao gồm lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu, lao cấp tính, lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi, cùng với lao ngoài phổi.
Theo nhiều thống kê tại các bệnh viện Nhi tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 70 – 80 ca bệnh lao được phát hiện và điều trị ở trẻ em, hầu hết những trường hợp này là bệnh lao tiến triển nặng và khó chẩn đoán. Việt Nam cũng được xác định là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số trẻ em mới mắc bệnh lao hàng năm tại Việt Nam chiếm khoảng 10 – 11% tổng số ca lao mắc mới, tương đương mỗi năm có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao mới cần điều trị. Tuy nhiên, Chương trình chống lao quốc gia chỉ phát hiện và quản lý điều trị được từ 10 – 13% số trẻ em mắc bệnh lao mới hàng năm.
Bệnh tiêu chảy cấp là nguyên nhân thuộc “top 3” các bệnh gây tử vong nghiêm trọng nhất ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Ước tính có khoảng ¼ – ⅓ tổng số trẻ em và trẻ sơ sinh tử vong do tiêu chảy cấp là do nhiễm Rotavirus.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước do tình trạng nôn mửa và tiêu chảy liên tục. Biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, có thể dẫn đến suy tim và tử vong nếu không được cung cấp nước đầy đủ kịp thời. Các dấu hiệu của việc mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích và quấy khóc.
Một nghiên cứu khác về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính rằng Rotavirus là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 128.500 trẻ em và trẻ sơ sinh, gây ra khoảng 258.000.000 ca tiêu chảy truyền nhiễm ở trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2016. Bệnh khiến hơn nửa triệu trẻ em mất mạng trong năm 2017.
Bên cạnh lao và tiêu chảy cấp do Rota, phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ em trên toàn thế giới và cũng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất, từ 20 – 25%. Phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumoniae) là vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp, có thế gây ra các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và trong một số trường hợp có thể tiến triển thành viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… khi vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của cơ thể (IDP).
Theo thông tin BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Gánh nặng phế cầu & Các biện pháp phòng ngừa”, ước tính vào năm 2015, có khoảng 8.900.000 trường hợp mắc phế cầu khuẩn và có đến 257.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong khi mắc bệnh truyền nhiễm do phế cầu.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1999 – 2003, tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi mắc viêm màng não do phế cầu là 0,037 % (tức 37 trường hợp trên mỗi 100.000 trẻ). Trong giai đoạn 2005 – 2006, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc phế cầu là 4,7 trường hợp trên mỗi 100.000 trẻ em và tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi mắc phế cầu là khoảng 194 trường hợp trên mỗi 100.000 trẻ.
Theo kết quả thống kê của Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), trong giai đoạn 2000 – 2019, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã giảm đi 57% (từ 1.600.000 xuống còn 672.000) nhờ nỗ lực gia tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ bao phủ vắc xin phế cầu cho trẻ em trên toàn thế giới đang có dấu hiệu chững là giảm sút với tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu chỉ đạt 48%, thấp hơn rất nhiều so với các bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu – ho gà – uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B,…
Vậy, làm thế nào để nhận biết, xử lý và điều trị các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ ngay sau khi chào đời? Để phòng ngừa, cần tiêm những vắc xin phòng bệnh nào trước, trong thai kỳ cho mẹ bầu và các vắc xin cần phải tiêm ngay sau khi trẻ chào đời để trẻ được bảo vệ, có nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai? Cần thực hiện kết hợp các biện pháp phòng ngừa như thế nào là tối ưu?
20h thứ Sáu, ngày 08/09/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome và các đơn vị truyền thông uy tín tổ chức Chương trình Tư vấn trực tuyến “Lao, tiêu chảy cấp do rota, phế cầu và các bệnh nguy hiểm ở trẻ ngay sau khi chào đời”.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng uy tín như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Vĩnh Long; tiếp sóng trên các fanpage Báo điện tử VnExpress, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Nutrihome; kênh Youtube VNVC… với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Bệnh truyền nhiễm, Y tế dự phòng và tiêm chủng, sơ sinh và nhi khoa:
Đặt câu hỏi cho các chuyên gia ngay tại đây hoặc gọi về hotline 028 7102 6595 để được hỗ trợ.
Tết Trung thu là nét văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Việt từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Bầu...
Xem ThêmTrước thềm Tết Trung thu 2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đưa thêm trung tâm tiêm chủng mới về thị xã Bến Cát (tỉnh Bình...
Xem ThêmVNVC Cần Giuộc (Long An) chính thức đi vào hoạt động ngày 10/09/2023. Đây là Trung tâm tiêm chủng VNVC thứ 4 tại tỉnh Long An được...
Xem ThêmSáng ngày 31/08/2023, VNVC Trảng Bom khai trương, mang về cho bà con tỉnh Đồng Nai thêm kho vắc xin đạt chuẩn GSP thứ 6 hiện đại,...
Xem ThêmNgay trước thềm đại lễ Quốc Khánh 2/9, VNVC đưa thêm kho vắc xin quy mô lớn đạt chuẩn Quốc tế GSP về với người dân Thủ...
Xem ThêmNgày 29/08/2023, VNVC Nha Trang chính thức dời sang địa chỉ mới với quy mô lớn và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục...
Xem Thêm