Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Các căn bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, u nhú sinh dục… đã và đang gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên thế giới mỗi năm nhưng hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết các căn bệnh này hiện đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả hoặc còn lơ là trong việc chủ động phòng bệnh.
“HPV (Human papillomavirus – HPV) – virus sinh u nhú ở người, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI) gây ra những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm như tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo và các bệnh lý đường sinh dục khác. Tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, kể cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ nhiễm virus HPV. Tại thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn, ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với 1 người. Người có quan hệ đồng giới có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn khi có tiếp xúc với bộ phận sinh dục, hậu môn của người đang nhiễm virus HPV”. |
Trên toàn thế giới, gánh nặng bệnh tật liên quan đến virus HPV là rất lớn. Ước tính có hơn 99% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có liên hệ chặt chẽ đến loại virus này, hơn 90% trường hợp u nhú sinh dục, hơn 85% trường hợp ung thư hậu môn, gần 80% ung thư âm đạo và các bệnh khác do virus HPV. Không chỉ gây bệnh ở nữ giới, virus HPV còn gây ra nhiều bệnh lý đặc biệt nguy hiểm cho nam giới, nhất là ung thư vòm họng với tỷ lệ cao gấp 5,3 lần nữ giới. Các nhà khoa học cũng phát hiện nam giới có tỷ lệ tự đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể thấp hơn 26% so với nữ giới. Chính vì vậy, độ lưu hành HPV ở đường sinh dục của nam cao hơn nữ ở hầu hết các lứa tuổi.
HPV (Human papillomavirus – HPV) – virus sinh u nhú ở người, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI). Do đó, những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn như: có nhiều bạn tình, quan hệ qua đường hậu môn, đường miệng không sử dụng biện pháp an toàn là những yếu tố có nguy cơ cao nhiễm virus HPV, từ đó gây ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và bệnh lý đường sinh dục khác ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ góp phần tăng nguy cơ gây ung thư hậu môn gồm: suy giảm miễn dịch, tuổi tác, mắc bệnh HIV/ AIDS, tiền căn gia đình có người mắc bệnh…
Theo các chuyên gia về sức khỏe tình dục, hiện nay xu hướng tình dục đã có nhiều thay đổi, bên cạnh nữ giới thì nam giới, đặc biệt cộng đồng người đồng tính LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới), cộng đồng đồng tính nam (MSM) cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư vòm họng, ung thư dương vật và các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến HPV.
Ghi nhận thực tế cho thấy các vấn đề về HPV chưa được quan tâm ở phái nam. Nhiều người vẫn nghĩ virus HPV chỉ lây nhiễm chỉ khi quan hệ tình dục không an toàn. Trong khi đó, ngoài đường tình dục, virus HPV còn có thể lây nhiễm qua những kiểu tiếp xúc khác như dùng chung đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót… hoặc tiếp xúc niêm mạc với người bị nhiễm virus HPV. Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC lưu ý, nam giới là đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm virus HPV và mắc bệnh hơn so với nữ giới do hiện nay không có xét nghiệm tầm soát HPV cho nam giới, chưa được chủ động bảo vệ bằng vắc xin cũng như chưa nhận thức đủ và đúng về nguy cơ ung thư khi nhiễm loại virus này.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế thực hiện nghiên cứu về hành vi sức khỏe học sinh cho thấy, tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần, từ 1,45% lên 3,51% chỉ trong 6 năm (từ 2013 đến 2019). Trong số học sinh từng quan hệ tình dục, dưới 50% có sử dụng bao cao su và khoảng 44% sử dụng các biện pháp ngừa thai khác, thấp hơn so với năm 2013.
Có thể thấy đây là những con số đáng báo động cho thấy xu hướng tình dục ở trẻ em ngày càng tăng lên, hàng triệu trẻ em đang đứng trước nguy cơ nhiễm virus HPV do độ tuổi này trẻ thường chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tự chịu trách nhiệm, còn tiếp xúc với mạng xã hội với nội dung độc hại.
Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở Việt Nam hiện này là rất cao. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có triệu chứng. Các nhà khoa học đã tìm thấy có hơn 200 type HPV khác nhau, nhưng chỉ một số type có nguy cơ cao gây ung thư, trong đó HPV 16, HPV 18, HPV 31, HPV 33, HPV 35 là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ rất cao, độ tuổi dễ nhiễm nhất là từ 20-30 tuổi.
Về phương pháp tầm soát và điều trị các bệnh ung thư liên quan đến HPV vẫn còn nhiều khó khăn nhất định. Cho đến nay, vẫn chưa có xét nghiệm virus HPV chính thức ở nam giới. Các phương pháp xét nghiệm HPV được lưu hành ở thời điểm hiện tại đều được chỉ định cho nữ giới nhằm mục đích sàng lọc ung thư cổ tử cung và không thể áp dụng phương pháp này cho nam. Trong khi đó, các bệnh nguy hiểm ở nam giới như ung thư dương vật, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn rất khó khăn trong điều trị, nhiều di chứng, tỷ lệ di căn tới các bộ phận khác cao.
Hiệu quả bảo vệ và tính an toàn của vắc xin HPV đã được chứng minh. Vắc xin hiện được sử dụng ở hơn 160 quốc gia trên thế giới với thời gian bảo vệ kéo dài > 10-14 năm dựa vào các đánh giá theo dõi từ lúc vắc xin HPV được cấp phép và lưu hành cho đến nay. |
Cho đến nay, vắc xin HPV là quan trọng và cần thiết ở cả hai giới để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do virus này gây ra, vậy độ tuổi nào bắt đầu tiêm phòng vắc xin HPV được? Nam giới tiêm HPV từ sớm có được không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo vắc xin HPV sẽ đạt hiệu quả ở mức cao nhất khi tiêm cho trẻ từ 9-15 tuổi, tiêm càng sớm hiệu quả càng cao, đặc biệt là khi chưa quan hệ tình dục.
Thậm chí cả khi đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV được bởi virus HPV rất dễ tái nhiễm. Dù cơ thể có thể tự đào thải virus HPV thì vẫn có khả năng tái nhiễm trong những lần quan hệ sau đó. Bên cạnh đó, virus HPV hơn 200 type HPV khác nhau. Việc bạn đã quan hệ và nhiễm chủng virus HPV này không có nghĩa là bạn không nhiễm chủng virus HPV khác ở những lần quan hệ tiếp theo. Tiêm vắc xin HPV giúp phòng nguy cơ lây nhiễm với các chủng virus HPV khác có trong vắc xin.
Ở các nước phát triển trên thế giới, vắc xin phòng HPV còn được mở rộng cho các bé trai từ 9 tuổi. Ngoài việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung, vắc xin HPV được sử dụng cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, ngừa các bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm khác do virus HPV gây ra.
Chủ động tiêm vắc xin HPV là một trong những biện pháp cần được ưu tiên hàng đầu bởi tính đơn giản, thuận tiện mang hiệu quả bảo vệ lâu dài. Việc tiêm vắc xin là rất quan trọng kể cả với những người từng quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm HPV, đặc biệt là giới trẻ trong cộng đồng người đồng tính (LGBT) nói chung và cộng đồng đồng tính nam (MSM) bởi đây là nhóm ít được xã hội quan tâm, không có nhiều phương pháp tự bảo vệ cũng như phương pháp tầm soát bệnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhằm giải đáp những thắc mắc mắc về vắc xin HPV? Vắc xin HPV tiêm được cho ai? Người đã quan hệ tình dục hoặc đã có con có tiêm được không? Lịch tiêm cụ thể theo từng độ tuổi, đối tượng? Bé trai, bé gái nên tiêm vắc xin HPV khi nào cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, 20h thứ 6, ngày 15/09/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome và các đơn vị truyền thông uy tín tổ chức Chương trình Tư vấn trực tuyến “Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung & các bệnh do HPV cho bé trai, bé gái, người trưởng thành”.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng uy tín như: Đài Truyền hình Việt Nam; tiếp sóng trên các fanpage Báo điện tử VnExpress, Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Nutrihome; kênh Youtube VNVC… với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lĩnh vực Sản phụ khoa, Nam khoa và Y học dự phòng:
Đặt câu hỏi cho các chuyên gia ngay tại đây hoặc gọi về hotline 028 7102 6595 để được hỗ trợ.
Sáng ngày 13/09/2023, VNVC Cổ Nhuế chính thức khai trương tại số Lô số 33, Khu nhà ở thấp tầng TT3, Khu đô thị Thành phố Giao...
Xem ThêmHo gà - Bạch hầu - Uốn ván là 3 bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể gây tử vong cao ở trẻ nhỏ. Tổ chức y...
Xem ThêmThứ Hai ngày 18/09/2023, VNVC Hà Nam chính thức trở thành trung tâm tiêm chủng đầu tiên tại "mảnh đất anh hùng", giữ vững cam kết nỗ...
Xem ThêmSáng ngày 16/09/2023, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức Lớp tư vấn sức...
Xem ThêmVNVC Cần Giuộc (Long An) chính thức đi vào hoạt động ngày 10/09/2023. Đây là Trung tâm tiêm chủng VNVC thứ 4 tại tỉnh Long An được...
Xem ThêmTrẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể nhạy...
Xem Thêm