Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Dị tật, bất thường cơ xương khớp khiến trẻ không vận động đúng tuổi, hạn chế phát triển thể chất và trí tuệ. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, trẻ có thể mang di chứng đáng tiếc, thậm chí khuyết tật vĩnh viễn.
Xem thêm:
Hành trình tìm lại ‘dáng đi bình thường’ của cậu bé bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh
Khi mang thai bé Bùi Trần Khánh Hưng, bên cạnh niềm vui khôn xiết, chị Trần Huệ Linh (33 tuổi, Vũng Tàu) đã vô cùng bàng hoàng khi nhận được ‘hung tin’ con trai không may mắc phải dị tật chân trái xoay trong (chân khoèo) vào tuần thứ 22 của thai kỳ.
Không tin vào kết quả siêu âm, chị quyết định đến một phòng khám tư lớn để kiểm tra lại lần nữa. Kết quả siêu âm vẫn là con chị bị dị tật bàn chân khoèo.
“Lúc sinh ra, chân trái của Hưng bị khoèo vào trong, không thể mang vớ được, mặc quần áo cho Hưng cũng rất khó khăn. Hai ngày sau sinh, Hưng được chuyển đến phòng vật lý trị liệu để điều trị trong giai đoạn sớm nhất. Lúc đó, tôi chỉ xác định một điều duy nhất: bằng mọi giá phải giúp con đi lại bình thường”, chị Linh kể.
Là người trực tiếp can thiệp vật lý trị liệu cho bé Hưng trong một thời gian dài, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng – hiện đang làm việc tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, cho biết: “Ngay từ lần đầu tiếp nhận bệnh nhi, nhìn bàn chân trái của bé “quặp” vào trong, tôi biết đây là một ca khó, cần điều trị lâu dài, rất cần ba mẹ bé kiên nhẫn để theo con cho đến khi đạt được kết quả điều trị tốt nhất”.
Sáu tháng đầu điều trị dị tật bàn chân khoèo cho Hưng bắt đầu từ lúc bé 2 ngày tuổi là một hành trình có cả nước mắt, nỗi đau và niềm hạnh phúc. “Cứ sau 10 ngày bé được tháo nẹp 1 lần để kiểm tra và kéo dài đến khi bé được 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, mọi sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng ít nhiều như không thể bế bé được, bé không ti được, tôi phải vắt sữa ra bình cho bé bú trực tiếp”, Chị Linh tâm sự. Mỗi khi nhìn Hưng khóc vì được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu “uốn nắn” bàn chân, chị Linh trào nước mắt vì thương con.
Bằng phương pháp điều trị và tập luyện khoa học toàn diện, bé Hưng không cần phẫu thuật, không cần bó bột, chỉ được nẹp chân trong khoảng 6 tháng, sau đó mang giày chuyên dụng và tập luyện vật lý trị liệu và tập tại nhà. 14 tháng điều trị, cả gia đình chị Linh như vỡ oà khi chứng khiến Hưng cất những bước đi chập chững đầu tiên. Sau một hành trình dài điều trị và tập luyện với nhiều cảm xúc, phép màu đã thật sự xảy ra.
Hiện tại, bé Hưng đã được 6 tuổi, lớn lên khỏe mạnh, đi đứng nhanh nhẹn, phát triển bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa.
Hình ảnh trước và sau khi điều trị thành công dị tật bàn chân khoèo của bé Khánh Hưng. Ảnh do nhân vật cung cấp
11 dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ – hiểu đúng để chủ động điều trị hiệu quả
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em từ khi sinh ra đến trước tuổi đi học, cần được tầm soát các bất thường cơ xương khớp ít nhất một lần. Đặc biệt, có nhiều dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em không thể hoặc khó phát hiện bằng mắt thường – nhất là đối với những phụ huynh không có chuyên môn, do đó phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tầm soát để có thể phát hiện và điều trị đúng lúc, kịp thời.
Theo thống kê, có gần 50% trẻ em gặp các vấn đề bất thường, dị tật cơ xương khớp bẩm sinh ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Trật khớp háng bẩm sinh, bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, bàn chân khoèo, bàn chân gập lưng – vẹo ngoài, vẹo cổ… là những dị tật cơ xương khớp thường gặp nhất ở trẻ.
Dị tật cơ xương khớp bẩm sinh ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như:
Nhiều dị tật/bất thường cơ xương khớp ở trẻ em không được phát hiện do chưa từng được thăm khám, gia đình không phát hiện, chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu như trẻ không biết bò, đi, đứng theo độ tuổi hoặc có những bất thường ảnh hưởng đến cuộc sống thì mới được quan tâm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà – Phó chủ nhiệm bộ môn Y học Thể thao trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Giám đốc chuyên môn Y học Vận động tại Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cho biết, có 11 vấn đề về cơ xương khớp trẻ thường gặp, bố mẹ có thể sớm phát hiện và cho con thăm khám sớm, mang đến cơ hội phát triển khỏe mạnh cho trẻ.
1. Vẹo cổ và vẹo cổ bẩm sinh (hay còn gọi là xơ hóa cơ ức đòn chũm): Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi do tình trạng xơ hóa cơ ức đòn chũm, hoặc do tư thế bào thai, hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ, thậm chí do chăm sóc trẻ sai tư thế trong thời gian dài (sai tư thế ẵm, bế, cho bú và tư thế ngủ). Nếu được phát hiện sớm (dưới 2 tháng tuổi) và có phương pháp tập vật lý trị liệu kịp thời, liên tục và đúng cách, khối u cơ sẽ mất, tầm vận động nghiêng và xoay cổ trở lại bình thường. Trong trường hợp phát hiện trễ hoặc tập không liên tục, cơ sẽ bị co rút, sẽ cần can thiệp phẫu thuật và điều trị kéo dài.
2. Vẹo cột sống: Là tình trạng cột sống bị biến dạng >10 độ so với mặt phẳng đứng ngang. Tình trạng cột sống biến dạng bất thường ở trẻ có thể do yếu tố bẩm sinh (dị tật khiếm khuyết cột sống trong giai đoạn hình thành bào thai) hoặc thói quen sinh hoạt không đúng cách (thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong tư thế sai khi đứng, ngồi, nằm…; mang balo, cặp sách, túi xách nặng; ngồi học sai tư thế: cúi mặt sát bàn, tì ngực vào cạnh bàn, khoảng cách từ sách vở đến mắt quá gần hoặc quá xa, ngồi nghiêng 1 bên, ngồi co 1 chân lên ghế…). Để phát hiện và ngăn chặn, điều chỉnh chứng cong vẹo cột sống nhất là ở giai đoạn đang phát triển, trẻ em nên được khám tầm soát dị tật về cơ xương khớp từ sớm và thường xuyên kiểm tra cơ xương khớp 6 tháng/lần để đảm bảo cột sống phát triển bình thường.
3. Bàn chân bẹt: Là bàn chân có diện tích tiếp xúc lớn. Bàn chân bẹt thường kèm theo gót vẹo ngoài và giảm chiều cao vòm dọc của gan chân. Bàn chân bẹt được chia làm 2 loại: bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Nếu được khám phát hiện và can thiệp sớm trong giai đoạn 2-7 tuổi, bàn chân bẹt bệnh lý sẽ dễ dàng được điều chỉnh bằng phương pháp trị liệu không phẫu thuật đơn giản và hiệu quả.
4. Bàn chân khoèo bẩm sinh: là dạng dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai (bàn chân nhón gót-vẹo trong) với 4 biến dạng: Gập lòng tại khớp cổ chân, áp của bàn chân giữa, vẹo trong của xương gót và bàn chân vòm. Việc chỉnh hình cho trẻ bị bàn chân khoèo nên được thực hiện càng sớm càng tốt, khi xương, khớp và các dây chằng của trẻ vẫn còn mềm dễ uốn chỉnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp Ponseti, tỷ lệ thành công là >90% mà không cần phẫu thuật.
Bàn chân khoèo, loạn sản khớp háng, bàn chân đụng gót… là những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ
5. Bàn chân đụng gót – vẹo ngoài: là bàn chân gập lưng quá mức, có hoặc không có kèm nghiêng ngoài bàn chân kèm theo gót vẹo ngoài. Khi quan sát có thể dễ dàng nhìn thấy mặt mu bàn chân gần như chạm sát vào mặt trước vùng cẳng chân của trẻ. Đa số các dị tật bàn chân đều được chữa khỏi bằng phương pháp vật lý trị liệu nếu được phát hiện càng sớm và can thiệp đúng cách.
6. Bàn chân áp sinh lý: là phần nửa bàn chân trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái do ảnh hưởng bởi tư thế trong bụng mẹ. Khi nằm trong bụng mẹ, hai chân của bé bắt chéo với nhau và hai bàn chân sẽ được uốn vào trong cho phù hợp với hình dạng cong tròn của tử cung và bụng mẹ. Đây là tư thế sinh lý bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, một số trẻ sau khi sinh có hai bàn chân vẫn còn áp vào trong là do còn bị ảnh hưởng bởi tư thế sinh lý này. Nếu can thiệp sớm, bàn chân áp sinh lý có thể được nắn sửa đưa trở về tư thế bình thường một cách dễ dàng.
7. Bàn chân xoay trong do cẳng chân xoay trong: là tình trạng bàn chân của trẻ bị xoay vào trong, cụ thể các ngón chân bị xoay theo hướng đi vào phía trong giữa hai bàn chân thay vì phải ở vị trí thẳng, hướng về phía trước như bình thường. Điều này thường xảy ra hai bên chân. Bàn chân xoay trong sẽ tự điều chỉnh trong quá trình phát triển của trẻ, chỉ có 1% không chỉnh sửa được cần phẫu thuật. Do đó, trẻ cần được tái khám định kỳ để theo dõi và xử trí kịp thời.
8. Loạn sản khớp háng (trật khớp háng): là sự bất thường của cấu tạo khớp háng, trong đó chỏm xương đùi không được giữ vững trong ổ khớp. Đây là dị tật bẩm sinh hoặc do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đúng cách. Loạn sản khớp háng ở trẻ em cần được khám tầm soát sớm ở giai đoạn sơ sinh. Nếu được phát hiện sớm trước 6 tháng tuổi thì việc điều trị trở nên đơn giản và hiệu quả cao, thậm chí không cần phẫu thuật.
9. Duỗi ưỡn khớp gối bẩm sinh: là tình trạng khớp gối duỗi quá mức trong quá trình phát triển của trẻ. Tầm vận động của gối bình thường ở trẻ em là gấp đến 140 độ và duỗi tới 10 độ. Khi gối duỗi lên tới trên 15 độ là tình trạng duỗi gối quá mức. Biến dạng này xuất hiện từ khi sinh và thường đi kèm với các tình trạng như trật khớp hông, bàn chân khoèo trong các bệnh như cứng đa khớp bẩm sinh, thoát vị tủy-màng tủy, loạn sản khớp hông và chân khoèo. Nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến dạng gối của trẻ giúp trẻ sinh hoạt và phát triển bình thường.
10. Chân vòng kiềng, chân chữ X sinh lý: là hai biến dạng thường gặp ở trẻ. Chân vòng kiềng thường gặp ở trẻ 1-2 tuổi và chân chữ X biểu hiện rõ nhất ở trẻ 3-4 tuổi. Nếu thấy trẻ đi lại khó khăn hoặc sau 3 tuổi thấy chân trẻ vẫn chữ O, hoặc sau 7 tuổi chân trẻ vẫn chữ X thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được tư vấn và điều trị.
11. Cứng đa khớp bẩm sinh (AMC) hay cứng đa khớp: là tình trạng co rút nhiều khớp trên cơ thể, yếu cơ và xơ hóa. Đây là một hội chứng thần kinh cơ không tiến triển, xuất hiện ngay sau khi sinh. Phương pháp điều trị cứng đa khớp bẩm sinh chủ yếu là phục hồi chức năng, vật lý trị liệu nhằm tăng khả năng vận động các khớp, tăng sức cơ, tập đi bộ có sử dụng nạng để có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà khẳng định: “Nếu phát hiện và điều trị sớm, hầu hết các dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em đều có thể chữa khỏi hoàn toàn, bé có thể đi lại, hoạt động và phát triển bình thường như tất cả trẻ em khác. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần lưu ý tầm soát cho con, đừng để các dị tật, bất thường cơ xương khớp trở thành rào cản khiến trẻ chậm phát triển so với bạn bè và mất đi những cơ hội trong cuộc sống”.
Vậy, nếu chẳng may con trẻ bị dị tật, bất thường cơ xương khớp bẩm sinh thì làm sao ba mẹ phát hiện sớm? Trẻ cần được điều trị và tập luyện như thế nào để mang lại thành công? Đâu là cách chăm sóc trẻ đúng cách để phát triển xương khớp, vận động bình thường và có một tương lai khỏe mạnh?…
Những thắc mắc về vấn đề dị tật, bất thường cơ xương khớp bẩm sinh ở trẻ em sẽ được các chuyên gia chia sẻ trong chương trình giao lưu trực tuyến “PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT, BẤT THƯỜNG CƠ XƯƠNG KHỚP Ở TRẺ ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ” do Trung tâm Tiêm chủng VNVC, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, phối hợp cùng Báo điện tử https://vtv.vn/ (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức với sự tham gia tư vấn trực tiếp của các chuyên gia, bác sĩ y học vận động, chấn thương chỉnh hình và kỹ thuật viên vật lý trị liệu đầu ngành, giàu kinh nghiệm tại Việt Nam hiện nay:
Chương trình diễn ra vào 20h ngày 18/9/2020, phát sóng trực tiếp trên báo điện tử https://vtv.vn/, https://thanhnien.vn/, website https://nutrihome.vn/ và https://vnvc.vn/; livestream trên các fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động, Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC; và tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress, fanpage Báo Thanh Niên của báo Thanh Niên.
Kính mời quý phụ huynh quan tâm đến chương trình, ngay từ bây giờ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia tại đây, hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài 1900 633 599 hoặc inbox ngay cho fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động và VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThời điểm giao mùa là điều kiện “lý tưởng” cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, mà nổi cộm nhất là viêm...
Xem ThêmTiêm chủng an toàn là quy trình nghiêm ngặt gồm bảo quản chất lượng vắc xin, tuân thủ quy trình của nhân viên y tế và theo...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm