Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Uốn ván rốn sơ sinh là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt dây rốn. Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: có đến 95% trẻ nhiễm bệnh thường tử vong. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ hiệu quả và an toàn nhất?
Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, được ghi nhận cách đây hơn 30 thế kỷ. Trẻ sơ sinh bị trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thông qua vết cắt dây rốn bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như: dao, kéo, băng bông không được vệ sinh tiệt trùng đúng quy cách. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Chính vì vậy vào năm 1989, đại hội đồng Y tế Thế giới đã họp và nhận định uốn ván sơ sinh là vấn đề y tế công cộng rất nghiêm trọng liên quan đến sự sống còn của trẻ em cũng như của các bà mẹ và đặt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện ở các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống.
Bệnh uốn ván có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập nếu không được điều trị kịp thời
Tác nhân gây ra uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thuộc họ Clostridium. Trực khuẩn này thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào tạo hình dùi trống.
Trực khuẩn uốn ván dễ chết ở 56 độ C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững, chỉ chết khi đun sôi 30 phút. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin diệt được nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào uốn ván có mặt ở mọi nơi trong môi trường và có thể lây nhiễm cho các loại vết thương.
Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván rốn do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ. Lý do có thể vì cắt rốn bằng dụng cụ không vệ sinh. Hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. Thực tế cho thấy các trường hợp cắt dây rốn bằng kéo không được tiệt trùng kỹ hoặc chỉ ngâm qua nước nóng 5-10 phút, hay các cách cắt rốn thô sơ sẽ có nguy cơ gây bệnh uốn ván sơ sinh rất cao.
Mặc dù trực khuẩn uốn ván đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh uốn ván vẫn luôn là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở nước ta, bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.
Bệnh uốn ván thường được biểu hiện với những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là cơ thân. Cùng với đó trẻ sẽ có biểu hiện là vã mồ hôi và sốt.
Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó cứng khớp, co giật và bỏ bú.
Các chương trình tiêm chủng toàn cầu đã giảm gánh nặng toàn cầu về tử vong uốn ván sơ sinh. Ước tính cho thấy, năm 2000 có 146.000 ca tử vong con số này giảm xuống còn 58.000 ca tử vong trong năm 2010.
Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván rốn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:
Điều trị uốn ván rốn ở trẻ thông thường được xử trí theo phác đồ sau:
Để phòng ngừa uốn ván rốn sơ sinh hiệu quả, bất cứ cha mẹ nào khi bắt đầu có con cũng cần biết về sự nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có ý thức phòng ngừa bệnh cho con trẻ một cách chủ động và an toàn. Cụ thể:
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính: “Tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Vắc xin uốn ván là rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Ngoài ra, tại Việt Nam, vắc xin phòng uốn ván còn được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ với 3 liều cơ bản lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng. Sau đó có thể nhắc lại lúc 4-6 tuổi và 10-13 tuổi trở lên.”
Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ. Để đảm bảo phòng bệnh uốn ván an toàn, trước đó bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.
Để ngăn ngừa bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh có hiệu quả, cần tiêm vắc xin phòng bệnh với tổng số lần tiêm phòng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 35 tuổi là 5 mũi, trong đó tiêm phòng cho sản phụ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và sản phụ vào các khoảng thời gian quy định:
Đối tượng | Phụ nữ chuẩn bị mang thai | Phụ nữ đang mang thai | |||
Vắc xin | Vắc xin VAT | Vắc xin Adacel (Pháp) | Vắc xin Boostrix (Bỉ) | Vắc xin VAT (Việt Nam) | Vắc xin Boostrix (Bỉ) |
Lịch tiêm | – Liều 1: Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu – Liều 2: cách liều đầu tiên 1 tháng – Liều 3: cách liều 2 tối thiểu 6 tháng hoặc trong thời kỳ có thai sau | – Tiêm 1 mũi. Chủng ngừa nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần. | – Tiêm 2 mũi, nên tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng | – Xem xét: Tiêm 1 mũi trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ |
Hệ thống Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tự hào là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại VNVC, chúng tôi cung cấp nhiều loại vắc xin phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động bao gồm: Vắc xin Adacel (Canada) – là vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ; giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào; vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván vô bào và vắc xin Boostrix (Bỉ) phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà; và vắc xin giải độc tố uốn ván hấp phụ VAT (Việt Nam).
Đặc biệt, VNVC luôn đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, giúp bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Toàn bộ bác sĩ, nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng vắc xin phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh và nhiều vắc xin khác cho trẻ em và người lớn, quý khách vui lòng liên hệ: Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
Hotline: 028.7102.6595 (tư vấn và đặt lịch tiêm)
Website: https://vnvc.vn/
Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn
Group: Tiêm phòng cho Trẻ em và Người lớn
Hoặc đến trực tiếp hệ thống trung tâm VNVC trên toàn quốc
Nhiễm trùng uốn ván ngăn chặn sự giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến các triệu chứng chung là cứng cơ và...
Xem ThêmTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm cuối của thế kỷ 20, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì...
Xem ThêmUốn ván là căn bệnh do một loại độc tố mạnh là tetanospasmin gây ra, vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng...
Xem ThêmUốn ván tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều người khi có dự định tiêm vắc xin phòng bệnh bởi đây là bệnh nhiễm trùng cấp...
Xem ThêmTiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người, ngăn ngừa những...
Xem ThêmUốn ván là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc...
Xem Thêm