Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thời điểm giao mùa là điều kiện “lý tưởng” cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, mà nổi cộm nhất là viêm màng não mủ do Hib. Bệnh có triệu chứng “âm thầm”, diễn tiến nặng, dễ lây lan ra cộng đồng. Làm thế nào nhận biết sớm triệu chứng của bệnh để bố mẹ có thể “phản ứng nhanh” cho trẻ?
Theo thông tin từ báo VnExpress, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu sống bé trai 1 tuổi, quê Bến Tre, bị viêm màng não mủ nặng. Được biết, bé nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, co giật toàn thân, lơ mơ, được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương, tuy nhiên bác sĩ không xác định được bệnh cảnh rõ ràng. Khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé đã rơi vào tình trạng hôn mê do phù não.
Sau khi bác sĩ kiểm tra thì phát hiện dịch màng não tủy của bé đã đục như nước dừa non, lượng protein tăng cao gấp 4-5 lần ở trẻ bình thường, bạch hầu lấp đầy. Bé được nhận định bị viêm màng não mủ, tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Sau gần 2 tuần dài được điều trị tích cực, bé đã nhận biết được mọi người, cai máy thở, tay chân linh hoạt,… Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các bố mẹ có con nhỏ khi thời tiết giao mùa.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê do phù não, dịch viêm màng não mủ đã đục như nước dừa non. (Nguồn: VnExpress)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng năm có ít nhất 3 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và khoảng 386.000 trường hợp tử vong do Hib trên thế giới. Nếu được cứu sống, trẻ vẫn có thể bị các biến chứng kéo dài trên hệ thần kinh và bị tổn thương não vĩnh viễn như điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần vận động, não úng thủy hoặc sống đời sống thực vật…
Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2000 do WHO hợp tác với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương tiến hành, ước tính Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não mỗi năm. Hib là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm từ 1/3 -1/2 số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn.
Thời tiết đang bước vào giai đoạn “giao mùa”, nắng mưa thất thường, gia đình có con nhỏ cần đặc biệt cảnh giác với bệnh viêm màng não do Hib. Bài viết dưới đây được sự tư vấn của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần thiết về cách phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ cho trẻ.
Viêm màng não mủ là căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng của màng bảo vệ bao gồm não và tủy sống, do sự xâm lấn của vi trùng vào máu, sau đó xâm nhập và tăng sinh trong màng não và gây bệnh. Vi khuẩn gây viêm màng não có nhiều loại như: Haemophilus influenzae type b (Hib), phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn và các loại vi khuẩn gram âm. Trong đó, Hib là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ, thường gặp nhất ở các trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.
Hib là vi khuẩn thường được tìm thấy trong mũi họng ở trẻ nhỏ, lây qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn, đặc biệt là ở các nước chưa tiêm chủng ngừa Hib. Đáng lưu ý, khi chưa có vắc xin phòng ngừa, vi khuẩn HIB gây viêm phổi nặng ở ¼ trẻ và gần ½ số trường hợp viêm màng não.
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây ra hai bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ.
Vi khuẩn Hib được ví như kẻ gây bệnh “ẩn mình”, Hib lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người này sang người khác trong những giọt nước bọt qua ho, hắt hơi. Trẻ bị nhiễm có thể mang vi khuẩn Hib trong mũi và họng mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Những trẻ này có thể lây cho trẻ khác và là nguồn lây cho cộng đồng.
Ngoài ra, Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng. Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo.
Riêng ở Việt Nam, các thống kê cho thấy, số trẻ mắc và tử vong do vi khuẩn Hib gây ra không ngừng tăng lên trong những năm qua. Nỗi lo sợ về mối nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ từ Hib thực sự ám ảnh với nhiều bậc phụ huynh.
Viêm màng não mủ là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể xuất hiện quanh năm, dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, bệnh gây tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Trẻ mắc viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gặp phải các di chứng thần kinh vĩnh viễn như:
Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây tử vong do suy hô hấp nặng, phù não; các biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não, viêm phổi, viêm thận nặng, trạng thái mất não,… Tỷ lệ tử vong của viêm màng não do Hib là 15-20%, cao hơn ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 2 tháng) và ở những người bị suy giảm miễn dịch. Chỉ có khoảng 45% trẻ em phục hồi mà không để lại di chứng, 15-25% còn lại bị suy yếu thần kinh nhẹ, 20-40% bị suy yếu thần kinh nghiêm trọng và 10% gặp phải các di chứng thần kinh tàn phế nặng. Những biến chứng lâu dài khác mà trẻ gặp phải bao gồm động kinh, liệt nửa người và giảm thính lực.
Triệu chứng viêm màng não do Hib thường không điển hình. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như:
Lưu ý, dấu hiệu viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Khi trẻ có một số triệu chứng như: chán ăn, bú kém; quấy khóc, dỗ không nín, đôi khi khóc thét lên; da bị vàng hoặc xanh tái, nhợt nhạt,… Bố mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC: “Viêm màng não mủ ở trẻ em thường khởi phát với các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: sốt cao trên 39 độ, chảy nước mũi, ho… nên phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản thông thường. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị, tình trạng của trẻ sẽ càng nặng hơn và gây ra những biến chứng khó lường. Lưu ý, vẫn có từ 3 – 20% trẻ có nguy cơ tư vong ngay cả khi được điều trị kịp thời.”
Viêm màng não mủ ở trẻ có thể điều trị bằng một số phương pháp dưới đây:
Trong quá trình điều trị viêm màng não mủ cho trẻ, cần phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ thường xuyên, đặc biệt là vòng đầu hoặc vòng ngực để đảm bảo không xảy ra bất cứ nguy cơ nào.
Một điều đáng báo động, là dù căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng tỷ lệ trẻ được phát hiện và nhập viện điều trị viêm màng não do Hib thường ở tình trạng đã nặng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh: “Việc phát hiện, chẩn đoán viêm màng não sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, di chứng cho trẻ. Để chẩn đoán được chính xác, bố mẹ khi phát hiện con có các biểu hiện ở trên, cần mang trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và xác định chính xác tình trạng, hạn chế tối đa biến chứng. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì bệnh không khỏi mà còn làm cho dấu hiệu bệnh càng không rõ ràng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.”
Để bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não mủ do Hib gây ra, cần phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp, nhiễm trùng tai – mũi – họng ở trẻ nhỏ, tạo môi trường sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng ngừa vi khuẩn Hib là một phương pháp tối ưu nhất để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị nhiễm bệnh (vắc xin có hiệu lực lên đến 90%).
Vắc xin phòng các bệnh do Hib – 1 mũi tiêm phòng 2 bệnh viêm màng não và viêm màng phổi.
Hiện nay, VNVC đang có đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do Hib bao gồm: vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Pentaxim (Pháp), vắc xin Quimi – Hib (Cuba). Phác đồ tiêm cụ thể như sau:
TÊN VẮC XIN | PENTAXIM (Pháp) | INFANRIX (Bỉ) | HEXAXIM (Pháp) | QUIMI-HIB (Cuba) |
Phòng bệnh | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh do HIB | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do HIB | Các bệnh do HIB | |
Đối tượng | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. | Trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi. | ||
Lịch tiêm |
|
|
VNVC luôn nỗ lực cung cấp nhiều loại vắc xin đa dạng cho trẻ em và người lớn, từ các loại vắc xin được quan tâm nhiều và khuyến khích tiêm hiện nay như: vắc xin phòng bệnh cúm, sởi, thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván…, đến các loại vắc xin thường xuyên khan hiếm như: Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim, 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim… Với những chủng loại vắc xin đa dạng, có thể nói Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC là ‘’tấm khiên’’ vững chắc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
VNVC cam kết bình ổn giá trong hệ thống Tiêm chủng VNVC, không tăng giá khi vắc xin khan hiếm, mang lại cơ hội tiêm chủng phòng bệnh cho tất cả người dân. Ngoài ra, VNVC còn trang bị cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, cao cấp, với không gian sảnh chờ rộng rãi, sang trọng; phòng khám, phòng tiêm hiện đại; khu vui chơi sinh động, thú vị dành cho trẻ; với các khu vực chức năng được sắp xếp, bài trí riêng tư, thoáng mát như phòng cho bé bú; phòng pha sữa; phòng thay tã cho bé; phòng chờ sau tiêm; cùng nhiều tiện ích miễn phí khác dành riêng cho khách hàng VNVC như wifi, nước sạch, bỉm tã, khăn giấy ướt,…
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả ngay từ sớm nếu biết cách kết hợp giữa tiêm phòng đầy...
Xem ThêmViêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ...
Xem ThêmViêm màng não mủ thường diễn tiến nhanh, khó lường. Điều trị bệnh cũng không hề đơn giản, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân phải...
Xem ThêmViêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong...
Xem ThêmViêm màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại nhiều di chứng lâu dài nếu không điều trị kịp thời. Hãy...
Xem ThêmBệnh viêm màng não có chữa được không? Cách điều trị viêm màng não? Các chuyên gia cho biết, viêm màng não thường diễn biến nặng và...
Xem Thêm