Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Chỉ trong 4 tháng, Mỹ đã ghi nhận 26 triệu ca nhiễm cúm với khoảng 25.000 trường hợp tử vong; trong đó, trẻ em là đối tượng mắc cúm nhiều nhất với nhiều biến chứng trầm trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại: Đại dịch cúm là thảm họa tiếp theo có thể xảy ra, chúng ta phải vô cùng cẩn trọng và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm, hàng triệu trẻ em Mỹ bị cúm mùa, hàng nghìn trẻ nhập viện điều trị và con số tử vong liên tục có dấu hiệu tăng cao. Ước tính từ năm 2010, cúm đã gây ra cái chết cho khoảng 12 triệu trẻ em (người dưới 18 tuổi). Tỷ lệ trẻ em tử vong được đánh giá “cao vượt trội” so với tổng số người chết do cúm ở mọi đối tượng. Đáng chú ý, có khoảng 80% trẻ thiệt mạng vẫn chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho biết, tính riêng trong 11 tháng năm 2019, cả nước có hơn 400.000 trường hợp mắc cúm, 10 người tử vong. Ngay trong tháng đầu năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên của bệnh nhi 10 tuổi nghi nhiễm cúm. Trong bối cảnh bệnh cúm diễn biến phức tạp trên cả nước; thì dịch cúm A (cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N6) đang ảm đạm khắp Trung Quốc và Đài Loan liên tục gây ra mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt là sự lây lan qua đường biên giới.
CDC (Mỹ) cảnh báo: Cúm có thể sẽ diễn biến tồi tệ hơn, số ca mắc phải và tử vong do cúm đang tăng ở mức báo động. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cúm do các virus gây ra, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Cúm thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, gây nguy hiểm ở người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (<5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Theo CDC (Mỹ), cúm là bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, đặc biệt là các đối tượng:
Đối với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi – độ tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm phòng bệnh, CDC (Mỹ) đặc biệt nhấn mạnh: Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao, do đó, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trong giai đoạn này là mẹ phải được bảo vệ bởi vắc xin cúm trước đó. Vắc xin cúm sẽ tạo kháng thể cho trẻ bằng việc truyền kháng thể từ mẹ sang con, điều này đảm bảo trẻ được an toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Ngoài ra những người lớn trong gia đình như ông bà, bố mẹ,… cũng cần tiêm phòng vắc xin cúm mùa mỗi năm để tránh trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ nhỏ trong gia đình.
Cúm (tiếng Anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Trong khi đó, cảm lạnh (hay còn gọi cảm thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau.
Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Một số trẻ lớn có thể đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt… Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh vì để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, thậm chí gây tử vong. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Tham khảo bài viết Cách phân biệt cảm lạnh, cảm cúm và viêm phổi do virus Corona trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường.
Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm cho trẻ là tiêm vắc xin cúm. CDC (Mỹ) khuyến cáo, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn cần tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm. Vắc xin cúm chính là thành tựu khoa học làm giảm nguy cơ nhiễm cúm nghiêm trọng đồng thời hạn chế hàng nghìn ca tử vong không đáng có do cúm.
Một nghiên cứu của CDC được công bố trên tạp chí Journal of Infectious Diseases (Mỹ) chỉ ra, vắc xin có thể làm giảm đến 74% nguy cơ biến chứng nặng do cúm ở trẻ em. Nghiên cứu này cũng xem xét dữ liệu của 4 mùa cúm và thấy rằng, vắc xin cúm làm giảm hơn một nửa (đến 51%) khả năng tử vong liên quan đến cúm ở đối tượng trẻ có bệnh lý mãn tính, đặc biệt giảm đến 65% nguy cơ tử vong do cúm ở trẻ khỏe mạnh. Đây là một tín hiệu lạc quan cho thấy hiệu quả đáng nể của vắc xin trong công tác phòng ngừa bệnh cúm – căn bệnh từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho lịch sử nhân loại.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh, BV Nhi Đồng I, TP.HCM,
ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Do đó, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào trước mùa cúm. Ngoài ra, do virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên trẻ em từ 6 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm.
Virus cúm thay đổi liên tục, do đó, thành phần của vắc xin cúm cũng được xem xét mỗi năm để đảm bảo sự tương đồng giữa các chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm hiện lưu hành.
Xem thêm video: Vì sao cần tiêm nhắc vắc xin cúm mỗi năm
TBS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đặc biệt lưu ý: “Cúm đã bắt đầu vào mùa, đe dọa cao nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt là khi các chủng cúm A (A/H1N1; A/H5N1; A/H7N6) bùng phát tại các nước lân cận đang sẵn sàng tấn công vào Việt Nam. Tiêm vắc xin cúm mùa hiện nay là biện pháp an toàn, hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm. Hiện tại, hệ thống tiêm chủng VNVC trên khắp cả nước đón nhận hàng nghìn gia đình đến tiêm vắc xin cúm mỗi ngày. Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng đang rất nỗ lực để cung ứng đủ vắc xin phòng cúm phục vụ người dân, đây đều là những loại vắc xin được nhập khẩu từ nhiều đơn vị sản xuất vắc xin lớn và uy tín hàng đầu thế giới, vắc xin được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn GSP (luôn được giữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn 2-8 độ C), đảm bảo an toàn, hiệu quả phòng bệnh khi sử dụng”.
Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ 4 loại vắc xin phòng cúm có hiệu quả bảo vệ cao với số lượng lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng cúm của Khách hàng, bao gồm: Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Cụ thể:
Đối với vắc xin Vaxigrip, lịch tiêm cụ thể như sau:
Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
Đối với vắc xin GC Flu, lịch tiêm cụ thể như sau:
Trẻ từ 36 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
Đối với vắc xin Ivacflu (Việt Nam), lịch tiêm cụ thể như sau:
Người lớn từ 18 đến 60 tuổi:
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin cúm, khách hàng có thể đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem Thêm