Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, dễ bùng phát thành dịch Bệnh tả có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong trong vài giờ, ngay cả những người khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh lý.
Theo Bệnh tả hay thổ tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh sau 12 giờ đến 5 ngày kể từ khi sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn
Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu đến 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh tả trong đó khoảng 21.000 đến 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên toàn thế giới
Vùng châu thổ sông Hằng ở Ấn Độ được xem là nơi khởi phát và ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc bệnh tả. Trong thế kỷ 19, dịch tả lây lan với tốc độ khủng khiếp trên khắp thế giới, là 1 trong 7 đại dịch được ghi nhận đã giết chết hàng triệu người trên khắp các châu lục.
Nguy cơ dịch bệnh tả bùng phát cao nhất là khi người dân phải sống trong cảnh nghèo đói, chiến tranh hoặc thiên tai với điều kiện đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, bệnh tả vẫn được ghi nhận là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở nhiều nước trên thế giới.
Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp bệnh được ghi nhận. Từ năm 1910-1938, số bệnh nhân mắc tả hàng năm dao động từ 5.000 – 30.000 người. Bệnh tả El Tor lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người đã tử vong. Ngày nay, ở Việt Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch lưu hành. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được ghi nhận.
Bệnh tả vẫn được xem là một mối hiểm họa, nhất là với những người dân vùng cao, vùng bị ô nhiễm, đặc biệt là dân cư sống ở vùng thường xuyên có bão lũ tấn công. Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật.
Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau thiên tai, các bệnh về đường ruột, đặc biệt là bệnh tả thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ tạo thành dịch nguy hiểm.
Tác nhân gây bệnh là Vi khuẩn Vibrio cholerae. Tuy nhiên, những tác động chết người của căn bệnh này là kết quả của một loại độc tố mạnh có tên CTX mà vi khuẩn tạo ra trong ruột non. CTX liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này khiến cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chất lỏng cùng các chất điện giải.
Bệnh tả lây theo đường tiêu hoá, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hoá của người lành từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt ở một số thực phẩm như hải sản, rong biển… Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày.
Khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố trong ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng. Không có khả năng bạn sẽ mắc bệnh tả chỉ từ việc tiếp xúc thông thường với người bị nhiễm bệnh.
Bệnh ta có thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày. Bệnh lây mạnh nhất ở thời kỳ toàn phát của bệnh. Thời gian thải phẩy khuẩn tả thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7- 14 ngày. Số lượng phẩy khuẩn tả trong phân người lành mang khuẩn thấp hơn nhiều so với ở người mắc bệnh. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3% đến 5% bệnh nhân các thể có khả năng mang vi khuẩn kéo dài một vài tháng, đôi khi kéo dài hàng năm nếu không được điều trị đúng.
Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn…
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:
Các triệu chứng nhiễm bệnh tả có thể bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước dịch tả bao gồm khó chịu, lờ đờ, mắt trũng, khô miệng, khát nước, da khô và co rút, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, huyết áp thấp và nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).
Mất nước có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhanh các khoáng chất trong máu (chất điện giải) duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều này được gọi là mất cân bằng điện giải.
Mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng như:
Nhìn chung, trẻ em mắc bệnh tả có những dấu hiệu và triệu chứng giống người lớn, nhưng đặc biệt dễ bị hạ đường huyết do mất nước, có thể gây ra:
Các giai đoạn phát triển của bệnh tả gồm 3 thời kỳ: khởi phát, toàn phát và hồi phục
Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện bằng sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
Thời kỳ toàn phát:
Thời kỳ hồi phục: Bệnh diễn biến từ 1-3 ngày nếu bù đủ nước
Để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thu thập các loại bệnh phẩm là phân, chất nôn, thực phẩm, nước…
Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:
Bệnh tả từng là “cái chết đen” gây tử vong cho hàng chục triệu người trên thế giới. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, việc mất một lượng lớn chất lỏng và chất điện giải trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong trong vòng hai đến ba giờ. Ngay cả trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, những người không được điều trị vẫn có nguy cơ chết do mất nước và sốc sau vài ngày kể từ các triệu chứng bệnh tả xuất hiện.
Mặc dù sốc và mất nước nghiêm trọng là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, các vấn đề khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như:
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Nếu lượng nước mất trên 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy, đối với người bệnh bị tiêu chảy, điều quan trọng và cần làm ngay là bù nước và các chất điện giải. ORS (oresol) là loại thuốc dùng để bù nước điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa”.
Bác sĩ Bạch Thị Chính giải thích thêm: Khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của bệnh tả, việc đầu tiên là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tả là bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh, gây sa sút sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh tả và tiêu chảy cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín); bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
“Người dân nên tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Để được bảo vệ chống lại bệnh tả tốt nhất, người dân nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin theo lịch của Bộ y tế. Ngoài ra những người có ý định đi du lịch đến những nơi có thể phơi nhiễm với bệnh tả nên tiêm vắc xin tả đầy đủ trước khi thực hiện hành trình”. Bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ thêm.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao hay vùng thường xuyên gặp, thiên tai bão lũ. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả.
Ở nước ta hiện nay, vắc xin tả được sử dụng là vắc xin mORCVAX. Đây là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 (gồm týp sinh học cổ điển và EI Tor) và chủng vi khuẩn tả 0139, được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).
“Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC là trung tâm tiêm chủng lớn nhất cả nước đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin phòng bệnh tả mORCVAX. Tất cả các loại vắc xin đều được bảo quản bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống kho lạnh trung tâm hiện đại với 3 nguồn điện cấp liên tục, đảm bảo nhiệt độ vắc xin luôn ở 2-8 độ C”, bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ.
Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng...
Xem ThêmTiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmTiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng đến phổi,...
Xem ThêmTiêm vacxin 5 trong 1 luôn là vấn đề “nóng” làm “đau đầu” các bà mẹ có con nhỏ. Vì sao phải tiêm vacxin 5 trong 1?...
Xem ThêmTrước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi từng là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm